Bài viết của đệ tử Pháp Luân Đại Pháp ở Mỹ quốc

[MINH HUỆ 05-02-2025] Trước đây tôi đã đọc một bài “Nhìn nhận chung về vai trò của Shen Yun trong xã hội” trên Minh Huệ Net. Đại ý là, rất nhiều việc dùng lẽ thường là có thể phán đoán, vì vậy đừng rơi vào bẫy của tà ác – hễ nó nói lời ma quỷ dối trá nào đó, bạn liền theo đó biện giải. Chúng ta phải giảng thanh chân tướng, nhưng không phải là dùi sừng bò, nếu không thì không những là coi tà ác quá quan trọng, mà bản thân cũng dễ bị lạc lối.

Khôi phục lại lẽ thường, duy trì lẽ thường, bảo trì lý niệm truyền thống là vô cùng trọng yếu, có thể khiến con người không chạy theo đám đông, không gió chiều nào theo chiều ấy, trong tâm có chủ kiến của bản thân.

Trong thời đại mà truyền thông cánh tả tràn ngập và chiếm lĩnh thị trường dư luận, nhân sỹ truyền thống ở Hoa Kỳ vẫn có thể bảo trì chính niệm, kiên trì lý niệm đúng đắn, có thể nói đó là vì những lẽ thường đúng đắn ấy là do Thần truyền cho con người. Ví như con người có mấy loại giới tính? Câu trả lời là gì? Nếu bạn hỏi những người được gọi là “đã thức tỉnh” (woke), họ sẽ nói ra rất nhiều định luận, khiến bạn khó phán đoán đối phương là đang xảy ra vấn đề về logic hỗn loạn hay là mất đi đạo đức, là vấn đề về tiền quyền hay là vấn đề giáo dục; nếu tiếp tục dấn sâu vào chiến thuật ngôn ngữ của họ, thì sẽ rất khó thoát ra được. Tuy nhiên, một khi quay về với lẽ thường, lẽ thường trong “Thánh Kinh” cho bạn biết rằng Thượng Đế chỉ tạo ra người nam và người nữ, vậy vấn đề này lập tức có được câu trả lời rõ ràng chính xác rằng: Con người chỉ có hai giới tính là nam và nữ.

Tu luyện thực chất cũng có lẽ thường. Ví như chúng ta tu luyện Đại Pháp, trước tiên trong tu luyện nhất định phải tín Sư tín Pháp, đây chính là một lẽ thường. Lấy một ví dụ nhẹ nhàng hơn trong cuộc sống: Bạn muốn lên thuyền để vượt đại dương, nếu bạn không tin tưởng thuyền trưởng, ngay cả khi bạn đã lên thuyền, có phải bạn sẽ sẵn sàng nhảy xuống biển bất cứ lúc nào để trốn thoát không, hoặc xuống thuyền giữa chừng không? Mặc dù ví dụ này không xác đáng lắm, nhưng đã nói rõ tính trọng yếu của việc tín Sư.

Có người nói tôi chỉ tín Pháp không tín Sư, quả thực, trên con đường tu luyện có muôn trùng quan, ngoại trừ nghiệp lực, ngộ tính, và năng lực chịu đựng của bản thân, Sư phụ cũng có thể an bài khảo nghiệm cho bạn, nhưng bất cứ khảo nghiệm nào cũng chỉ là khảo nghiệm, khảo nghiệm không phải là cái cớ để người tu luyện không tín Sư. Bạn tín Pháp, thực sự tín Pháp, thì sẽ dĩ Pháp vi Sư, học Pháp đắc Pháp, bất cứ lúc nào cũng dùng Pháp để đối chiếu bản thân, đề cao tâm tính của bản thân, đặc biệt là trước những vấn đề trọng đại, hoặc là vào thời khắc then chốt. Nếu đã học rất nhiều năm nhưng vẫn không thể dĩ Pháp vi Sư, như vậy phải tự hỏi chính mình liệu có thực sự tín Pháp không? Vì sao tín? Vì sao không tín? Rốt cuộc điều bản thân tín là gì? Là tự ngã (cho rằng mình) “có thể làm thủ tướng cũng được” nơi người thường sao? Cái tự ngã ‘có thể làm’ ấy có thể khiến bạn tu thành viên mãn và quay trở về thiên quốc không?

Người tu luyện tín Sư tín Pháp, có “Chuyển Pháp Luân” trong tay, có kinh văn bổ trợ lý giải “Chuyển Pháp Luân”, có thể càng tu càng thiện, chứ không phải trở thành cái được gọi là “kẻ mạnh” lấy quyền thế làm đặc trưng; càng tu càng khoáng đạt, chứ không phải tranh tranh đấu đấu, hôm nay bắt đặc vụ, ngày mai hiệu lệnh thiên hạ, đem cái trò “đấu tranh giai cấp” của Trung Cộng vào trong tập thể tu luyện; người tu luyện càng tu càng nội liễm, tường hòa, từ thiện. Người thực sự tín Đại Pháp, sẽ không quên rằng Đại Pháp chính là cứu người, sẽ không tham công, sẽ không đọc “Chuyển Pháp Luân” như tri thức hay lý luận người thường, đọc vài lần là cho rằng bản thân mình “điều gì cũng biết”.

Người có cách nghĩ “đọc vài lần điều gì cũng biết”, cho thấy rõ rằng vẫn còn đang dậm chân ở ngưỡng cửa tu luyện, vẫn chưa hạ quyết tâm bước vào cửa tu luyện! Đối với một sinh mệnh đến thế gian với tư cách là đệ tử Đại Pháp mà nói, Chính Pháp sắp kết thúc rồi, mà bản thân vẫn chưa dụng tâm tu luyện, chẳng phải là rất cấp bách hay sao – bạn học cùng giới đều sắp tốt nghiệp rồi, mà bản thân vẫn chưa bắt đầu nghiêm túc học hành, chưa nghiêm túc làm bài tập! Kiếp này không có chuyện ở lại lớp và thi lại đâu.

Thời gian trước, trong hạng mục truyền thông rất không thái bình, cá biệt người trong hạng mục lôi kéo thế lực, lập bè phái, coi quyền lên tiếng của truyền thông, coi nhóm tu luyện địa phương, như một phương tiện để chiếm lĩnh “địa thế then chốt”. Có người làm ra chuyện sai trái ngược với lẽ thường, chẳng những không tiếp thu giáo huấn, không mượn cơ hội này để tu bản thân, đề cao bản thân, đổi lại bị người và vật chất bất hảo mê hoặc, dẫn dắt. Có người không biết phân biệt trong-ngoài, đem những khó khăn trên con đường tu luyện và mâu thuẫn đề cao tâm tính trong nội bộ người tu luyện, mang ra xã hội tuyên truyền, mục đích là gì vậy? Để chứng thực bản thân? Khoe khoang bản thân? Bộc lộ rằng bản thân không tôn trọng pháp luật, không tôn trọng sự khác biệt giữa nội bộ công ty và bên ngoài, không tôn trọng sự khác biệt giữa người tu luyện và người không tu luyện?

Biết bao tin nhắn, email, thư từ từng gửi cho biết bao nhiêu người với mong muốn càng nhiều người biết càng tốt, tất cả tuôn ra như nước đổ đi, làm sao thu hồi lại được? “Thà khuấy động nước nghìn sông, chứ không được làm động tâm người tu Đạo.” Nếu có đủ nhận thức chung (ví như: Làm người tốt phải khiêm tốn tự chế, người tu luyện phải bảo trì lý tính), sẽ không khuấy động học viên như vậy, sẽ không đưa dao cho lạn quỷ và Trung Cộng như vậy. Những học viên nhận được những tin nhắn và thư từ này, nếu như có lẽ thường cơ bản của người tu luyện, sẽ không lập tức bị dẫn động, sẽ không hùa theo, không thêm dầu vào lửa. Rất nhiều đệ tử Đại Pháp bị lôi kéo vào nhóm 400, 500 người kia, vì sao sau khi bị lôi kéo vào đó, quan sát một chút rồi nhanh chóng rút lui? Bởi vì họ có lẽ thường của người tu luyện, của đệ tử Đại Pháp, trong tâm họ có Pháp, rất dễ phân biệt ra hành vi bất chính, thậm chí là loạn Pháp của nhóm đó.

Ngay cả những việc trong người thường, vạn sự trên thế gian cũng không hẳn trắng đen rõ ràng, rất nhiều việc bao hàm rất nhiều nhân tố phức tạp, rất nhiều việc bao hàm đúng, cũng bao hàm sai, vì vậy cũng có rất nhiều cách nhìn nhận chung và kỹ năng xử lý. Ví dụ như nhân vật chính Edward trong “sự kiện Edward Snowden”, ông ấy nói bản thân mình không phải là anh hùng cũng không phải là kẻ phản bội, nhưng rất nhiều người khăng khăng cho rằng ông ấy là kẻ phản bội, kết quả tranh cãi tới lui và trở nên rất gay gắt. Kỳ thực nếu như phân tích ra, chỉ xem xét một khía cạnh về pháp luật: Liệu ông ấy có vi phạm pháp luật hay không? Vậy đáp án rất rõ ràng: Có, ông ấy đã vi phạm pháp luật. Còn nếu như xét theo phương diện liệu có chỗ tốt cho người dân Hoa Kỳ hay không, hoặc là xét theo góc độ thế nào là anh hùng? Thế nào là trung thành? Theo quan điểm về việc nên trung thành với chính phủ, đất nước hay nhân dân, mỗi khía cạnh khác nhau đều có quy phạm và lẽ thường khác nhau. Nếu họ cứ khăng khăng tranh cãi dây dưa qua lại, bất kể xuất phát từ động cơ gì, kết quả là mỗi người đều có lý lẽ riêng, thì sự tranh cãi dây dưa càng không rõ ràng.

Gần đây Sư phụ lại công bố kinh văn mới, giảng về lý trong tu luyện. Lý giải của cá nhân tôi là, đây không phải là Sư phụ chủ động muốn thay chúng ta trả lời câu hỏi trong đại khảo nghiệm trước khi tốt nghiệp, mà đó là Sư phụ từ bi không muốn thấy một số học viên, vốn điểm số có thể khá thấp nhưng vẫn có thể kiên trì hoàn thành bài thi, vậy mà trước khi bài thi kết thúc lại bị dẫn động rời khỏi phòng thi; hơn nữa là đang cảnh tỉnh những “người không tu, giả tu, không thực sự dụng tâm tu luyện” (Thời khắc then chốt xem nhân tâm); và còn có nội hàm sâu hơn nữa.

Sư phụ từ lâu đã giảng cho chúng ta rằng không ai có thể làm loạn được Đại Pháp, nếu loạn, nhất định là từ trong nội bộ đệ tử. Nếu người mà trong tâm có Pháp, âm thầm kiên trì dĩ Pháp vi Sư để tu luyện đề cao, thực thi sứ mệnh, thì không ai có thể động đến được, “Một cái bất động sẽ ức chế vạn động!” (Giảng Pháp tại Pháp hội miền Trung Mỹ Quốc)

Kết cục của mỗi cá nhân là do tự mình định. Khi đại thẩm phán, trước mặt Thần, những lời viện cớ và thoái thác nào có tác dụng gì? Đều không tác dụng, “vạn sự đều chẳng mang theo được, chỉ có nghiệp lực theo thân”. Đời này, thời gian và tinh lực đều tiêu tốn vào đâu, thiện ác, chính tà của mỗi việc đều dùng Chân-Thiện-Nhẫn để đo lường, mỗi người liệu có thực hiện thệ ước thần thánh trước khi đến thế gian hay không, liếc mắt là thấy rõ. Đối với đệ tử Chính Pháp mà nói, đây cũng là lẽ thường.

Bài chia sẻ lý tính giữa những người tu luyện thường chỉ phản ánh nhận thức của cá nhân trong trạng thái tu luyện tại thời điểm viết bài, thiện ý giao lưu trên tinh thần cùng nhau đề cao.

Bản quyền © 1999-2025 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.


Bản tiếng Hán: https://big5.minghui.org/mh/articles/2025/2/5/也說常識-490423.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2025/2/9/225408.html

Đăng ngày 20-02-2025; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share