Bài viết của đệ tử Đại Pháp hải ngoại

[MINH HUỆ 09-02-2025] Cầm bút lên mà tôi thấy trĩu nặng. Chủ đề này nhiều năm qua vẫn muốn viết mà chưa dám viết. Ấy là, cuộc bức hại ở Đại lục là đương nhiên sao? Người từng bị bức hại tàn khốc là anh hùng sao?

Mọi người có thể tĩnh tâm lại mà nghĩ về ví dụ này: Trong đại chiến chính tà, hai bên giằng co, có mấy người luôn bị phía tà ác bắt đi, hành hạ, giam giữ, thả về, rồi lại bị bắt đi, cứ lặp đi lặp lại như vậy. Đây tuy là do nghiệp lực dẫn đến, nhưng nghiệp lực này từ đâu mà ra? Kiểu người này trong quân đội là niềm tự hào của quân đội, là anh hùng được tướng sỹ sùng bái sao? Hơn nữa, tu luyện chính Pháp còn có Pháp lý “phủ định cựu thế lực”, không làm được phủ định cựu thế lực từ căn bản mới thành ra như thế.

Mỗi ngày, mở Minh Huệ Net, đầu tiên đập ngay vào mắt tôi đều là tin tức đệ tử Đại Pháp các nơi ở Đại lục bị bức hại. Trong những năm qua, rất nhiều đệ tử Đại Pháp bị bức hại hết lần này đến lần khác, Pháp nạn đã diễn ra hơn 20 năm rồi, mà có đồng tu bị giam giữ phi pháp đến gần 20 năm. Đầu tiên, chúng ta kiên quyết không thừa nhận để cựu thế lực gia cường trường bức hại này, vì trường bức hại này từ xuất phát điểm, đến thủ đoạn, cho đến kết quả cuối cùng đều là tà ác, là phá hoại chính Pháp của Sư phụ, hủy đi đệ tử Đại Pháp, và phá hoại việc cứu người của đệ tử Đại Pháp. Nhưng xét từ một phương diện khác, trường bức hại này đã kéo dài lâu như thế, phạm vi động đến rộng như thế, thậm chí đã đến cuối cùng rồi, mà vẫn khuấy đảo được ra nhiều loạn tượng như vậy ở hải ngoại, thì mỗi một đệ tử Đại Pháp đều cần ngẫm lại bản thân thật sâu, xem xem có phải vì tu luyện của mình không theo kịp, mà dẫn đến Pháp nạn kéo dài 26 năm vẫn chưa kết thúc, ngược lại còn khởi lên con sóng mới chăng.

Từ các báo cáo của Minh Huệ Net, có thể thấy có học viên vì tâm sắc dục chưa trừ bỏ mà bị cựu thế lực nắm thóp, bị bức hại tàn khốc nhiều lần mà cái tâm ấy vẫn không bỏ được; có người vì nghiệp lực do diễn giảng loạn Pháp (thực chất là cầu danh, hiển thị bản thân) mà bị bức hại; có người không thể từ Pháp mà nhận thức ra mâu thuẫn giữa các đồng tu, rồi bị cựu thế lực nắm thóp; có người vì tâm oán hận với người nhà chưa bỏ được mà bị cựu thế lực tìm được cớ để bức hại; có người lại vì chấp trước tình thân không buông được mà bị cựu thế lực dùi vào sơ hở… đủ loại nguyên nhân, và còn nhiều nữa. Như thế, bức hại chiêu mời đến không chỉ tạo thành ma nạn cho bản thân, mà còn gây họa cho đồng tu, trở thành can nhiễu cho việc chứng thực Pháp và hình thế cứu người của cả một địa khu.

Có một số học viên sau khi bị bức hại, tĩnh tâm lại học Pháp, đã nhận thức được vấn đề của bản thân, quy chính xong, cũng không uổng lần kinh qua ma nạn. Nhưng đáng tiếc là, vẫn có rất nhiều học viên sau khi bị bức hại, đặc biệt là những người chấp trước vào cuộc sống người thường; hoặc người muốn thông qua quần thể người tu luyện để có được danh tiếng, mối quan hệ, lợi ích; người có tự ngã và tâm hiển thị cực kỳ mạnh, sau khi bị bức hại mà không tiếp thu bài học để sau này tu tốt, làm tốt, mà hoàn toàn lẫn lộn trong việc “phân biệt nội ngoại” (nội: đối chiếu với Pháp để tìm ra nguyên nhân vì sao bản thân chiêu mời bức hại, trừ bỏ những vật chất bất hảo; ngoại: phơi bày tà ác ra xã hội, vạch trần Trung Cộng), từ tư tưởng, ngôn hành không nhìn ra được là một đệ tử Đại Pháp đang mang sứ mệnh.

Thậm chí có người, có học viên chịu bức hại rất nhiều, không những chưa tu lên được, mà còn xem việc chịu bức hại là vốn liếng, sau khi ra ngoài còn phô trương bản thân như “anh hùng”. Có người đã ra nước ngoài, vì không được săn đón như quen khi còn trong nước mà thất vọng. Trong tu luyện không có anh hùng, chịu bức hại là vì trong tu luyện có lậu lớn, không có gì để tự hào cả.

Đương nhiên, có những học viên làm ba việc khá tốt, thỉnh thoảng cũng xuất hiện trạng thái không chính mà bị dùi vào sơ hở, bị tố giác, bị bắt, nhưng sau khi xảy ra chuyện, thì lập tức hướng nội tìm ở bản thân, trừ bỏ tâm bất hảo của mình, liền được thả ra rất nhanh dưới diện vô tội. Có người ban đầu có nhân tâm rất mạnh, lý giải phản bức hại thành tranh đấu của người thường, nhưng sau này nhận thức ra vấn đề, đề cao lên rồi, cộng thêm được Pháp thân Sư phụ cứu giúp, nên bức hại đã bị giải thể. Những đồng tu như thế biết việc bị bức hại không có gì đáng tự hào, cũng không phải là vốn liếng gì, mà là trượt ngã trong tu luyện, vậy nên sau khi đứng dậy, lại càng thêm trân quý con đường tu luyện sau đó.

Còn những học viên không bước ra được, nằm luôn ở đó, không dụng tâm tu, không bị bức hại cũng có không ít, cũng không phải là điều đáng tự hào gì. Ấy là bản thân đã không biết cách tu, không ma luyện, không có uy đức, mới tạo thành “không cần sợ” — trong bức hại, bản thân bạn đã chủ động trượt xuống, lạc vào người thường rồi.

Quay lại những “nguyên nhân” thường gặp dẫn đến bức hại:

Ví dụ về cố ý diễn giảng loạn Pháp dẫn đến bức hại diện rộng, trên Minh Huệ Net có rất nhiều.

Tôi còn từng thấy trên Minh Huệ Net có một học viên Bắc Kinh làm rất tốt trong việc phản bức hại, cứu người, thế nhưng vì mâu thuẫn với vợ (người thường) lâu ngày không hóa giải mà bị giam trong nhà tù.

Hôm nay, tôi còn thấy một bài giao lưu trên Minh Huệ Net, đồng tu viết: “Nhiều năm trước, tôi và một đồng tu khác có bất đồng về cách cứu người với vài đồng tu khác, đồng tu địa phương tách thành hai nhóm… Không lâu sau, địa phương xuất hiện vụ bắt cóc trên diện rộng, đồng tu không tu vượt qua được, bị xét xử phi pháp và kết án nặng, tạo thành tổn thất nghiêm trọng cho môi trường cứu người ở địa phương. Hiện tại, đồng tu này vẫn còn bị giam trong tù để bức hại. Đây cũng là bài học xương máu.”

cựu thế lực bức hại về mọi phương diện. Tại Đại lục, hình thức bức hại phổ biến nhất là cầm tù và tra tấn. cựu thế lực muốn dùng phương thức tà ác để đánh ra chấp trước của học viên.

Thuận theo việc phần lớn tà ác tại không gian khác bị tiêu hủy, tổng thể hình thế bức hại đang giảm nhẹ, mấy năm nay học viên tại Đại lục bị bắt đã giảm đi, nhưng người bị nghiệp bệnh hoặc thậm chí rời thế gian vì nghiệp bệnh càng ngày càng nhiều, thực chất vẫn là nhân tâm không bỏ mà chiêu mời bức hại.

Có người nhiều năm qua đã làm rất tốt về các phương diện chủ yếu, Đại Pháp cũng đã kéo dài sinh mệnh cho họ, nhưng vì thời khắc then chốt cuối cùng lại buông thả, không còn dụng tâm tu luyện nữa, gặp mâu thuẫn thì bị hãm trong người thường, kết quả cũng bị hình thức nghiệp bệnh bức hại mà rời khỏi thế gian.

Ở nước ngoài, vì các đồng tu trong hạng mục khi phối hợp, giữa các học viên có mâu thuẫn, nghiệp bệnh lại trở thành ma nạn chủ yếu.

Đệ tử Đại Pháp đến từ các đại khung thiên thể khác nhau, nên nguồn gốc sinh mệnh, đặc điểm tiên thiên khác biệt rất lớn, lại từng diễn rất nhiều vai nơi con người qua đời đời kiếp kiếp, trải nghiệm nhân sinh trong đời này kiếp này cũng rất khác nhau, những sinh mệnh như thế mà cùng đồng hành, cùng nhau phối hợp làm hạng mục Đại Pháp, thì cách phản ứng, cách giải quyết khi gặp vấn đề đương nhiên sẽ khác nhau, trong đó, khó tránh khỏi tình trạng xung đột, mâu thuẫn về quan niệm.

Đại Pháp dạy chúng ta gặp mâu thuẫn thì tìm ở bản thân, mâu thuẫn xảy ra vừa hay là cơ hội bộc lộ tâm chấp trước, nắm chắc cơ hội mà tu tốt bản thân mới là căn bản. Mâu thuẫn trong phối hợp hạng mục, thậm chí là đủ loại bất công, ủy khuất và hàm oan, thực chất đều là do nghiệp lực và chấp trước của bản thân qua đời đời kiếp kiếp mà ra, nguyên nhân bề mặt không quan trọng, có lẽ những oan khuất ấy chính là Sư phụ đang tương kế tựu kế lợi dụng để đề cao bản thân chúng ta mà thôi.

Sư phụ của Milarepa, vì để tiêu nghiệp cho ông mà không ngại diễn vai “người ác”, nói không giữ lời, vừa khảo nghiệm đồ đệ vừa giúp đồ đệ đề cao tâm tính. Mâu thuẫn giữa các đệ tử Đại Pháp, tuy phần lớn là do cựu thế lực nắm thóp để dùi vào sơ hở, là chuyện xấu, nhưng xét từ một góc độ khác, đệ tử Đại Pháp cũng có thể biến thành việc tốt để đề cao tâm tính, cũng có thể là Sư phụ lợi dụng nhân tâm và thiếu sót của đối phương để khảo nghiệm và thành tựu mỗi từng đệ tử liên quan, cũng như các đệ tử xung quanh. Dù xuất phát điểm và mục tiêu của cựu thế lực là gì, chúng ta hãy cứ làm việc chúng ta cần làm, đây chẳng phải là hiện thành (vốn đã thành tựu), là xảo diệu sao? Hơn nữa, chỉ một an bài mà có thể giúp tất cả học viên liên quan đều tu được.

Người ở trong mê, trong tu luyện, không thể có một vị thần tiên đến nói với chúng ta: Hôm nay khảo nghiệm nhé, các vị đã chuẩn bị xong chưa, đây là đáp án, học thuộc đi rồi chép lại là được. Trong tu luyện thì lúc nào cũng có khảo nghiệm, đâu đâu cũng là bẫy, có thể lúc nào cũng đứng trong Pháp để nhìn nhận vấn đề, có thể đâu đâu cũng chiểu theo tiêu chuẩn của người tu luyện mà làm, ấy là bản lĩnh của người tu luyện, cũng là ngộ tính. Hải ngoại có nhiều đệ tử Đại Pháp “tinh anh” có học vấn cao như thế, thì ngộ tính trong tu luyện cũng nên cao như vậy chứ.

Sư phụ sớm đã chỉ ra cho chúng ta:

Thiên địa nan trở Chính Pháp lộ
Chỉ thị đệ tử nhân tâm lan

Tạm dịch:

Trời đất khó ngăn đường Chính Pháp
Vấn vương đệ tử nặng nhân tâm“

(Ma phiền, Hồng Ngâm III)

Nhảy ra khỏi con người, xét vấn đề từ tầng thứ cao hơn, mới có thể thành thục trong tu luyện.

Học Pháp tốt, phát chính niệm tốt, thanh trừ những tư tưởng bất hảo, vật chất bại hoại kia, để bản thân, để nhiều đồng tu hơn nữa quay về trạng thái lý tính, thì tà ác sẽ tự diệt, ít nhất sẽ không gây phiền phức cho bản thân, cho mọi người, cho Sư phụ nữa.

Bài chia sẻ lý tính giữa những người tu luyện thường chỉ phản ánh nhận thức của cá nhân trong trạng thái tu luyện tại thời điểm viết bài, thiện ý giao lưu trên tinh thần cùng nhau đề cao.

Bản quyền © 1999-2025 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2025/2/9/490522.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2025/3/9/225787.html

Đăng ngày 15-03-2025; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share