Bài viết của đệ tử Đại Pháp tại Trung Quốc Đại lục
[MINH HUỆ 19-02-2025] Gần đây, sau khi đọc bài chia sẻ của các đồng tu hải ngoại về việc giảng chân tướng trên mạng, tôi cảm thấy “thủy quân” (đội quân được tổ chức hay cá nhân nào đó trả tiền để định hướng truyền thông theo ý mình) ở hải ngoại đã rất tràn lan. Bài viết này chia sẻ những hiểu biết của tôi về tình hình ở Trung Quốc Đại lục để các đồng tu tham khảo.
Dẫn dắt và định hướng dư luận là một việc đã được thương mại hóa, có sự tham gia của cả tư nhân lẫn nhà nước, được sử dụng trong mọi phương diện, trải rộng từ các vấn đề thời sự quốc tế cho đến an sinh xã hội, giải trí, tin đồn v.v. Bất kỳ nền tảng mạng nào ở Trung Quốc Đại lục cũng đều có “thủy quân” chuyên nghiệp dẫn dắt và định hướng dư luận nhằm đạt được mục đích ủng hộ hoặc phản đối một số người hoặc việc nào đó. Có những “thủy quân” trường kỳ nhắm vào một nhóm người nào đó, đó là những kẻ chuyên làm việc xấu; có những “thủy quân” chỉ thực hiện những việc cụ thể, bảo họ truyền cái gì thì họ truyền đi cái đó, đó là những kẻ truyền tin một cách máy móc. Các đồng tu giảng chân tướng trên mạng cần có một chút nhận thức cơ bản về những điều này để bảo vệ bản thân không bị mê hoặc.
1. Không tham gia các nhóm
Không tham gia, không sử dụng bất kỳ nhóm hay trang web trên bất kỳ nền tảng mạng nào. Tất cả những người tạo nhóm đều có mục đích riêng. Đặc thù rõ nhất của những nhóm này là tính khép kín, trong môi trường khép kín, nhân tâm rất dễ bị dẫn động. Có thể ban đầu là một nhóm tốt, nhưng cũng không ai biết về sau những ai đã trà trộn vào đó, hoặc có những nhóm ngay từ ban đầu đã có dụng ý xấu.
Những điều này vô cùng khó phân biệt, bởi không nhất định là họ vừa vào đã làm việc xấu, ban đầu có thể là họ biểu hiện rất tốt. Chính vì rất khó phân biệt, cho nên mọi người đừng tham gia nhóm, đừng vào những trang web đó, đừng cấp thị trường cho họ. Không có ai xem thì họ sẽ không diễn nữa. Bởi vì họ là chuyên nghiệp, họ sẽ báo cáo lại những thông tin như: chúng tôi đã tạo bao nhiêu nhóm, trong nhóm có bao nhiêu người, là những người như thế nào, bao nhiêu nhóm duy trì hoạt động tích cực, bao nhiêu nhóm duy trì hoạt động cơ bản; chúng tôi đã tham gia bao nhiêu nhóm của người khác, tình hình trong nhóm như thế nào, họ quan tâm thảo luận những vấn đề gì; chúng tôi có bao nhiêu trang web, có thể liên hệ với bao nhiêu trang web, mỗi ngày trang web có bao nhiêu người dùng, chúng tôi có thể đạt được tốc độ lan truyền thông tin như thế nào trên tất cả các kênh, ảnh hưởng đến bao nhiêu người, v.v.
Những “thủy quân” này có tổ chức, có quy mô và đằng sau là có tà linh thao túng, từ biểu hiện bên ngoài chúng ta rất khó phân biệt, đừng nghĩ rằng chỉ vào quan sát thôi chứ không nói gì, v.v., đều rất dễ bị lợi dụng. Thời kỳ đầu, ở Trung Quốc Đại lục, những học viên bị bắt cóc và bị “chuyển hóa”, phần nhiều đều là do hiếu kỳ muốn nghe xem lời lẽ của tà ác thế nào để có thể tranh luận với họ và như vậy tà ác liền rót những thứ của nó vào; những người ngay từ đầu đã cầu Sư phụ gia trì, không xem một chút nào thì thường có thể vượt qua.
2. Không tranh luận với người xấu
Khi giảng chân tướng, làm quảng bá có thể chủ yếu là đối mặt những người không hiểu rõ những việc này, thái độ chính diện, trung lập, nhưng nếu đối mặt với những người có ý kiến phản diện thì cần cảnh giác. Bởi những người có ý kiến phản diện này liệu có phải là “thủy quân” chuyên nghiệp hay không thì chúng ta cũng không biết rõ, họ có thể trực tiếp đưa ra ý kiến phản diện, hoặc cũng có thể nói những lời nước đôi để dẫn dắt dư luận, làm mất danh dự hoặc mất uy tín của người nào đó. Gặp phải loại người này, có thể thử nhắn tin riêng nói đạo lý cho họ, nếu họ không trả lời hoặc chúng ta nói mà họ vẫn không thông thì không cần quản nữa. Một mặt, việc trả lời và tranh luận qua lại nhiều lần với người xấu sẽ khiến nội dung và bình luận này càng trở nên nổi bật hơn, khiến thuật toán nhận ra và từ đó sẽ gợi ý cho nhiều người hơn, đồng thời cũng giúp kẻ xấu nuôi tài khoản, đó là cách làm rất sai lầm; mặt khác, kẻ xấu kiếm tiền dựa vào số lượng, bạn càng trả lời nhiều, họ kiếm được càng nhiều tiền và càng dễ dàng, họ sẽ quay ra lấy cuộc đối thoại với bạn để quyết toán, vậy nên không thể thuyết phục được họ.
3. Không tùy ý tương tác
Khi giảng chân tướng phải chú ý nhất định không được để bị nghiện lướt mạng xã hội, cũng không được tương tác và tham gia vào các chủ đề không liên quan đến việc giảng chân tướng. Có rất nhiều chiêu trò “câu mồi”, không thể tổng kết ra hết được. Ví như, tôi từng thấy có người làm như thế này: quan sát trong thời gian dài, sau đó họ biết nhóm người này thích gì, họ liền đăng một vài nội dung liên quan và tự nhiên sẽ thu hút được mọi người trong nhóm này đến tương tác, như vậy tài khoản được “nuôi” lớn, sau đó họ liền biên tạo một số nội dung, nói rằng điều này hoặc điều kia không tốt, rằng họ đã bị lừa,…, thậm chí sau đó còn chỉnh sửa những nội dung có lượt tương tác cao và thay bằng nội dung phản diện, lợi dụng dữ liệu tương tác tốt để đẩy nội dung phản diện.
Kỳ thực, hiện nay, dưới tác dụng của thuật toán, “kén thông tin” trên mạng xã hội đã rất nghiêm trọng. Người dùng thông thường cũng đã quen với việc lên mạng tìm kiếm điều gì đó, mà trên mạng thì người ta nói gì cũng đều có cả. Vì vậy, khi các đồng tu thấy nội dung tiêu cực thì đừng quá lo lắng – lo lắng quá chẳng phải cũng là một tâm chấp trước sao? Có lẽ mục đích của tà ác không phải là quấy nhiễu người thường, mà là quấy nhiễu đệ tử Đại Pháp!
Vì vậy, mọi người cần dùng tâm thái của người tu luyện để làm các việc, bảo trì chính niệm là trọng yếu nhất.
Bài chia sẻ lý tính giữa những người tu luyện thường chỉ phản ánh nhận thức của cá nhân trong trạng thái tu luyện tại thời điểm viết bài, thiện ý giao lưu trên tinh thần cùng nhau đề cao.
Bản quyền © 1999-2025 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2025/2/19/490921.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2025/2/20/225556.html
Đăng ngày 14-03-2025; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.