Theo phóng viên báo Minh Huệ ở tỉnh Hắc Long Giang
Tên: Vu Lệ Ba (于丽波)
Giới tính: nữ
Tuổi: 39
Địa chỉ: thành phố Triệu Đông, tỉnh Hắc Long Giang
Tháng mất: tháng 11 năm 2011
Ngày bị bắt gần nhất: chưa rõ
Nơi bị giam gần nhất: Nhà tù nữ tỉnh Hắc Long Giang (黑龙江省女子监狱)
Thành phố: Cáp Nhĩ Tân
Tỉnh: Hắc Long Giang
Hình thức bức hại: kết án phi pháp, bỏ tù, lục soát nhà, giam giữ
Tên: Đổng Bằng (董鹏)
Giới tính: nam
Tuổi: chưa rõ
Địa chỉ: chưa rõ
Nghề nghiệp: cựu nhân viên Công ty Vàng và Ngọc bích Triệu Đông
Tháng bị bắt gần nhất: tháng 02 năm 2000
Nơi bị giam gần nhất: Nhà tù Hô Lan, tỉnh Hắc Long Giang(黑龙江省呼兰监狱)
Thành phố: Hô Lan
Tỉnh: Hắc Long Giang
Hình thức bức hại: kết án phi pháp, đánh đập, bị treo lên bằng còng tay, bỏ tù, tra tấn, lục soát nhà, giam giữ
[MINH HUỆ 23-11-2011] Ông Đổng Bằng ở Triệu Đông và vợ ông, bà Vu Lệ Ba, đều học viên Pháp Luân Công. Ông Đổng bị kết án phi pháp chín năm tù, và vợ ông bị kết án tám năm. Ngày 01 tháng 05 năm 2011, cuối cùng cả hai người cũng được đoàn tụ, nhưng niềm vui của họ không kéo dài. Bà Vu đã qua đời sau khi bị hủy hoại bởi nhiều hình thức tra tấn tàn bạo cả về thể xác và tinh thần. Cuộc bức hại tàn khốc đã chia rẽ mãi mãi hai vợ chồng, những người mới chỉ được đoàn tụ trong sáu tháng.
Ông Đổng là cựu nhân viên Công ty Vàng và ngọc bích Triệu Đông. Ông được nhiều người biết đến như một người tốt và kính trọng tính trung thực và tốt bụng của ông. Ông làm việc chăm chỉ và không bao giờ phàn nàn. Ông Đổng và bà Vu là một cặp đôi hạnh phúc, họ kết hôn vào mùa xuân năm 1998. Sau khi Đảng cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) bắt đầu đàn áp Pháp Luân Công, họ đã đến Bắc Kinh để thỉnh nguyện công lý cho Pháp Luân Công. Họ bị bắt đưa về Triệu Đông. Cả hai người bị giam tại Trại giam Triệu Đông. Bà Vu lúc đó đang mang thai ba tháng.
Bà Vu bị giam hơn bốn tháng trước khi bà được thả, vì gia đình đã tìm người đến giúp bà. Lúc đó bà đã mang thai bảy tháng. Trước khi con bà được một tuổi, bà bị kết án tám năm tù và bị giam tại Nhà tù nữ tỉnh Hắc Long Giang. Chồng bà, ông Đổng, bị kết án hai năm ở trại lao động cưỡng bức. Sau đó ông bị kết án chín năm tù và bị đưa đến Nhà tù Hô Lan.
Đứa bé được ông bà nuôi dạy. Năm nay Tiểu Thiên 12 tuổi cuối cùng cũng được sống cùng với bố mẹ. Nhưng em rất buồn khi chứng kiến sức khỏe của mẹ em trở nên xấu đi. Cuối cùng bà đã qua đời do bị tra tấn tại nhà tù trong tám năm. Bà mất ở tuổi 39. Dù đã cưới nhau được 13 năm, nhưng hai vợ chồng chỉ sống cùng nhau được hơn hai năm.
Ông Đổng đã bị bắt khi đến Bắc Kinh để thỉnh nguyện công lý cho Pháp Luân Công vào tháng 02 năm 2000. Phòng công an Triệu Đông đã cử người đến đưa ông về. Họ còng tay ông ở trên tàu và lấy đi số tiền 100 nhân dân tệ mà ông để trong ví. Tại phòng công an địa phương, công an đã đánh các học viên Pháp Luân Công, những người đã đến Bắc Kinh. Một công an đã đá vào lông mày bên trái của ông, khiến ông bị chảy máu. Vết sẹo vẫn hiện rõ đến bây giờ. Công an tuyên bố rằng công an Bắc Kinh đã gây ra vụ đánh đập này, không phải họ. Ông Đổng sau đó bị đưa đến trại giam. Tại đó, ông bị cùm chân và bị gắn vào tường cạnh một chiếc ghế trong hơn một tuần. Công an Lưu Duy Trung cũng còng tay ông, sau đó đưa ông về nhà và lục soát nhà ông. Tháng 06 năm 2001, công an Nhậm Kiến Thăng đã ra lệnh cho ông Đổng ký vào một biên bản. Biên bản này thực ra là tài liệu bổ xung được sắp đặt để ông Đổng bị kết án tại trại lao động cưỡng bức. Ông Đổng đã bị giam trong 16 tháng (nhiều hơn so với thời hạn bị giam giữ tối đa) tại trại giam, sau đó ông bị đưa đến Trại lao động cưỡng bức Tuy Hóa, tỉnh Hắc Long Giang, nơi ông bị giam trong hai năm.
Ngày 18 tháng 04 năm 2002, ông Đổng bị bắt tại nhà học viên Trương Chí Quốc ở thị trấn Xương Ngũ, Triệu Đông, người ở Phòng 610, Phòng công an Triệu Đông gồm có Nhậm Kiến Thăng và Lưu Duy Trung, cùng nhiều người khác ở Đồn công an Xương Ngũ. Lúc đó ông Đổng đang có trong người 600 nhân dân tệ, nhưng đã bị tịch thu. Ông bị đẩy vào trong xe công an với chân không và đầu bị chùm kín. Ông bị đưa đến Trại giam số 1 ở thành phố Cáp Nhĩ Tân vào lúc 10 giờ tối hôm đó, sau đó bị đưa đến Trại giam số 7 ở thành phố Cáp Nhĩ Tân ở quận Đạo Lý. Viên chức Phòng 610 thiết lập một đội đặc biệt để thẩm vấn ông ngay đêm hôm đó. Họ tra tấn để âm mưu bắt ông nhận tội. Ông bị ép phải ngồi trên một ghế sắt trong ba ngày, chỉ được mặc quần áo lót. Công an đã mở cửa sổ và dội nước lạnh lên người ông. Ông Đổng bị đưa đến Trại giam Triệu Đông vào tháng 07. Tháng 10, ông bị kết án chín năm tù và bị đưa đến Nhà tù Hô Lan.
Dụng cụ mà ĐCSTQ dùng để tra tấn học viên Pháp Luân Công: Ghế sắt
Tháng 10 năm 2002, ông Đổng bị ngược đãi tại Đội huấn luyện thuộc Nhà tù Hô Lan. Ông buộc phải đứng, bị cấm ngủ, và bị ép phải ký vào ba tuyên bố. Tháng 10 năm 2003, Lữ Minh Đông, chính trị viên đội số 4, đã âm mưu ép ông Đổng ký vào ba tuyên bố. Họ trừng phạt ông vì ông không ký vào biên bản. Ông Đồng bị đá vào mũi khiến ông chảy nhiều máu. Khi ông quay lại phòng giam, họ đã ra lệnh cho tù nhân Tuẫn Đức Quyền đánh ông dã man, nhưng không được giết ông. Tù nhân để hai tay ông ra sau lưng và cố nâng hai tay ông lên. Hai học viên là Vương Phong và Lý Đại Kiệt cũng bị đánh. Bị tra tấn vô nhân đạo trong chín năm đã khiến cho tóc của ông Đổng chuyển thành màu trắng.
Bức hại của gia đình ông Đổng chỉ là một ví dụ nhỏ về những gì đang diễn ra tại Trung Quốc hiện nay. Có vô số gia đình khác đang phải chịu đựng loại bức hại này. Xin hãy lưu ý đến cuộc bức hại các học viên Pháp Luân Công ở Trung Quốc đại lục.
_________________________________
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2011/11/23/董鹏遭九年冤狱-妻子被迫害离世-249738.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2012/1/15/130723.html
Đăng ngày 11-2-2012; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.