[MINH HUỆ 09-07-2012] Vào ngày 27 tháng 06 năm 2012, Hội đồng tỉnh Florence, Ý nhất trí thông qua Nghị quyết về việc bảo vệ tự do tôn giáo ở Trung Quốc. Họ kêu gọi chấm dứt cuộc đàn áp Pháp Luân Công, và một cuộc điều tra về các báo cáo đáng lo ngại của việc mổ cướp nội tạng từ các học viên Pháp Luân Công còn sống. Nghị quyết đã được soạn thảo bởi ông Massimo Lensi, thành viên  Đảng Tự do của Nhân dân.

Hội đồng cấp tỉnh của Florence, Ý nhất trí thông qua nghị quyết kêu gọi chấm dứt cuộc đàn áp Pháp Luân Công

Nghị quyết kêu gọi Chính phủ Ý, đặc biệt là Bộ trưởng Bộ Ngoại giao, gửi công hàm cho các cơ quan đại diện ngoại giao của Đảng Cộng sản Trung Quốc rằng họ nên giải thích cho các tổ chức quốc tế về các cáo buộc đáng lo ngại – đặc biệt về việc mổ cướp nội tạng từ các học viên Pháp Luân Công còn sống và ngay lập tức chấm dứt việc đàn áp, đe dọa, giam giữ, và tra tấn các học viên Pháp Luân Công và tất cả các tín hữu tôn giáo khác. Nghị quyết cũng yêu cầu Chủ tịch tỉnh gặp gỡ với đại diện của các học viên Pháp Luân Công, để bày tỏ sự đồng cảm của Hội đồng cấp tỉnh và hỗ trợ cho các học viên Pháp Luân Công, và cung cấp một địa điểm thích hợp để tổ chức một triển lãm nghệ thuật quốc tế Chân-Thiện-Nhẫn.

Ngày 23 tháng 5 năm 2012, Ủy ban Thượng viện Séc về Giáo dục, Khoa học, Văn hóa, Nhân quyền, và Kiến nghị đã thảo luận một đề xuất về việc chấm dứt cuộc đàn áp Pháp Luân Công ở Trung Quốc. Các thành viên hiện nay đã đồng thuận về việc kêu gọi việc chấm dứt cuộc bức hại, và thông qua một nghị quyết.

Chủ tịch Ủy ban, Tiến sĩ Jaromír Jermář đọc nghị quyết tại cuộc họp.

Nghị quyết yêu cầu Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) dỡ bỏ lệnh cấm Pháp Luân Công, giải thể Phòng 610, chấm dứt cuộc đàn áp Pháp Luân Công, và phóng thích các học viên bị giam giữ và các tù nhân lương tâm.

Theo điểm thứ năm của nghị quyết, chính phủ và Tổng thống Cộng hòa Séc sẽ được kêu gọi tổ chức hội đàm với ĐCSTQ về vấn đề chấm dứt cuộc đàn áp Pháp Luân Công.

Bước tiếp theo, Uỷ ban Nhân quyền sẽ thảo luận về các đề nghị với Bộ Ngoại giao, Quốc phòng và Ủy ban An ninh trong Quốc hội Séc. Nghị quyết sẽ được trình bày cho người đứng đầu của Thượng viện Séc, Thủ tướng Chính phủ, Tổng thống Cộng hòa Séc, và Đại sứ Trung Quốc ở Cộng hòa Séc.

Hỗ trợ từ người dân Trung Quốc

Ông Vương Tiểu Đông một học viên 42 tuổi, tốt nghiệp đại học và là một giáo viên. Ông đã bị bắt bởi cảnh sát từ Phòng an ninh quốc gia của Sở Công an thành phố Botou vào cuối tháng 02 năm 2012. Việc bắt giữ ông đã gây nên sự phẫn nộ cho toàn bộ ngôi làng. Ba trăm gia đình trong làng của ông đã ký một bản kiến ​​nghị và gửi đơn kháng cáo với dấu tay điểm chỉ, yêu cầu Viện kiểm sát thả ông. Điều này đã gây sốc cho các quan chức cấp cao trong Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ).

Lá thư khiếu nại với 300 dấu tay điểm chỉ, yêu cầu Viện kiểm sát phóng thích Ông Wang Xiaodong.

Ngày 29 tháng 5, 562 công dân làng hạt Tanghai, tỉnh Hà Bắc nộp đơn khiếu nại có điểm chỉ dấu vân  tay, yêu cầu thả học viên Pháp Luân Công Zheng Xiangxin. Gần đây, ông của cô Tần ở Hắc Long Giang đã cố gắng để mang những kẻ giết người ra trước công lý, những người tra tấn đến chết cha cô, ông Tần Nguyệt Minh, một học viên Pháp Luân Công, trong tù. Hơn 15.000 người dân địa phương trong tỉnh Hắc Long Giang đã ký đơn bày tỏ sự ủng hộ của mình.

Lá thư khiếu nại với 562 dấu vân tay, yêu cầu Viện kiểm sát thả ông Zheng Xiangxing.

Hơn 15.000 người đã ký vào bản kiến ​​nghị của cô Tần.

Năm 2011, 2.800 người dân từ Changli County, tỉnh Hà Bắc đã hỗ trợ ông Zhou Xiangyang, một học viên Pháp Luân Công địa phương, kiện chính quyền địa phương vì đã  tra tấn ông. Sau khi vợ của ông Zhou, bà Li Shanshan bị chính phủ bắt giam, 500 người đã ký vào bản kiến ​​nghị, yêu cầu thả bà.

Ủng hộ  từ cộng đồng quốc tế

Ngày 24 tháng 07 năm 2002, với một cuộc bỏ phiếu trên diện rộng 420-0, Quốc hội Mỹ hoàn toàn nhất trí thông qua Nghị quyết 188, một nghị quyết  toàn diện đề cập đến phạm vi và quy mô của cuộc đàn áp ở Trung Quốc, cũng như các hoạt động bất hợp pháp được thực hiện bởi các đại diện của chế độ Trung Quốc tại Hoa Kỳ khi họ cố gắng bức hại Pháp Luân Công ở Mỹ. Nghị quyết cũng nhắc lại bản chất hoà bình của Pháp Luân Công. Ngày 24 tháng 10 năm 2002, Quốc hội Canada cũng đã thông qua một nghị quyết tương tự ủng hộ Pháp Luân Công. Vào ngày 04 tháng 10 năm 2004, Quốc hội Hoa Kỳ và Thượng viện đã thông qua Nghị quyết 204, yêu cầu ĐCSTQ chấm dứt cuộc đàn áp Pháp Luân Công, và phóng thích toàn bộ các học viên Pháp Luân Công đang bị bỏ tù. Ngày 20 tháng 06 năm 2005, Thượng viện Úc đã thông qua Nghị quyết 170, tuyên bố rằng công dân Úc có quyền tự do tập Pháp Luân Công, và chính phủ Úc sẽ bảo vệ họ khỏi bị sách nhiễu.

Ngày 31 tháng 01 năm 2006, Hội Đồng Giám Sát San Francisco đã thông qua một nghị quyết lên án cuộc đàn áp Pháp Luân Công.“Ngày 07 tháng 09 năm 2006, Nghị viện châu Âu nhất trí thông qua một nghị quyết về một báo cáo của quan hệ EU-Trung Quốc, kêu gọi chính quyền Trung Quốc phóng thích các học viên Pháp Luân Công. Nghị quyết nói rằng Quốc hội Châu Âu “mạnh mẽ lên án việc bắt giam và tra tấn các học viên Pháp Luân Công trong các nhà tù, cải tạo thông qua các trại lao động, bệnh viện tâm thần và các trường học giáo dục pháp luật; quan ngại trước báo cáo rằng nội tạng của các học viên Pháp Luân Công bị giam giữ đã bị lấy và bán cho các bệnh viện, thúc giục Chính phủ Trung Quốc chấm dứt việc giam giữ và tra tấn các học viên Pháp Luân Công và phóng thích họ ngay lập tức.” Ngày 24 tháng 6 năm 2008, Thượng viện Úc đã thông qua Nghị quyết số 127, kêu gọi chế độ Cộng sản Trung Quốc dừng các cuộc đàn áp học viên Pháp Luân Công. Nghị quyết được nhất trí thông qua bởi tất cả các đảng.

Trong một bức thư lưỡng đảng được gửi đến Tổng thống Mỹ Barack Obama vào ngày 08 tháng 07 năm 2009, 61 thành viên của Quốc hội Mỹ lưu ý rằng chiến dịch chống lại Pháp Luân Công tại Trung Quốc có biểu hiện của “một trong các cuộc đàn áp bất công và tàn bạo nhất của thời đại chúng ta.” Bức thư kêu gọi Tổng thống Obama “tuyên bố rõ ràng và cụ thể” ủng hộ các học viên Pháp Luân Công ở Trung Quốc. Ngày 29 tháng 07 năm 2009, Hội đồng thành phố Chicago, thành phố lớn thứ ba tại Hoa Kỳ, đã thông qua một nghị quyết. Nghị quyết nêu rõ:“Hoa Kỳ cần phải lên án cuộc đàn áp Pháp Luân Công đang diễn ra, và phải nỗ lực chấm dứt ngay lập tức cuộc đàn áp Pháp Luân Công ở Trung Quốc.” ” Là một con người, trách nhiệm của chúng ta là nâng cao nhận thức cần thiết trong việc ngăn chặn tội ác khủng khiếp đối với đồng loại của chúng ta bằng bất cứ giá nào.”

Nghị quyết từ Mỹ, Canada, Châu Âu và Úc đã cho thấy sự thật của cuộc bức hại đã được lan truyền trên khắp thế giới, và xã hội quốc tế đã lựa chọn ủng hộ Pháp Luân Công.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2012/7/9/法轮功反迫害十三年-中西各界声援(图)-260009.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2012/7/14/134426.html

Đăng ngày 28-7-2012. Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share