Bài viết của Lý Hân Từ ở Luân Đôn

[MINH HUỆ 21 – 04 – 2012] Ngày 17 tháng 04 năm 2012, khi ông Lý Trường Xuân, Ủy viên ban thường trực Bộ chính trị của Đảng cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), đang ghé thăm nhà số 10 đường Downing, Anh quốc các học viên Pháp Luân Công đã tổ chức một cuộc kháng nghị nhằm vào người đã tuân theo chính sách diệt chủng trong cuộc bức hại tàn bạo các học viên Pháp Luân Công của Giang Trạch Dân này. Các học viên yêu cầu ĐCSTQ chấm dứt ngay cuộc bức hại Pháp Luân Công, thả toàn bộ các học viên bị giam giữ, và mang những kẻ thủ phạm – Giang Trạch Dân, La Cán, Lư Kinh, và Chu Vĩnh Khang – ra trước công lý. Các học viên cũng kêu gọi Thủ tướng Anh duy hộ công lý quốc tế, bày tỏ quan ngại về các vấn đề nhân quyền, giúp chấm dứt cuộc bức hại, và bắt đầu một cuộc điều tra toàn diện về tội ác mổ cướp tạng từ các học viên Pháp Luân Công đang còn sống của ĐCSTQ.

Trong chuyến thăm Anh quốc của ông Lý Trường Xuân, các học viên Pháp Luân Công đã giương biểu ngữ trên phố Downing để phản đối cuộc bức hại của ĐCSTQ.

Lý Trường Xuân tham gia tích cực vào cuộc bức hại Pháp Luân Công

Theo Tổ chức quốc tế Điều tra cuộc bức hại Pháp Luân Công, khi Lý Trường Xuân là Bí thư ĐCSTQ ở tỉnh Quảng Đông, ông ta đã tổ chức và tiến hành đàn áp tàn bạo các học viên Pháp Luân Công. Điều này bao gồm cả việc giam giữ hàng trăm học viên trong các trại lao động, tẩy não, tra tấn họ, và thậm chí giết hại họ. Theo sát chính sách diệt chủng của Giang Trạch Dân, Lý Trường Xuân đã có được sự tín nhiệm của người đứng đầu ĐCSTQ lúc bấy giờ là Giang Trạch Dân và được tiến cử làm ủy viên thường trực Bộ chính trị phụ trách về tuyên truyền.

Là ủy viên thường trực Bộ chính trị, Lý Trường Xuân giám sát toàn bộ các cơ quan tuyên truyền của ĐCSTQ và chủ trương tích cực tuyên truyền những lừa dối vu khống và phỉ báng Pháp Luân Công, lừa dối công chúng và kích động thù hận môn tập luyện này. Cơ quan truyền thông của ĐCSTQ sử dụng cả hình thức tuyên truyền chính thức và không chính thức và tất cả các công cụ quảng bá, gồm có truyền thanh, truyền hình, triển lãm,v.v. Và tất cả những hãng thông tấn này đóng một vai trò quan trọng trong cuộc bức hại các học viên Pháp Luân Công.

Ngày 02 tháng 07 năm 2004, khi Lý Trường Xuân đến thăm Pháp, các học viên Pháp Luân Công đến từ Pháp và Australia đã đệ một đơn khiếu nại lên tòa án Paris, buộc tội ông ta bức hại Pháp Luân Công. Ngày 27 tháng 12 năm 2010, khi ông ta đến thăm Ireland, các học viên ở Ireland và Australia đã đâm đơn kiện lên tòa án hình sự quận ở Dublin kiện Lý Trường Xuân về tội tổ chức và tiến hành tra tấn, giết hại, ngược đãi vô nhân đạo, và diệt chủng các học viên Pháp Luân Công trong thời gian ông ta làm Bí thư tỉnh Quảng Đông và là ủy viên thường trực Bộ chính trị.

Phản kháng trước nhà số 10 phố Downing

Ngày 17 tháng 04 năm 2012, khi Lý Trường Xuân đến thăm nhà số 10 phố Downing, các học viên Pháp Luân Công đã tổ chức một sự kiện trước văn phòng Thủ tướng phản đối sự có mặt của Lý Trường Xuân và yêu cầu ĐCSTQ chấm dứt ngay cuộc đàn áp Pháp Luân Công. Các học viên đã giương các biểu ngữ lớn ghi, “Pháp Luân Đại Pháp là tốt”, “Chấm dứt cuộc bức hại Pháp Luân Công”, “Mang Giang Trạch Dân, La Cán, Lưu Kinh, và Chu Vĩnh Khang ra trước công lý” và nói với khách qua đường về chân tướng rằng các học viên Pháp Luân Công đang bị bức hại tàn bạo ở Trung Quốc.

Cô Lý, một học viên Pháp Luân Công tham gia vào sự kiện này, đã chia sẻ kinh nghiệm của bản thân cô về việc cô bị bức hại tàn bạo như thế nào trong một trại lao động cưỡng bức ở Trung Quốc đại lục chỉ vì cô tập Pháp Luân Công. Cô Lý đến từ tỉnh Liêu Ninh. Đầu năm 2000, khi cô đến Bắc Kinh thỉnh nguyện cho quyền được tập Pháp Luân Công, cô đã bị giam giữ bất hợp pháp và bị ép lao động khổ sai trong ba năm tại một trại lao động cưỡng bức. Cô nói rằng nhiều học viên trên khắp cả nước đã đến Bắc Kinh để thỉnh nguyện cho Pháp Luân Công. Các trung tâm giam giữ và nhà tù ở Bắc Kinh có đông học viên đến mức công an phải đưa họ trở về quê của họ. Một lần cô bị gửi trả về, cô tính có hơn 100 xe buýt chở đầy các học viên đi ngang qua.

Sau khi bị trục xuất về Liêu Ninh, hơn 100 học viên bị đẩy vào một xe buýt lớn về thành phố Thẩm Dương và sau đó bị chuyển đến các trung tâm giam giữ và trại lao động cưỡng bức. Cô Lý và 15 học viên khác ban đầu bị đưa đến Trung tâm giam giữ số 04 ở Thẩm Dương, nơi họ được cho biết là họ sẽ được thử máu. Mỗi học viên bị bắt lấy máu hai lần. Sau đó, năm hoặc sáu học viên bị đưa đi, bề ngoài thì là đưa tới một “bệnh viện để kiểm tra và giám sát”. Lo lắng cho sự an toàn của họ, cô Lý và các học viên khác bắt đầu tuyệt thực để yêu cầu những người có trách nhiệm mang họ trở lại. Cuộc tuyệt thực kéo dài ba ngày. Sau đó năm hoặc sáu học viên đó cuối cùng đã được trở lại trung tâm giam giữ. Họ nói rằng họ đã bị đưa đến một nơi ở dưới lòng đất và bị nhốt vào với những người bị án tử hình. Cô Lý nói, “Khi tội ác mổ cướp tạng từ các học viên Pháp Luân Công đang còn sống của ĐCSTQ được báo cáo ở hải ngoại, tôi thực sự kinh hãi khi nhớ lại trải nghiệm này”.

Sau đó, họ bị đưa đến trại lao động cưỡng bức Long Sơn. Cai ngục ở đó đã gây áp lực cho các học viên để họ từ bỏ niềm tin bằng việc không cho họ ngủ. Các học viên thường không được phép ngủ trong vài ngày. Bốn hoặc năm người giám sát một học viên mà phải ngồi trên một cái ghế đẩu nhỏ. Cô không được phép cử động hay ngủ. Ngay khi mắt của học viên khép lại, họ sẽ la mắng cô, véo cô, chọc một cây kim vào cô, rồi đánh và chửi rủa cô. Họ muốn hủy hoại ý chí của các học viên. Cô Lý nói rằng cô bị tra tấn như vậy trong tám ngày. Cuối cùng, cô bị chuyển tới trại lao động cưỡng bức Mã Tam Gia.

Trong trại lao động Mã Tam Gia, cô bị tra tấn hơn một tháng, cho đến khi cô quá yếu để tự chăm sóc bản thân. Cô nói, “Bốn hoặc năm người đã bức thực tôi. Họ giữ ống thức ăn trong mũi tôi. Họ nói, ‘Khi nào cô nói rằng cô từ bỏ môn này, chúng tôi sẽ lôi nó ra’”. Trong hơn một tháng, cô Lý đã bị tra tấn cho đến khi cô không thể tự chăm sóc cho mình. Vì cô rất yếu, cô đã bị chuyển sang một trung tâm giam giữ địa phương. Khi thấy tình trạng của cô nguy kịch, trung tâm giam giữ địa phương không muốn chịu trách nhiệm đối với cô và đã gọi cho gia đình cô đến mang cô về nhà chữa trị. Vì vậy, cô Lý đã trở về nhà. Sau đó, để tránh bức hại, cô phải chuyển đi.

Cô Lý nói rằng trải nghiệm của cô chỉ là một phần nhỏ trong cuộc bức hại tàn bạo này. Vô số học viên Pháp Luân Công ở Trung Quốc đang bị giam giữ, tra tấn vô nhân đạo, và thậm chí còn bị mổ cướp tạng trái với ý muốn của họ. Có câu rằng “Thiện hữu thiện báo, ác giả ác báo”. Những kẻ  phạm tội sẽ bị đưa ra trước công lý.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2012/4/21/李长春访英-英国法轮功学员抗议中共迫害(图)-255966.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2012/4/24/132870.html

Đăng ngày 30-04-2012; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share