Bài của Ying Xin
[MINH HUỆ 12-07-2012]“Trong những ngày lạnh nhất của mùa đông, các quản giáo lột quần áo tôi ở ngoài trời và đổ nước lạnh lên đầu tôi trong khoảng gần một giờ. Họ đổ nước lạnh một cách từ từ, hết nồi này đến nồi khác. Tôi không còn cảm nhận được nhiệt độ cơ thể bình thường của tôi nữa cho đến sáng ngày hôm sau, và tôi bị sốt cao trong hơn 10 ngày. Tôi bị chóng mặt, ho ra máu, và cảm thấy đau đớn khổ sở trong lồng ngực. Tôi phải chịu bị sốc điện, cấm ngủ, và cưỡng bức lao động,” ông Lizhi, một người dân của Toronto, đã phát biểu sau cuộc họp báo tại Nghị viện Canada vào ngày 11 tháng 07 năm 2012. Ông thuật lại câu chuyện của ông bị tra tấn ở Trung Quốc vì tập Pháp Luân Công.
Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Canada Ông John Baird sẽ thăm Trung Quốc vào ngày 20 tháng 07. Phật học hội Pháp Luân Đại Pháp của Canada đã tổ chức một cuộc họp báo hôm thứ tư tại Quốc hội, và kêu gọi các Bộ trưởng thúc giục các nhà lãnh đạo Trung Quốc chấm dứt cuộc đàn áp Pháp Luân Công và phóng thích tám học viên, bao gồm cả He Lizhong, là người thân của công dân Canada hoặc công dân và những người đang bị cầm tù vì niềm tin của họ. Thời hạn tù dài nhất của tám học viên Pháp Luân Công này là bảy năm.
Ông Lizhi He là một kỹ sư cấp cao ở Trung Quốc đã giành được hơn mười giải thưởng ở các cấp quốc gia hoặc Bộ. Ông bị giam giữ ba năm rưỡi vì niềm tin của ông vào Pháp Luân Đại Pháp và Chân – Thiện – Nhẫn. Ông đã được giải cứu và đưa đến Canada vào ngày 22 tháng 05 năm 2004 và đoàn tụ với vợ. Ông cho biết tại buổi họp báo, “Người anh của tôi He Lizhong cũng là một học viên Pháp Luân Công. Vì nói lên sự thật với người khác về cuộc bức hại, ông đã bị bắt và bị kết án ba năm tù vào tháng 03 năm 2010. Ông hiện đang bị giam cầm tại Jiuquan, tỉnh Cam Túc.”
Ông Lizhi đã cố gắng gọi cho mẹ của mình ở Trung Quốc nhiều lần để tìm hiểu về hoàn cảnh của anh trai ông. Nhưng ông nhận được một tin nhắn bằng giọng nói, “Số điện thoại bạn gọi không tồn tại.” Mười tám tháng sau đó, cuối cùng ông đã liên lạc được với mẹ của mình. Nhưng mẹ ông cũng không biết bất cứ tin gì về Lizhong.
Từ kinh nghiệm của bản thân khi bị tra tấn trong tù, ông biết những gì anh trai của ông sẽ phải chịu đựng. Cuối tháng 12, Ông Lizhi được biết từ trang web Minh Huệ rằng anh trai của ông đã bị bỏ tù và tra tấn tại Nhà tù Jiuquan. Nhưng các thành viên trong gia đình của ông tại Trung Quốc không biết gì.
Những câu chuyện về ông Lizhi và anh trai của ông chỉ là một phần nhỏ trong hàng trăm ngàn học viên Pháp Luân Công ở Trung Quốc. Thật trùng hợp, ngày Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Canada thăm Trung Quốc trong năm nay, 20 tháng 07, là ngày kỷ niệm lần thứ 13 việc bắt đầu cuộc đàn áp Pháp Luân Công. Người phát ngôn Ông Limin Zhou nói, “Chúng tôi tin rằng tiếng nói của Bộ trưởng sẽ nhắc nhở chính quyền Trung Quốc rằng thế giới đang chú ý đến những gì đang xảy ra ở Trung Quốc. Chúng tôi nghĩ rằng tiếng nói của ông cũng sẽ rất hữu ích trong việc ngăn chặn cuộc đàn áp Pháp Luân Công tại Trung Quốc.”
Ông Limin cho biết kể từ 20 tháng 07 năm 1999, hầu hết các tổ chức quốc tế lớn về nhân quyền đã báo cáo về cuộc bức hại Pháp Luân Công của ĐCSTQ.
Cựu Bộ trưởng Ngoại giao David Kilgour cũng tham dự cuộc họp báo. Ông và ông David Matas đã phát hành báo cáo điều tra của họ trong năm 2006 và 2007 về việc mổ cướp tạng của ĐCSTQ từ các học viên Pháp Luân Công còn sống. “Báo cáo viên đặc biệt về Vấn đề Tra tấn và Giam giữ của Liên hiệp quốc, ông Manfred Nowak, và báo cáo viên đặc biệt về Tự do tôn giáo hoặc tín ngưỡng đã đặt câu hỏi về việc mổ cướp tạng của ĐCSTQ”. Ông Nowak đã kết luận rằng hàng loạt các bằng chứng được cung cấp bởi ông Kilgour và ông Matas tháng 03 năm 2007 đã cung cấp một dẫn chứng và phác thảo ra những hình ảnh đáng lo ngại. Vào cuối năm 2008, Uỷ ban Chống tra tấn của Liên Hợp Quốc bày tỏ quan ngại và kêu gọi điều tra thêm.
Ông David Kilgour phát biểu tại cuộc họp báo và nói rằng tiếng nói của ông John Baird và các quan chức dân cử khác là quan trọng để kêu gọi chấm dứt cuộc đàn áp Pháp Luân Công. Học viên Pháp Luân Công Lizhi He đứng phía sau (bên trái).
Ông Kilgour nói trong buổi họp báo rằng các bác sĩ cấy ghép là những người tốt nhất để chấp nhận những thách thức của mổ cắp nội tạng như vậy. Ông đã đưa ra một ví dụ rằng trong năm 2006, trong Đại hội Quốc tế về nội tạng cấy ghép, bác sĩ Torsten Trey hỏi một bác sĩ cấy ghép Trung Quốc làm thế nào họ thu được số lượng lớn nội tạng cho việc cấy ghép. Bác sĩ trả lời, “Bạn sẽ biết nếu bạn hỏi các học viên Pháp Luân Công bên ngoài phòng hội nghị.” Bên ngoài địa điểm tổ chức hội nghị, các học viên Pháp Luân Công đã giương biểu ngữ, phát tờ rơi phơi bày tội ác tàn bạo giết người để lấy tạng của ĐCSTQ. Tiến sĩ Trey nghĩ rằng các bác sĩ Trung Quốc muốn ám chỉ rằng các nội tạng đó là từ các học viên Pháp Luân Công.
Ông Kilgour nói rằng Bộ Ngoại giao Mỹ đã thừa nhận sự tồn tại của việc mổ cướp tạng sống từ các học viên Pháp Luân Công trong báo cáo nhân quyền năm 2012, điều này đã được đưa tin bởi nhiều phương tiện truyền thông.
Tháng 06 năm 2011, một câu hỏi mới được bổ sung vào mẫu đơn xin thị thực DS-160, “Bạn đã từng trực tiếp tham gia vào việc cưỡng ép cấy ghép tạng người hoặc các mô của cơ thể chưa?” Một số người nghĩ rằng câu hỏi này chỉ ra rằng chính phủ Hoa Kỳ thừa nhận sự tồn tại của việc mổ cướp tạng sống và đang ra tay hành động.
______________________
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2012/7/12/酷刑受害者吁加拿大外长为停止迫害发声(图)-260111.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2012/7/14/134424.html
Đăng ngày 28-7-2012. Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.