Theo phóng viên báo Minh Huệ ở tỉnh Cát Lâm, Trung Quốc

Tên: Tôn Tú Hà (孙秀霞)

Giới tính: nữ

Tuổi: 51

Địa chỉ: quận Nhị Đạo, thành phố Trường Xuân, tỉnh Cát Lâm

Nghề nghiệp: chưa rõ

Ngày mất: ngày 30 tháng 04 năm 2012

Ngày bị bắt gần nhất: ngày 29 tháng 09 năm 2009

Nơi bị giam gần nhất: Nhà tù nữ Hắc Chủy Tử (黑嘴子女子监狱)

Thành phố: Trường Xuân

Tỉnh: Cát Lâm

Hình thức bức hại: cấm ngủ, kết án phi pháp, bỏ tù, biệt giam, nhà bị lục soát, thẩm vấn, giam giữ

[MINH HUỆ 05-05-2012] Học viên Pháp Luân Công, bà Tôn Tú Hà, đã qua đời vào ngày 30 tháng 04 năm 2012, sau khi bị ngược đãi ở Nhà tù nữ Hắc Chủy Tử (cũng gọi là Nhà tù nữ tỉnh Cát Lâm). Bà được khiêng bằng cáng đến Bệnh viện hữu nghị Nhật Bản-Sino, để “cấp cứu” cùng ngày hôm đó. Vì cự tuyệt từ bỏ niềm tin của mình và phản đối “chuyển hóa”, bà Tôn đã nhiều lần bị nhốt trong phòng biệt giam trong lúc ở tù.

Bà Tôn Tú Hà và gia đình

Bà Tôn và chồng bà, ông Vương Chí Hoành, đều là những người tốt, và cả hai đều được mọi người ở nơi ở và chỗ làm kính trọng. Bất cứ khi nào xảy ra thiên tai, họ đều quyên góp tiền và vật dụng đến Hội chữ thập đỏ tỉnh Cát Lâm. Họ làm việc chăm chỉ ở chỗ làm và luôn tuân theo các điều lệ. Họ cố gắng tuân theo các tiêu chuẩn của Chân – Thiện – Nhẫn. Họ không vi phạm bất cứ điều luật nào hay làm hại người khác, vậy mà họ lại bị bức hại vì tập Pháp Luân Công. Trước đây, bà Tôn nhiều lần đã bị giam ở nhiều trại lao động cưỡng bức.

Tối ngày 29 tháng 09 năm 2009, nhiều viên chức Phòng 610 quận Nhị Đạo và người ở Phòng công an quận Nhị Đạo và Đồn công an Kim Tiễn đã xông vào nhà bà Tôn mà không xuất trình giấy tờ hay biên bản pháp lý nào. Họ bắt giữ phi pháp bà Tôn và chồng bà, rồi lấy đi nhiều máy tính cá nhân, một TV, và nhiều tài sản khác. Ông Vương bị giam tại Trại giam số 3 Song Dương ở Trường Xuân, và bà Tôn bị giam tại Bệnh viện công an Thiết Bắc.

Con trai và con gái bà Tôn đã đến Phòng công an quận Nhị Đạo nhiều lần để yêu cầu trả tự do cho cha mẹ họ nhưng đều bị đuổi đi mà không có lời bào chữa. Viện kiểm sát quận Nhị Đạo đã gửi hồ sơ của ông Vương và bà Tôn lên Tòa án quận Nhị Đạo hai lần, nhưng cả hai hồ sơ đều bị trả về vì thiếu chứng cứ. Ngay cả khi tòa án không tìm thấy chứng cứ phạm tội, Phòng 610 tỉnh Cát Lâm vẫn từ chối thả ông Vương và bà Tôn. Phòng 610 cũng ngăn cản các luật sư đến gặp ông Vương và bà Tôn.

Ngày 14 tháng 09 năm 2010, con trai bà Tôn cùng hai luật sư đã đến Tòa án quận Nhị Đạo và yêu cầu được xem hồ sơ của cha mẹ anh. Thẩm phán Diêm Hồng Nghĩa đã từ chối không cho họ xem hồ sơ, lấy lý do rằng luật sư bị cấm tham gia các vụ việc ở ngoài nơi cư trú của họ. Ngày hôm sau, con trai bà Tôn và các luật sư đã đến Trại giam số 3 Song Dương ở Trường Xuân và yêu cầu được gặp ông Vương, nhưng trưởng trại giam đã nói với họ, “Thẩm phán Diêm Hồng Nghĩa ở Tòa án quận Nhị Đạo đã gọi cho chúng tôi và nói chúng tôi không cho phép các ông đến thăm.”

Tòa án quận Nhị Đạo đã đưa ông Vương và bà Tôn ra xét xử vào ngày 21 tháng 10 năm 2010, mà không thông báo cho gia đình hay luật sư của họ. Không có bất cứ chứng cứ hợp pháp nào, bà Tôn bị kết án 10 năm tù, và ông Vương bị kết án 3 năm tù. Sau đó bà Tôn bị đưa đến Nhà tù Hắc Chủy Tử.

Con trai bà Tôn đã đến nhà tù vào ngày 05 tháng 01 năm 2011 để thăm mẹ, người đã bị giam gần một năm rưỡi mà không được thăm viếng. Bà Tôn nói với con rằng có một lần, nhiều tù nhân được lính canh kích động, đã không cho bà ngủ trong 24 tiếng và bắt bà đứng nghiêm úp mặt vào tường. Hai bàn chân của bà bắt đầu bị sưng tấy, cũng như toàn bộ thân thể bà. Con trai bà Tôn đã kháng cáo lên Phòng chính trị nhà tù và Viện kiểm sát, nhưng anh không nhận được bất kỳ hồi âm nào.

Bài viết liên quan: Một lá thư ngỏ phơi bày việc cha mẹ tôi bị bức hại bởi những người thi hành luật pháp thuộc chính quyền (https://en.minghui.org/html/articles/2010/11/15/121434.html  )


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2012/5/5/孙秀霞被吉林女子监狱迫害致死-256712.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2012/5/8/133144.html

Đăng ngày: 12-6– 2012. Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share