Bài viết của phóng viên Minh Huệ ở Đài Loan
[MINH HUỆ 14-02-2025] Ngày 4 tháng 1 năm 1995, Chuyển Pháp Luân (cuốn sách chính của Pháp Luân Đại Pháp) của Sư phụ Lý Hồng Chí, Nhà sáng lập Pháp Luân Đại Pháp, đã chính thức được giới thiệu trong lễ phát hành sách tại Bắc Kinh. Sau ba mươi năm phát hành, cuốn sách đã được dịch ra 50 ngôn ngữ, đã dẫn dắt hàng triệu người trên thế giới cải thiện sức khoẻ cả về thể chất lẫn tinh thần, hồi thăng các giá trị đạo đức và bước đi trên con đường phản bổn quy chân. Bác sỹ gây mê Giang Mẫn Nhàn, từng công tác tại một bệnh viện giảng dạy lớn nổi tiếng ở Đài Loan, là một trong số những người được thụ ích như vậy.
Bác sỹ gây mê Giang Mẫn Nhàn nói rằng cuốn sách “Chuyển Pháp Luân” đã mở ra một chương mới trong cuộc đời của cô.
Biết đến Pháp Luân Đại Pháp và sách Chuyển Pháp Luân
Sinh ra trong một gia đình bác sỹ và từ nhỏ đã chịu ảnh hưởng bởi đức tin vào Phật giáo, Giang Mẫn Nhàn rất quan tâm đến kinh sách Phật giáo, những điển cố về Thần, Phật và các bậc thánh hiền. Cô ao ước sẽ đi theo con đường tu luyện, nhưng đã gác lại ước mơ của mình để thực hiện mong muốn của cha mẹ, tập trung vào học tập để trở thành bác sỹ. Tuy nhiên, sâu thẳm trong lòng, cô luôn mong muốn tìm thấy mục đích và ý nghĩa nhân sinh chân chính.
Năm thứ hai đại học, Mẫn Nhàn biết rằng bạn cùng lớp của cô tu luyện Pháp Luân Đại Pháp (còn gọi là Pháp Luân Công) nên đã hỏi cô bạn thông tin về Đại Pháp. Cô bạn cùng lớp đã cho cô mượn cuốn sách Chuyển Pháp Luânvà bảo cô hãy đọc hết cuốn sách ít nhất một lần mà không mang theo bất kỳ định kiến nào. Mẫn Nhàn thấy lời hướng dẫn này hơi kỳ lạ, nhưng cho đó là vì bạn của cô chỉ có duy nhất cuốn sách này và muốn lấy lại cuốn sách càng sớm càng tốt. Mẫn Nhà chia sẻ rằng, khi cô bắt đầu đọc, cô không thể buông cuốn sách xuống được.
Mẫn Nhàn đã dành trọn hai đêm để đọc sách Chuyển Pháp Luân và được tưởng thưởng bằng việc mọi thắc mắc của cô về cuộc sống đều được giải đáp. Cô nhớ lại lúc học ở trường cấp hai, giáo viên Trung văn thường kể cho lớp của Mẫn Nhàn nghe những điển cố về Phật, Thần và luân hồi. Người giáo viên này còn khuyến khích mọi người niệm kinh Phật. Khi Mẫn Nhàn có hiểu biết nhiều hơn về Phật giáo, cô vẫn còn rất nhiều nghi vấn. Đêm hôm đó, sau đọc đến phần “Pháp vô định Pháp” và “tầng khác nhau có Pháp của tầng khác nhau” trong Chuyển Pháp Luân, Mẫn Nhàn vô cùng sửng sốt và ấn tượng, cô nghĩ “Đây là lời giải thích tuyệt vời nhất mà mình biết”
“Giờ đây tôi đã hiểu tại sao dù đã học thuộc lòng và tụng niệm kinh Phật vô số lần, mà thể ngộ của bản thân vẫn không đề cao lên!”
Mẫn Nhàn đặt tâm huyết vào việc đọc sách Chuyển Pháp Luân. Kiến thức trong sách quá cao thâm đến mức cô nói: “Cuối cùng tôi đã đắc được Pháp rồi! Cuối cùng tôi đã tìm thấy một phương pháp tu luyện thực sự rồi! Cảm tạ Sư phụ đã dẫn dắt con đến với Pháp Luân Đại Pháp!”
Sau khi đọc bài giảng thứ hai trong sách Chuyển Pháp Luân: Vấn đề liên quan đến thiên mục, Mẫn Nhàn nhớ lại một số trải nghiệm thời thơ ấu. “Trước khi tôi vào tiểu học, cha mẹ không cho tôi xem ti-vi. Mỗi ngày sau khi tôi lên giường để đi ngủ, tôi thường nhắm mắt lại và trong đầu tôi hiện lên đủ những chương trình thú vị, hoạt hình và ca tử hý (một loại ca kịch của Đài Loan). Còn nhớ hồi bé, tôi luôn cảm thấy trên bầu trời có rất nhiều con mắt đang quan sát tôi và hết thảy mọi thứ trên thế gian.
“Đây thực sự là một cuốn sách vô cùng quý giá! Cuốn sách đã giải thích cặn kẽ những trải nghiệm mơ hồ thời thơ ấu của tôi và thậm chí giải khai những nghi vấn trước đây của tôi về tu luyện Phật giáo. Bất kỳ câu hỏi hay nghi hoặc mới nào tôi có sau khi đọc xong một mục trong sách Chuyển Pháp Luân đều được giải đáp trong mục kế tiếp”. Mẫn Nhàn tin rằng cô đã tìm thấy kho báu của cuộc đời. “Thậm chí lúc còn chưa đọc xong cuốn sách, tôi đã biết mình phải tu luyện Pháp Luân Đại Pháp”.
Trong lúc đọc sách Chuyển Pháp Luân, Mẫn Nhàn nhớ lại bài thơ bảy câu từ một cuốn tiểu thuyết viễn tưởng đời nhà Thanh, Kính hoa duyên. [Tạm dịch thoáng]: “Tôi đã vượt sóng mấy mùa thu và sống sót sau hành trình khắc nghiệt. Cuối cùng tôi đã đến đích, vì sao lại muốn ra khơi?” Mẫn Nhàn nhận ra: “Trong thế gian này, con người phải trải qua luân hồi trong nhiều năm và nhiều kiếp sống. Trong kiếp sống này, tôi may mắn gặp được Đại Pháp, đắc được thân người và thoát khỏi luân hồi thông qua giác ngộ. Cuối cùng tôi đã tìm thấy con đường của mình trong đời, sao lại còn có thể ra khơi?”
Lấy Pháp làm thầy, tu bỏ tâm tật đố
Trước khi bắt đầu tu luyện Đại Pháp, Mẫn Nhàn nghĩ cô là người thật thà và tốt bụng, có thể gánh chịu gian khổ. Cô bị bắt nạt, vì vậy chịu nhiều tổn thất trong cuộc đời. Ngược lại, cô cảm thấy những người xung quanh cô là những người tính toán và hung hăng, bắt nạt và lợi dụng người khác. Cô cảm thấy bất mãn và buồn bã.
Càng học Pháp, Mẫn Nhàn ngạc nhiên khi phát hiện cụm từ “bất bình” được nhắc đến bảy lần trong mục “Tâm tật đố” trong sách Chuyển Pháp Luân, và bất ngờ ngộ ra: “Đây chẳng phải là nói về trạng thái lúc này của tôi sao! Mỗi khi thấy cái mà tôi đáng được hưởng lại không được, thì tôi cho rằng đó bởi vì người khác khôn lỏi. Tôi luôn cho rằng chỉ mình tôi chịu thiệt mà lòng đầy bất mãn. Những cảm xúc này chắc chắn khởi nguồn từ tâm tật đố ẩn sâu trong tôi gây ra!”
Sau khi nhận ra khuyết điểm của mình, Mẫn Nhàn bắt đầu tìm kiếm những chấp trước ẩn sâu khác. “Trước đây, dù là vấn đề lớn hay nhỏ, chỉ cần cấp trên đối xử với tôi không được như mong đợi, mọi thứ không được chuẩn bị sẵn, thời gian không kịp, hoặc nếu ccấp dưới của tôi không đáp ứng tiêu chuẩn của tôi, tôi liền sẽ mất bình tĩnh. Tôi tức giận đến mức không ngủ được”. Để loại bỏ những chấp trước này, trước khi đi làm, Mẫn Nhàn thường nhắc nhở bản thân: “Mình phải dung nhẫn, bảo trì tâm thái từ bi, và không tức giận”.
Trong quá trình hướng nội, Mẫn Nhàn nhận ra: “Bởi vì tôi tự cho rằng bản thân giỏi hơn người khác, nên không thể chịu đựng được sự nghi ngờ của cấp trên hay sai sót nhỏ của người khác”. Sau khi tự suy xét lại bản thân và quy chính tâm tự cao tự đại của mình, cơn tức giận của Mẫn Nhàn đối với người khác đã tan biến.
Thêm vào đó, cô cũng phát hiện việc “đặt người khác lên trước” cũng rất quan trọng. Mẫn Nhàn nói rằng có một lần, khi một bạn học qua đời, cô đã hỗ trợ điều phối công việc. Nhưng khi phải xử lý nhiều việc với nhiều người tham gia, cô cảm thấy bản thân bị cảm xúc chi phối. “Tôi nghĩ một số người thích hiển thị, một số cẩn thận còn một số thì lười nhác. Tôi cảm thấy mình bị đối xử bất công. May mắn thay, vì tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, nên tôi đã nhanh chóng phát hiện và loại bỏ những cảm xúc này“.
“Sau khi loại bỏ tâm tật đố và tâm bất bình, tôi thấy mình có thể bình tĩnh lắng nghe những mối quan tâm của các bạn cùng lớp. Tôi biết suy nghĩ cho những khó khăn của người khác và hoàn thành trách nhiệm của mình. Khi tôi không bị cảm xúc dẫn động, tâm thái “đặt người khác lên trước” chính là trạng thái của người từ bi”.
Đồng hóa với Chân-Thiện-Nhẫn, trở thành một bác sỹ nhân hậu và người thầy tốt
Là bác sỹ gây mê tại một bệnh viện giảng dạy, Mẫn Nhàn luôn chiểu theo yêu cầu trong các bài giảng Pháp để thực tu tâm tính và cải thiện kỹ năng chuyên môn của mình. Cô nỗ lực triển hiện vẻ đẹp của Đại Pháp và làm gương cho cho sinh viên. “Trước khi kết thúc kỳ thực tập, các sinh viên thực tập y khoa đều lưu luyến không muốn rời đi. Một số gửi cho tôi những tấm thiệp viết tay và cho tôi điểm cao nhất trong phần đánh giá năng lực giảng dạy của giảng viên”.
Sau khi chiểu theo yêu cầu trong sách Chuyển Pháp Luân tu luyện tâm tính, Giang Mẫn Nhàn nổi tiếng là một bác sỹ nhân hậu và một giảng viên được ca ngợi.
Mẫn Nhàn được sinh viên vô cùng yêu mến và đã được nhận nhiều danh hiệu như “Bác sỹ giảng dạy xuất sắc”, “Bác sỹ giảng dạy tốt nhất”, và là một trong ba giảng viên hàng đầu của bệnh viện.
Một giáo sư kỳ cựu đã hỏi cô rằng: “Cô làm cách nào mà hay vậy? Tôi cũng muốn làm sinh viên của cô và trải nghiệm cảm giác được cô chỉ bảo xem như thế nào”. Mẫn Nhàn trả lời: “Bí quyết của tôi chính là ‘đặt người khác lên trước’”.
Mặc dù bệnh nhân thường gửi thư cảm ơn đội ngũ y bác sỹ sau khi được điều trị, nhưng hiếm có bệnh nhân nào cảm ơn bác sỹ gây mê, vì họ rất ít khi nói chuyện với nhau. Tuy nhiên, Mẫn Nhàn thì liên tục nhận được thư cảm ơn từ bệnh nhân. Một đồng nghiệp đã hỏi: “Chị đã chăm sóc đặc biệt cho bệnh nhân đó phải không?” Mẫn Nhàn nói: “Tôi đối xử với tất cả bệnh nhân đều như nhau!” Giám đốc bệnh viện hỏi: “Sao bệnh nhân thường viết thư cảm ơn cho chị vậy?”
Trước sự khẳng định và khen ngợi từ đồng nghiệp, Mẫn Nhàn nói với họ: “Không có bí mật nào cả đâu! Tôi chỉ tuân theo lời dạy của Pháp Luân Đại Pháp, sống và làm việc chiểu theo Chân-Thiện-Nhẫn, bảo trì tâm thái tường hòa, nghĩ cho bệnh nhân và luôn đặt họ lên trước bản thân mình!”
Bài chia sẻ lý tính giữa những người tu luyện thường chỉ phản ánh nhận thức của cá nhân trong trạng thái tu luyện tại thời điểm viết bài, thiện ý giao lưu trên tinh thần cùng nhau đề cao.
Bản quyền © 1999-2025 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2025/2/14/490682.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2025/2/19/225546.html
Đăng ngày 19-03-2025; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.