Bài viết của đệ tử Đại Pháp tại hải ngoại

[MINH HUỆ 19-02-2025] Đại Pháp hồng truyền đã 33 năm, Pháp Chính Nhân Gian đang gần kề, thế nhưng trong các học viên vẫn tồn tại một hiện tượng khá phổ biến mà không mấy lạc quan, đó chính là rất nhiều học viên, một khi gặp phải người hoặc việc không cùng nhận thức với bản thân thì niệm đầu tiên xuất ra đều là hướng ngoại chỉ trích một cách gay gắt, dùng nhận thức và quan niệm của bản thân làm tiêu chuẩn định nghĩa người khác, khi đối phương phớt lờ hoặc không tiếp nhận thì liền tranh cãi, cố cãi chày cãi cối nên cứ mãi luẩn quẩn trong sự việc đó.

Nói cách khác, khi khảo nghiệm tâm tính đến thì niệm đầu tiên lại là khẳng định người khác sai, tranh luận cao thấp với người khác, đó chẳng phải là cái tâm chứng thực tự ngã, hướng ngoại cầu, hướng ngoại mà đẩy ra ngoài sao? Biến cơ hội đề cao trong tu luyện thành những tranh giành thế tục. Đó chẳng phải là không tu, mà là giả tu sao?

Khi gặp vấn đề gì niệm đầu tiên đều là như vậy, mọi người đối với chuyện này lâu dần thành quen cho nên coi đó là bình thường, nhưng nghĩ là biết hoàn cảnh tu luyện và trạng thái tu luyện của người trong cuộc là như thế nào. Có một số vấn đề vẫn mãi không giải quyết được, một số hạng mục mãi cứ không đạt được yêu cầu của Pháp nhưng lại không cách nào đột phá, một số hoàn cảnh thì đầy rẫy nhân tâm, nhân tình, đó chẳng phải chính là hình ảnh phản chiếu trạng thái tu luyện không ở trong Pháp của mọi người trong hoàn cảnh đó sao?

Người tu luyện chân chính khi gặp bất kỳ vấn đề gì, đều sẽ nghĩ xem Pháp yêu cầu thế nào, bản thân làm thế nào mới có thể đạt được yêu cầu của Pháp, nghĩ xem tại sao lại để bản thân gặp phải việc này? Việc này là để bản thân tu điều gì? Bản thân có quan niệm bất hảo nào cần vứt bỏ? Cho nên căn bản sẽ không bỏ thời gian và tinh lực vào việc tranh đấu với người khác và hướng ngoại cầu. Một số người cảm thấy bản thân mình “rất có lý”, nhưng kỳ thực đều là đang hướng ngoại cầu, cưỡng từ đoạt lý, những gì nói ra đều là để người khác giữ thái độ nhất trí với bản thân mình, tán thành bản thân mình, chứng minh “mình đúng, mình là đúng nhất”, niệm phát xuất ra cũng không phải là thiện niệm. Những người xấu lấy nhóm chat và hạng mục làm mục tiêu kích động và khiêu khích ấy tại sao lại có thị trường? Chính là bởi có một số người không coi bản thân là người tu luyện; không tu mà giả tu, không dụng tâm tu, nên rất dễ bị cắn câu.

Nói những điều này là bởi tu luyện Chính Pháp đã 25 năm rồi, nhưng một số người bất kể là vẫn luôn ở Đại Lục, hay là từ Đại Lục ra hải ngoại, hay vốn dĩ vẫn đang ở hải ngoại, thì khi gặp bất kỳ việc gì đều dùng tiêu chuẩn của người thường mà đo lường, điều này vẫn còn rất phổ biến. Từ khi cuộc bức hại bắt đầu vào năm 1999, có nên bước ra chứng thực Pháp giảng chân tướng hay không, giảng chân tướng thì giảng gì, giảng như thế nào; khiến người xấu chịu hiện thế hiện báo liệu có phải là bất thiện hay không; có nên thế này, có nên thế kia hay không; việc này, việc kia; lời của ai khiến bản thân kích động, bản thân cho rằng điều gì nên là như thế nào; nghe thấy người khác nói điều gì thì liền cho rằng là đang nói chính mình, tâm biện hộ, tâm chứng thực bản thân liền lập tức nổi lên, tranh tranh đấu đấu; đọc bài chia sẻ nào có nhận thức khác với bản thân thì lập tức tâm phản bác và uốn nắn người khác liền nổi lên; yếu lĩnh phát chính niệm, thời gian phát chính niệm tập thể nên lựa chọn như thế nào… Dường như bất kỳ việc gì cũng đều dẫn khởi tranh luận, đã thành nghiện đến thế sao? Các đồng tu à, tu luyện không phải là “bạn sai, bạn sai, chính là bạn sai, còn tôi đúng, tôi đúng, chính là tôi đúng” đâu!

Trong phần cuối của cuốn Chuyển Pháp Luân, Sư phụ đã giảng:

“mong rằng mọi người từ nay trở đi trong quá trình tu luyện, hãy thật sự coi mình là người luyện công, tiếp tục tu luyện một cách chân chính. Tôi mong rằng các học viên mới và cũ đều có thể tu luyện trong Đại Pháp, đều có thể công thành viên mãn! Mong rằng mọi người về nhà hãy tranh thủ thời gian để thực tu.”

Ba câu nói này, có lẽ có một số người cho rằng cũng không có gì cần phải nói nhiều nữa, nhìn là hiểu, nhưng kỳ thực có làm được không? Thế nào mới là coi bản thân là một người luyện công, một người tu luyện? Thế nào mới là tu luyện trong Đại Pháp? Thế nào mới là tranh thủ thời gian để thực tu? Đó chẳng phải là điều mà những ai thực tâm muốn tu mỗi ngày, mỗi giờ, mỗi việc đều cần phải tự hỏi bản thân sao? Tuy rằng không nhất định mỗi lần đều có thể ngộ được, làm được, nhưng dù sao thì làm được mới là tu.

Ngược lại, khi ở một hoàn cảnh vốn nên là hoàn cảnh của người tu luyện, mà niệm đầu tiên của mọi người lại đều là nhân tâm, là quan niệm của người thường; rồi niệm thứ hai, thứ ba, cho đến niệm cuối cùng cũng chỉ đều là niệm của người thường, vậy thì ngoài miệng nói dù có hay đến đâu, tự cho mình cao siêu đến đâu, rồi vận dụng những câu từ thường dùng trong Pháp có tự nhiên và thành thạo đến đâu thì đó cũng không phải là thể hiện của người tu luyện! Là không ở trong Pháp! Có một số đồng tu tranh đấu đã thành thói quen, tranh không được thứ mình muốn còn lôi bè kết phái, còn muốn tìm “trọng tài” phân xử, đó chẳng phải là leo lên “tàu tốc hành” giam cầm bản thân nơi thế tục rồi cứ theo quán tính của xe chạy mà không chịu xuống sao? Mà bến đỗ của loại tàu tốc hành này lại không phải là viên mãn tu luyện, cũng không phải là viên mãn của đệ tử Đại Pháp, đoái hiện đại nguyện tiền sử.

Hai ngày trước tôi có đọc một bài chia sẻ của một đồng tu, có nhắc đến bài kinh văn “Nói về Pháp” đã trợ giúp cô ấy như thế nào. Nếu như chúng ta đều có thể học thuộc hai bài kinh văn “Nói về Pháp” và “Phật tính”, thậm chí là toàn bộ cuốn Tinh Tấn Yếu Chỉ để bất cứ lúc nào cũng có thể đối chiếu bản thân, yêu cầu chính mình, đặc biệt là mỗi khi bản thân cần động tâm động niệm, như vậy trạng thái tâm tính của chúng ta nhất định sẽ có đột phá mạnh mẽ về chất!

Bài chia sẻ lý tính giữa những người tu luyện thường chỉ phản ánh nhận thức của cá nhân trong trạng thái tu luyện tại thời điểm viết bài, thiện ý giao lưu trên tinh thần cùng nhau đề cao.

Bản quyền © 1999-2025 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2025/2/19/490887.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2025/2/20/225560.html

Đăng ngày 10-03-2025; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share