Bài viết của Đức Tường, Cao Tư Vũ, phóng viên Minh Huệ tại Vienna, Áo

[MINH HUỆ 09-09-2024] Ngày 31 tháng 8 năm 2024, các học viên đã tổ chức một cuộc mít-tinh trên quảng trường Stephansplatz ở Vienna, Áo, để nâng cao nhận thức về cuộc bức hại của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ). Tiến sỹ Gudrun Kugle và bà Faika El-Nagashi, cả hai đều là thành viên của Hội đồng Quốc gia Áo, đã phát biểu tại cuộc mít-tinh và lên án sự tàn bạo của ĐCSTQ.

Bà Petra Bayr, thành viên của Hội đồng Quốc gia trong hơn 20 năm, đã tham gia buổi thắp nến tưởng niệm vào ngày 30 tháng 8 và lên án cuộc bức hại. Bà đã khởi xướng một kiến nghị kêu gọi chính phủ Áo sửa đổi luật cùng quy định hiện hành và phê chuẩn Công ước của Hội đồng Châu Âu về Chống Buôn bán Nội tạng Người.

84b6bd8a5375080f55902db7f5b89119.jpg

Tiến sỹ Gudrun Kugler (mặc áo sơ mi màu cam bên trái) và bà Faika El-Nagashi (mặc áo sơ mi trắng bên phải), thành viên Hội đồng Quốc gia Áo, kêu gọi chấm dứt cuộc bức hại của ĐCSTQ.

f3e2b2d93f49d7324c53ead87b4a9573.jpg

Tiến sỹ Gudrun Kugler (bên phải) và bà Faika El-Nagashi (bên trái) cùng một học viên Pháp Luân Đại Pháp

Mặc dù thuộc các đảng chính trị khác nhau, nhưng hai bà đều là thành viên của Ủy ban Nhân quyền thuộc Hội đồng Quốc gia và cùng nhau lên án cuộc bức hại của ĐCSTQ và hành vi cưỡng bức thu hoạch nội tạng sống từ các học viên.

Tối ngày 30 tháng 8, trước buổi mít-tinh một hôm, các học viên đã tổ chức một sự kiện trên Quảng trường Stephen. Âm nhạc do Đoàn nhạc Tian Guo biểu diễn đã thu hút nhiều người qua đường đến xem và ghi hình. Khi màn đêm buông xuống, các học viên ngồi lặng lẽ để tưởng nhớ những đồng tu đã thiệt mạng trong cuộc bức hại của ĐCSTQ suốt 25 năm qua. Một số người đã tham gia cùng các học viên để thể hiện sự ủng hộ.

9933d512a43b419ea986583318a7f182.jpg

d956ac47ced7844b5b000d55d51d73a2.jpg

Màn biểu diễn của Đoàn nhạc Tian Guo thu hút nhiều người qua đường.

eda030070e59cdb539c2bc542ed8b189.jpg

16bf0fc801184c6091f91a1aca26b50e.jpg

9c08b816d405548c50881147098eab94.jpg

383688c0b70b45b3b3e1c3985d63a0db.jpg

Người qua đường ký bản kiến ​​nghị kêu gọi chấm dứt cuộc bức hại của ĐCSTQ.

ce17ca09f99d5c0015dee28f116ae769.jpg

348d9c065cd1d9dbcff2ac6a8f8a5d4f.jpg

8c63c49f6abd2ff14669798f89dff622.jpg

Lễ thắp nến tưởng niệm những học viên đã bị bức hại đến chết.

14eb3c76dce69f35b6528c9fc8ee0ada.jpg

Mọi người ký bản kiến ​​nghị dưới ánh sáng từ điện thoại di động.

Bà Petra Bayr, người đã là thành viên của Hội đồng Quốc gia trong hơn 20 năm, đã có mặt tại buổi thắp nến tưởng niệm. Bà cũng là thành viên của Ủy ban Nhân quyền của Hội đồng Quốc gia và là người phát ngôn về chính sách đối ngoại và phát triển toàn cầu của Đảng Dân chủ Xã hội (SPÖ). Phóng viên Minh Huệ đã có các cuộc phỏng vấn các thành viên của Hội đồng Quốc gia từ ba đảng và tất cả đều bày tỏ cam kết chấm dứt nạn cưỡng bức thu hoạch nội tạng và cuộc bức hại của ĐCSTQ.

Các Đảng thuộc Hội đồng Quốc gia ủng hộ Luật Chấm dứt nạn Buôn bán Nội tạng Phi pháp

23af054e3bf4d684e62a320b1fc776dd.jpg

Bà Petra Bayr, Thành viên Hội đồng Quốc gia

Bà Petra Bayr đã khởi xướng một kiến nghị kêu gọi chính phủ Áo sửa đổi các luật và quy định hiện hành, sau đó phê chuẩn Công ước của Hội đồng Châu Âu về chống buôn bán nội tạng người. Bà Bayr cho hay việc chấm dứt nạn cưỡng bức thu hoạch nội tạng của ĐCSTQ là trọng tâm trong toàn bộ sự nghiệp chính trị của bà. Trong 20 năm qua, bà đã nhiều lần lên tiếng ủng hộ các học viên Pháp Luân Công. Bà cho biết nạn thu hoạch nội tạng sống của ĐCSTQ không chỉ nhằm vào các học viên Pháp Luân Công, mà là phổ biến. Là người khởi xướng, bà rất mừng khi thấy tất cả các đảng phái đều ủng hộ và thông qua kiến nghị kêu gọi chính phủ phê chuẩn Công ước Chống Buôn bán Nội tạng Người. Về vấn đề này, bà bày tỏ: “Làm sao chúng ta có thể ủng hộ việc giết người rồi mổ lấy nội tạng của họ? [Hành vi thu hoạch nội tạng sống] hoàn toàn vi phạm quyền con người, vi phạm những gì chúng ta đã được giáo dục và vi phạm mỗi suy nghĩ của chúng ta”.

Bà Bayer cho biết công tác chuẩn bị cho việc phê chuẩn Công ước của Hội đồng Châu Âu về chống buôn bán nội tạng người hiện đã bước sang giai đoạn lập pháp. “Điều này có nghĩa là chúng tôi phải sửa đổi tất cả các luật liên quan đến Công ước.” Bà cho hay công việc này sẽ phức tạp, nhưng sau khi hoàn tất, “người Áo sẽ không tiếp cận với nội tạng đã bị mổ lấy một cách cưỡng bức nữa, cho dù ca phẫu thuật ghép tạng được thực hiện ở đâu”.

Để chấm dứt tội ác thu hoạch nội tạng của ĐCSTQ, bà hy vọng “các tổ chức quốc tế, như Tòa án Hình sự Quốc tế có thẩm quyền về Công ước Phòng chống và Trừng phạt Tội ác Diệt chủng, sẽ tiến hành các cuộc điều tra”. Bà nhấn mạnh rằng điều quan trọng là “vấn đề này phải được đưa vào chương trình nghị sự của các tổ chức quốc tế, được xem xét một cách nghiêm túc và được giải quyết”.

Sau nhiều năm đối phó với ĐCSTQ, bà nhận thấy đây không phải là công việc dễ dàng: “Việc này rất khó, giống như khoan một lỗ trên tấm ván gỗ dày vậy, nhưng chúng tôi không thể bỏ cuộc”. Bà tin rằng các học viên Pháp Luân Công và những người không làm hại xã hội, “có quyền thực hành tín ngưỡng, niềm tin và mục tiêu sống của mình. Đây là quyền con người, bao gồm cả sự an toàn cá nhân, toàn vẹn thân thể, quyền được sống, quyền được chăm sóc sức khỏe, v.v. Điều đó đáng để đấu tranh”.

Chịu trách nhiệm giúp chấm dứt cuộc bức hại

61669a8ebf8834c13a5c8035ddbf32f8.jpg

Tiến sỹ Gudrun Kugler cho biết cuộc bức hại của ĐCSTQ là vi phạm nhân quyền.

Tiến sỹ Gudrun Kugler là người phát ngôn về nhân quyền của Đảng Nhân dân Áo (ÖVP). Bà phát biểu rằng cuộc bức hại của ĐCSTQ đối với Pháp Luân Công đã vi phạm nhiều quyền con người: “Có bằng chứng cho thấy Pháp Luân Công đang bị bức hại. Tôi thấy nhiều quyền con người đang bị họ vi phạm: như quyền của các nhóm thiểu số, quyền tự do tôn giáo, quyền toàn vẹn thân thể liên quan đến nạn thu hoạch nội tạng và các vụ bắt giữ tùy tiện nhằm hạn chế quyền tự do”. Bà cũng chỉ ra rằng: “Nạn cưỡng bức thu hoạch nội tạng là một tội ác không thể miêu tả bằng lời và phải chấm dứt ngay lập tức.”

“Tôi biết rất rõ rằng tôi cần phải góp phần vào việc bảo vệ nhân quyền.” Bà còn cho hay trong mấy năm qua, hầu như năm nào Hội đồng Quốc gia cũng thông qua các nghị quyết và đề xuất về việc chấm dứt tội ác của ĐCSTQ, và bà cũng đã nhiều lần lên tiếng nhằm chấm dứt cuộc bức hại của ĐCSTQ đối với Pháp Luân Công. Mặc dù bà nhận thấy một số quốc gia phương Tây đã không làm những gì họ nên làm vì mối quan hệ kinh tế với Trung Quốc, nhưng bà vẫn tỏ rõ quan điểm: “Tôi nghĩ rằng những vấn đề mà chúng ta thấy dù gì cũng cần phải được công khai. Tính minh bạch sẽ giúp cho những người bị bức hại, ngay cả khi đó chỉ là bước khởi đầu. Điều quan trọng là phải nỗ lực để giảm sự phụ thuộc của chúng ta vào Trung Quốc, điều này đối với nền kinh tế châu Âu cũng rất quan trọng.”

Mặc dù cuộc bức hại đang diễn ra ở Trung Quốc, nhưng Tiến sỹ Kugler tin rằng; “Chúng ta đang sống trong một thế giới toàn cầu hóa. Nếu người dân ở những nơi khác đang phải chịu đau khổ, bị đối xử bất công, thì điều này cũng liên quan đến chúng ta.” Về việc chấm dứt cuộc bức hại, bà nhận định: “Châu Âu cũng có trách nhiệm. Tôi sống ở một quốc gia có quy mô trung bình ở Châu Âu, và tôi cũng có trách nhiệm ở đây. Tôi tin rằng nếu mỗi người chúng ta thực hiện nghiêm túc trách nhiệm của mình, thì có lẽ đến một lúc nào đó Trung Quốc sẽ cảm thấy áp lực to lớn và phải thỏa hiệp. Và điều này có thể làm giảm bớt tình hình cho các nạn nhân của cuộc bức hại.”

Nỗ lực không ngừng nhằm chấm dứt cuộc bức hại

f8c99e63aa1fa11b82969867289e5787.jpg

Bà Faika El-Nagashi cho rằng nhiều người hơn nữa cần biết đến cuộc bức hại của ĐCSTQ.

Trong thập kỷ qua, bà Faika El-Nagashi, Ủy viên Hội đồng Quốc gia của Đảng Xanh (GRÜNE), cũng đã thường xuyên trao đổi với các học viên Pháp Luân Công. Bà cho biết, “Cuộc bức hại Pháp Luân Công là có hệ thống và bao phủ mọi cấp độ chính trị và giai tầng xã hội. ĐCSTQ coi Pháp Luân Công là mối đe dọa đầy nguy hiểm và họ sợ mất quyền lực. Nhưng đe dọa ở chỗ nào chứ? [Pháp Luân Công] chỉ là một môn tu luyện ôn hòa chú trọng vào việc tu tâm. Ở đây có một mâu thuẫn lớn, nhưng qua đó chúng ta cũng có thể thấy [Pháp Luân Công] có tác động và tiềm năng to lớn.”

Bà cho hay bà có ấn tượng tốt với những học viên mà bà đã gặp. Chia sẻ về việc tham gia sự kiện ngày hôm đó, bà nói: “Thật tốt khi có thể cùng nhau nói với thế giới bên ngoài lý do tại sao chúng ta nên làm việc vì điều này và tại sao điều này lại quan trọng đến vậy. Sự kiện ở trung tâm Vienna đã đạt được hiệu quả này.”

Về biện pháp chấm dứt cuộc bức hại Pháp Luân Công suốt 25 năm qua, bà phát biểu, “Trong mấy năm qua, chúng tôi đã nỗ lực về vấn đề này. Tôi cũng muốn đưa vấn đề này lên cấp quốc hội.” Bà cho biết bà thường xuyên trao đổi về vấn đề này trong các cuộc tiếp xúc với phái đoàn Trung Quốc ở nhiều cấp độ, “Hãy để vấn đề này trở thành chủ đề cho công chúng và phương tiện truyền thông của chúng ta. Đồng thời, chúng tôi sẽ cố gắng giải quyết vấn đề này thông qua các nghị quyết xuyên quốc gia và các biện pháp khác.”

Một khía cạnh cụ thể hơn về cuộc bức hại là nạn thu hoạch nội tạng của ĐCSTQ. Trong bài phát biểu của mình, bà nói: “Chúng ta cần phải cho nhiều người hơn biết được rằng các cơ quan nội tạng mà họ nhận để kéo dài sự sống không phải là nội tạng hiến tặng và không liên quan gì đến hoạt động tình nguyện cả. Phía sau bóng tối là nạn thu hoạch nội tạng có hệ thống từ những người bị giam giữ vì bức hại chính trị.” Trong cuộc phỏng vấn, bà cho biết thêm: “Áo có thể gây áp lực chính trị để làm cho những vi phạm nhân quyền này [của ĐCSTQ] ở Trung Quốc trở nên sáng tỏ hơn, được biết đến rộng rãi hơn và chấm dứt.”

Mọi người khâm phục sự bền bỉ của các học viên

Kể từ khi ĐCSTQ phát động cuộc bức hại Pháp Luân Công, các học viên trên khắp thế giới đã nghĩ ra đủ mọi biện pháp để ngày càng nhiều người biết Pháp Luân Đại Pháp là gì và cuộc bức hại tàn khốc ra sao, đồng thời mọi người có thể cùng nhau chấm dứt nó. Nói đến sự kiên trì của các học viên suốt 25 năm qua, Tiến sỹ Kugler cho biết các học viên Pháp Luân Công rất can đảm. Bà biết rằng có những đặc vụ của ĐCSTQ ở nước ngoài, bà nói: “Tôi khâm phục dũng khí của các học viên khi đã đứng lên, đặc biệt là lòng dũng cảm dám hy sinh cho dù có thể gặp nguy hiểm. Họ xứng đáng được mọi người ủng hộ nhiều hơn, chứ không chỉ các chính trị gia.”

Trong thời gian diễn ra sự kiện, nhiều người qua đường đã ký bản kiến ​​nghị và cho biết họ hy vọng chính phủ Áo sẽ làm gì đó để giúp chấm dứt cuộc bức hại Pháp Luân Công. Ông Armin Ellinger vừa ký vừa cho biết: “Đây là một hình thức hỗ trợ, nó cho người ta thấy Trung Quốc không bị cô lập và mọi người đang chú ý đến Trung Quốc. Hãy dang tay ra giúp đỡ. Nhiều người hơn nữa nên ủng hộ những nỗ lực của các học viên. Điều này không thể tiếp tục. Mọi người đang bị bức hại.” Khi được biết các học viên đã phơi bày cuộc bức hại trong 25 năm qua, ông nói: “Tôi xin gửi những lời trân trọng nhất. Cho dù kết quả có ra sao, họ vẫn luôn bền bỉ.”

Parker Zak, người làm việc cho chính phủ Hoa Kỳ, tin rằng sự kiên trì của các học viên Pháp Luân Công “thật đáng kinh ngạc, và điều đó cho thấy sức mạnh to lớn của đức tin của họ. Tôi ủng hộ họ. Không ai đáng bị bức hại vì tín ngưỡng của mình, nhưng đáng tiếc là ĐCSTQ đang làm điều này. Điều này cần phải chấm dứt càng sớm càng tốt, và cuộc bức hại không nên xảy ra.“

Bản quyền © 2025 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2024/9/9/481951.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2024/9/11/219913.html

Đăng ngày 14-09-2024; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share