Bài viết của Dung Pháp, phóng viên Minh Huệ tại Brussels

[MINH HUỆ 25-09-2024] Ngày 21 tháng 9 là ngày Quốc tế Hòa bình. Trong hai ngày 20 và 21 tháng 9 năm 2024, các học viên Pháp Luân Công từ hơn 10 quốc gia ở châu Âu đã tổ chức một cuộc mít-tinh và diễu hành tại Brussels. Họ kêu gọi các nước châu Âu hành động để giúp chấm dứt cuộc bức hại của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đối với Pháp Luân Công suốt 25 năm qua. Ông Annick Ponthier, Nghị sỹ Quốc hội Bỉ, đã đi cùng đoàn trong suốt cuộc diễu hành và có bài phát biểu tại cuộc mít-tinh lên án cuộc bức hại Pháp Luân Công của ĐCSTQ.

ba7ae0516d9d610676db524588b757d9.jpg
dbad2dda44a365bba0a325af1eaa3252.jpg
412715ee8ff40dd2fda166a1f322d3e1.jpg
ee12b7681d04edf7a568dd5581585013.jpg
850650d7f7bb99c4f9f93b687efce353.jpg

Đoàn diễu hành của các học viên Pháp Luân Công
a0f548262ba2b5185c97bfdffed0fd8b.jpg
Các học viên kêu gọi các nước G7 giúp chấm dứt nạn cưỡng bức thu hoạch nội tạng của ĐCSTQ.

Cuộc diễu hành bắt đầu trên Đại lộ Marnix, phía Đông Nam Cung điện Hoàng gia Bỉ, đi qua các tuyến phố có Nghị viện châu Âu, đại sứ quán của nhiều quốc gia và các tổ chức quốc tế, và kết thúc tại quảng trường Jean Rey nằm giữa Nghị viện châu Âu và Hội đồng Liên minh châu Âu. Tại đây, các học viên Pháp Luân Công, các chính trị gia từ mọi tầng lớp xã hội, và đại diện của các tổ chức nhân quyền đã tổ chức một cuộc mít-tinh. Năm diễn giả đã lên án cuộc bức hại của ĐCSTQ và ca ngợi Pháp Luân Công vì đã chiểu theo nguyên tắc Chân-Thiện-Nhẫn, đề cao nhân cách và bảo vệ hòa bình.

Nghị sỹ Liên bang Bỉ: Tôi sát cánh cùng các bạn!

Ngày 20 tháng 9, Nghị sỹ Bỉ Annick Ponthier, người từng nhiều lần lên tiếng cho các học viên Pháp Luân Công, đã tham gia diễu hành từ đầu đến cuối.

45ad50815c5df1cdfb4fbad851fa0613.jpg
Nghị sỹ Annick Ponthier (ở giữa), đi bộ cùng đoàn diễu hành.

433025d22ad5fd39ea05c8e41ee2d1fd.jpg
Nghị sỹ Annick Ponthier phát biểu tại cuộc mít-tinh.

“Chúng tôi ở đây không chỉ để bày tỏ sự ủng hộ mà còn để lên án”, Nghị sỹ Annick Ponthier phát biểu. “Cuộc đàn áp Pháp Luân Công đã diễn ra bằng những hình thức vượt quá phạm vi bức hại. Chúng ta hoàn toàn có thể gọi đó là cuộc diệt chủng. Mặc dù Pháp Luân Công là một nhóm tín ngưỡng, không phải một dân tộc, nhưng các phương thức mà chính phủ Trung Quốc sử dụng 100% là diệt chủng.”

Bà cho biết ĐCSTQ tiến hành các vụ bắt giữ hàng loạt và tống các học viên vào các nhà tù và trại tập trung, nơi họ phải đối mặt với việc tẩy não, tra tấn về thể xác và tinh thần, cưỡng bức thu hoạch nội tạng và thậm chí giết hại. Tất cả những cách thức này hòng làm cho các học viên từ bỏ niềm tin và không công nhận mình là học viên Pháp Luân Công.

Bà phát biểu: “Theo như tôi thấy, đã đến lúc EU và các quốc gia thành viên phải thức tỉnh và làm việc đúng trách nhiệm. Chúng ta mắc nợ những nhóm người như vậy, những người chỉ muốn sống một cuộc sống hòa bình, thoát khỏi sự đàn áp có hệ thống của Đảng Cộng sản Trung Quốc.”

Trong một cuộc phỏng vấn, bà nói: “Trách nhiệm của chúng tôi là thông báo cho mọi người về cuộc bức hại. Nhân quyền cần được tôn trọng trên khắp thế giới để nhiều người hơn biết đến sự tồn tại của cuộc bức hại. Trên thực tế, đây là thông điệp tôi muốn truyền tải nhất ngày hôm nay, và đây là một trong những lý do tại sao tôi diễu hành cùng các học viên Pháp Luân Công.”

“Tôi nghĩ rằng nhóm Pháp Luân Công là mẫu hình tham khảo đặc biệt tốt. Họ cho thấy mọi người hòa thuận với nhau như thế nào. Vậy mà họ lại đang bị đàn áp. Tôi không thể hiểu được sự tương phản này. Những gì tôi thấy hôm nay là cuộc diễu hành ôn hòa nhất mà tôi từng biết”.

Các y tá phản đối nạn cưỡng bức thu hoạch nội tạng: Sự quan tâm của mọi người chính là sự đóng góp

30e1a30ff143a81ffe16eba70bb618de.jpg
Bà Geraldine Monti thuộc tổ chức Các Y tá Chống lCưỡng bức Thu hoạch Nội tạng (NAFOH) phát biểu trong cuộc mít-tinh.

Trong bài phát biểu dài 8 trang của mình, bà Geraldine Monti, người đứng đầu Hiệp hội NAFOH châu Âu (Tổ chức các Y tá chống cưỡng bức thu hoạch nội tạng), bày tỏ lòng biết ơn đối với Hiệp hội Pháp Luân Đại Pháp đã mời bà phát biểu tại cuộc mít-tinh. Bà nói: “Chủ đề của Ngày Quốc tế Hòa bình năm nay là ‘Thúc đẩy Văn hóa Hòa bình’. Chính phủ Trung Quốc nên bắt đầu bằng việc chấm dứt nạn cưỡng bức thu hoạch nội tạng ở Trung Quốc. Đó là bước đầu tiên để bảo vệ và giữ gìn phẩm giá con người và thúc đẩy hòa bình thế giới”.

Bà cũng cho biết: “Thật khủng khiếp khi các học viên Pháp Luân Công muốn hành xử theo nguyên tắc Chân-Thiện-Nhẫn lại bị giết hại vì đức tin của họ!”

Bà khích lệ mọi người hãy lưu tâm. “Tất cả chúng ta đều có liên quan. Mỗi ngày chúng ta có thể đóng góp một phần nhỏ bé của mình để tạo nên một thế giới tốt đẹp hơn. Sự quan tâm của mọi người chính là sự đóng góp cho những nỗ lực xua tan bóng tối, dập tắt chiến tranh, bạo lực và tra tấn.”

Phó Chủ tịch Tổ chức Nhân quyền Không Biên giới (HRWF): Pháp Luân Công nên được phổ biến trên toàn thế giới

877a93459bfb3da0de590214c4b65f6d.jpg
Ông Hans Noot, Phó Chủ tịch Tổ chức Nhân quyền Không Biên giới (HRWF), phát biểu tại cuộc mít-tinh.

Ông Hans Noot, Phó Chủ tịch Tổ chức Nhân quyền Không Biên giới (HRWF), phát biểu tại cuộc mít-tinh: “Tôi nghĩ thật kinh hoàng khi một chính phủ như Đảng Cộng sản Trung Quốc lại đối xử với những người mà đáng ra họ phải bảo vệ theo cách này”.

Ông nói rằng việc bức hại Pháp Luân Công, những người luôn được biết đến với sự trung thực và bao dung, là không thể lý giải nổi và không thể chấp nhận được. Ông phát biểu: “Pháp Luân Công là một hệ thống có giá trị tốt đẹp, một hệ thống có nguyên tắc lành mạnh [Chân-Thiện-Nhẫn], cần được truyền bá trên toàn thế giới. Những giá trị này áp dụng được cho tất cả nhân loại.”

Giám đốc Hiệp hội Nhân quyền Quốc tế Đức: Cảm động trước sự ôn hòa và lòng từ bi của các học viên Pháp Luân Công

7248040292ff6e8eccf5be7c51776d64.jpg
Ông Man-Yan Ng, Giám đốc Viện Nhân quyền Đức (GIHR), phát biểu tại cuộc mít-tinh.

Ông Man-Yan Ng, Giám đốc Viện Nhân quyền Đức (GIHR), cho biết: “Bất cứ khi nào tôi tham dự một sự kiện của Pháp Luân Công, tôi đều xúc động trước sự điềm đạm và từ bi của các học viên Pháp Luân Công, và toàn bộ không gian ngập tràn năng lượng Chân-Thiện-Nhẫn. Lần này cũng không ngoại lệ.”

Trong bài phát biểu của mình, ông nói rằng những người ôn hòa và từ bi như vậy đã phải chịu đựng bức hại tàn bạo ở Trung Quốc suốt 25 năm qua. Họ bị đưa đến các trại lao động cưỡng bức, bị tra tấn, giết hại và bị thu hoạch nội tạng khi vẫn còn sống.

Ông nhắc nhở các nhà lãnh đạo của các quốc gia châu Âu rằng ĐCSTQ, vốn dùng các thủ đoạn dối trá và lừa dối để bức hại và kiểm soát người khác, thì đối với các nước châu Âu sẽ không là ngoại lệ. Việc chấm dứt cuộc bức hại Pháp Luân Công và các nhóm người khác không chỉ phù hợp với các giá trị châu Âu, mà còn có lợi cho an ninh quốc gia châu Âu.

Đại diện ETAC: Nạn cưỡng bức thu hoạch nội tạng của ĐCSTQ là một tội ác chống lại loài người

b8ffa7d2ac54d6a99f7321bcef120da4.jpg
Bà Elke Van den Brande, Đại diện của ETAC (Liên minh Quốc tế Chấm dứt Lạm dụng Cấy ghép ở Trung Quốc), phát biểu tại cuộc mít-tinh.

Bà cho biết trong ít nhất hai thập kỷ qua, chính phủ Trung Quốc đã bị cáo buộc về hành vi cưỡng bức thu hoạch nội tạng từ các tù nhân lương tâm và giết hại các nạn nhân trong quá trình này. ĐCSTQ đã đối xử với Pháp Luân Công bằng chính sách tiêu diệt.

Bà cũng chỉ ra rằng kể từ năm 2000, tỷ lệ cấy ghép nội tạng của Trung Quốc đã tăng nhanh. Vào năm 2020, Tòa án Luận tội Trung Quốc độc lập, do luật sư nhân quyền Geoffrey Nice làm chủ tịch, kết luận rằng ĐCSTQ chắc chắn đã thu hoạch nội tạng cưỡng bức từ các tù nhân lương tâm trên quy mô lớn trong nhiều năm qua và việc này vẫn đang tiếp diễn. Tòa án còn kết luận rằng các học viên Pháp Luân Công là một nguồn cung cấp nội tạng, và có thể là nguồn cung cấp nội tạng chính, và hành vi thu hoạch nội tạng đã cấu thành tội ác chống lại loài người.

Trong bài phát biểu của mình, bà kêu gọi các quốc gia G7 nhìn nhận nạn cưỡng bức thu hoạch nội tạng ở Trung Quốc là tội ác chống lại loài người và là mối đe dọa đối với đạo đức y học toàn cầu. Với tư cách là các nhà lãnh đạo toàn cầu, các nước G7 có nghĩa vụ đạo đức phải can thiệp và giúp chấm dứt sự tàn bạo này.

Cuối bài phát biểu, bà nói rằng nhận thức của công chúng là chìa khóa và “Vậy nên, hãy nói với bạn bè, người thân của các bạn, và viết thư cho các nghị sỹ của các bạn.”

Chủ tịch Hiệp hội Pháp Luân Đại Pháp Bỉ kêu gọi các nhà lập pháp hành động

f794a5435568affa0f2c10dbbb359908.jpg
Ông Nico Bijnens, Chủ tịch Hiệp hội Pháp Luân Đại Pháp Bỉ, phát biểu tại cuộc mít-tinh.

Ông Nico Bijnens, Chủ tịch Hiệp hội Pháp Luân Đại Pháp Bỉ, cho biết: “Cuộc kháng nghị hôm nay diễn ra giữa Nghị viện châu Âu và Hội đồng châu Âu. Hồi đầu năm nay, Nghị viện châu Âu đã thông qua một nghị quyết lên án cuộc bức hại Pháp Luân Công. Bây giờ đến lượt các nhà lập pháp của chúng ta phải hành động và tiến về phía trước. Chúng ta phải nói rõ với các chính trị gia và các tổ chức nhân quyền rằng họ phải hành động và phải thay đổi tình trạng này”.

Với những lời kêu gọi và nỗ lực chung của các học viên Pháp Luân Công và các chính trị gia trong Nghị viện Châu Âu, Nghị viện Châu Âu đã thông qua một nghị quyết vào năm 2013 lên án việc ĐCSTQ thu hoạch nội tạng từ các tù nhân lương tâm còn sống, trong đó có các học viên Pháp Luân Công, và thông qua một tuyên bố bằng văn bản về vấn đề này một lần nữa vào năm 2015.

Tháng 1 năm nay, Nghị viện châu Âu một lần nữa thông qua nghị quyết chấm dứt cuộc bức hại Pháp Luân Công, trong đó đề cập đến trường hợp của anh Đinh Lạc Bân, một học viên Pháp Luân Công sống tại Đức, có cha mẹ ở Trung Quốc bị ĐCSTQ giam giữ vì tu luyện Pháp Luân Công.

a847d1277001dae8e4adbcd6f2f5063c.jpg
Anh Đinh Lạc Bân (bên trái) phát biểu tại cuộc mít-tinh. Nghị sỹ Annick Ponthier cầm một tấm áp phích để bày tỏ sự ủng hộ của mình.

Anh Đinh Lạc Bân đã có bài phát biểu với tựa đề “Hãy giúp cha tôi được ra khỏi trại giam phi pháp ở Trung Quốc”. Cha mẹ của anh Đinh, ông Đinh Nguyên Đức và bà Mã Thụy Mai, đã bị bắt và giam giữ tùy tiện vào ngày 12 tháng 5 năm 2023 tại Nhật Chiếu, một thành phố cảng ở tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc, vì tu luyện Pháp Luân Công. Mẹ anh đã được thả ra và bị giám sát ở nơi sinh sống, còn cha anh vẫn đang bị giam giữ.

Anh kêu gọi: “ĐCSTQ sợ các lệnh trừng phạt từ cộng đồng quốc tế. Tiếng nói của quý vị và việc đăng tải sự thật về cuộc bức hại Pháp Luân Công trên các phương tiện truyền thông xã hội sẽ không chỉ giúp trả tự do cho cha mẹ tôi mà còn giúp chấm dứt cuộc bức hại tàn bạo của ĐCSTQ đối với Pháp Luân Công.”

Bản quyền © 2025 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2024/9/25/483267.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2024/9/27/221033.html

Đăng ngày 01-10-2024; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share