Bài viết của Nhan Phác Phương

[MINH HUỆ 29-03-2024] (Ký giả Nhan Phác Phương của Cửa sổ Minh Huệ tổng hợp biên tập). Xuân Phân là tiết khí thứ 4 trong 24 tiết khí, là thời điểm giữa của 90 ngày mùa xuân, cũng có nghĩa là, đến tiết Xuân Phân, thì mùa xuân đã đi qua được một nửa rồi. Xuân Phân đa phần đều rơi vào khoảng ngày 21 tháng 3, Thời tiết Xuân Phân năm 2024 là từ ngày 20 tháng 3 đến ngày 3 tháng 4.

Lão Tử nói “Vạn vật Xuân Phân nhi sinh” (Thông huyền chân kinh), nghĩa là “Vạn vật từ tiết Xuân Phân sinh sôi. Tục ngữ nhà nông nói rằng: “Xuân Phân mạch vươn mình, một khắc đáng ngàn vàng”, ý nghĩa là, thời tiết Xuân Phân, tiểu mạch vượt qua mùa đông xanh tốt trở lại, bước vào thời kỳ sinh trưởng tích cực, vì vậy, đối với vụ mùa tiểu mạch mà nói, thì làm việc và quản lý trên cánh đồng vào thời gian này là vô cùng quý báu.

1. Ngày đêm cân bằng, nóng lạnh bình hòa

Ở bắc bán cầu, mặt trời từ nam sang bắc đi qua đường hoàng đạo, cắt đường xích đạo ở kinh độ 0, lúc này, mặt trời thẳng góc với xích đạo, vị trí này gọi là điểm Xuân Phân. Đến ngày Xuân Phân, ngày và đêm dài bằng nhau, đều là 12 tiếng đồng hồ. Theo truyền thống, mùa xuân là khoảng thời gian từ Lập Xuân đến Lập Hạ, mà Xuân Phân nằm ở chính giữa 2 tiết khí này, vừa vặn chia đôi mùa xuân.

Chữ Phân trong Xuân Phân có 2 hàm nghĩa, thứ nhất là “Phân chia đều mùa xuân”, một ý nghĩa là “Phân chia đều ngày đêm”. Do đó thời cổ đại còn gọi Xuân Phân là Nhật Trung, Nhật Dạ Phân, tháng Trọng Xuân. Bắt đầu từ Xuân Phân, thời gian mặt trời chiếu ở bắc bán cầu dần dần tăng lên, còn nam bán cầu thì ngược lại. Thời tiết Xuân Phân ngày đêm cân bằng, nóng lạnh bình hòa, thiên nhiên đạt được cảnh giới âm dương cân bằng.

Đổng Trọng Thư thời Tây Hán viết trong “Xuân Thu phồn lộ – Âm dương xuất nhập thượng hạ thiên” rằng: “Xuân Phân, âm dương mỗi thứ chiếm một nửa, do đó ngày đêm cân bằng, nóng lạnh bình hòa”.

Ngô Trừng đời Nguyên viết trong “Nguyệt lệnh 72 hậu tập giải” rằng: “Trong tháng 2, phân chia làm 2 nửa, đây là 1 nửa của 90 ngày, do đó gọi là [Xuân] Phân. Thu [Phân] cũng có ý nghĩa tương tự”.

Theo ghi chép trong “Dật Chu thư – Thời huấn giải” của Khổng Triều đời Tây Tấn, 3 khí hậu của Xuân Phân là: “Ngày Xuân Phân, huyền điểu đến, lại qua 5 ngày, tiếng sấm dậy, lại qua 5 ngày, bắt đầu có ánh chớp của sét”. Người xưa gọi loài én di cư là huyền điểu, hễ đến Xuân Phân liền từ nam bay về bắc. Tiếp theo là mưa xuân tươi tốt vạn vật, kèm theo đó là sấm, sét và chớp.

Ngày đêm cân bằng, nóng lạnh bình hòa, đối ứng đến thế sự chính là phát huy “Công bằng”. Người Trung Quốc xưa, các triều các đời đều tiến hành hiệu chỉnh dụng cụ cân đong đo đếm vào Xuân Phân và Thu Phân, để bảo vệ công bằng chính nghĩa trong mua bán, ngăn chặn xảy ra tranh chấp kiện tụng. Thực hiện đến cá nhân, chính là trong cuộc sống thuận ứng với Thiên Đạo, giao dịch trung thực, không thất đức, không tổn đức, đối xử công bằng với mọi người.

2. Tập tục và dưỡng sinh vào tiết Xuân Phân

2.1. Tết Dược Vương

Tết Dược Vương Xuân Phân là ngày tết phong tục dân gian độc đáo của dân tộc Trung Hoa, bắt đầu vào thời nhà Hậu Đường, là ngày hội lớn trong dân gian vào thời tiết Xuân Phân lưu truyền lại từ việc cúng tế Dược Vương Viêm Đế Thần Nông.

Thần Nông là 1 trong Tam Hoàng thời thượng cổ, là ông tổ của y dược và vị Thần nông nghiệp của Trung Quốc, được thế nhân tôn làm Dược Vương, Ngũ Cốc Vương, Ngũ Cốc Tiên Đế, Thần Nông Đại Đế…

2019-3-21-202745-0--ss.jpg
Ảnh: Chân dung Thần Nông trong “Lịch đại đế vương Thánh hiền danh thần đại Nho di tượng), vẽ vào thế kỉ 18, hiện lưu giữ tại Thư viện Quốc gia Pháp.

Thời kỳ Thần Nông, nhân khẩu tăng nhiều, đánh cá săn bắt không đủ đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của con người, cộng thêm tâm hồn con người không còn thuần tịnh nữa, ngày càng trái tự nhiên, môi trường tự nhiên không ngừng xấu đi, loài người bắt đầu bị bệnh tật hành hạ.

Sách “Bạch hổ thông đức luận” của Ban Cố đời Đông Hán có viết: “Thần Nông dựa vào thời của trời, chia lợi của đất, chế tạo cày, dạy người dân canh tác nông nghiệp. Hiểu đạo ký huyền diệu và giáo hóa người dân, để người dân vui vẻ học theo [nghề nông], do đó gọi là Thần Nông.”

Thần Nông đích thân nếm bách thảo, phân biệt ngũ cốc, đồng thời phát minh ra công cụ cày ruộng: lưỡi cày, dạy người dân cày cấy trồng trọt, dẫn dắt loài người bước vào thời kỳ văn minh canh nông.

Sách “Đế vương thế kỷ” của Hoàng Phủ Mịch đời Tây Tấn, Tam Quốc có viết rằng: “Viêm Đế Thần Nông sinh sống ở vùng Trường Giang, ban đầu dạy thiên hạ trồng ngũ cốc để ăn, để giảm thiểu sát sinh. Ông nếm thảo mộc, để chữa bệnh cứu mạng người. Người dân dùng hàng ngày mà không biết, nên đã trước tác 4 quyển “Bản Thảo”.”

Thần Nông nếm bách thảo, phân biệt 365 loại thảo dược, trong đó thảo dược thượng phẩm là 120 loại, có thể dưỡng sinh, thảo dược trung phẩm là 120 loại, có thể dưỡng tính, thảo dược hạ phẩm là 120 loại, có thể trị bệnh. Đồng thời viết thành sách “Thần Nông bản thảo” lưu truyền đến ngày nay, cùng với các sách đời sau là “Hoàng Đế nội kinh”, “Nạn kinh”, “Thương hàn tạp bệnh luận” hợp thành 4 bộ kinh điển lớn của Đông y, mở ra nguồn Đông dược trị bệnh.

2019-3-21-202745-1--ss.jpg
Ảnh: Thần Nông nếm bách thảo

Sách “Thần Nông bản thảo” có ghi chép rằng: “Thần Nông nếm bách thảo, một ngày gặp phải 72 loài có độc, có được trà và giải độc”. Thần Nông do phát hiện ra công dụng của trà nên đã khai sáng ra văn hóa trà Trung Hoa. Được biết, huyện An Nhân, tỉnh Hồ Nam chính là nơi Thần Nông nếm bách thảo và phát hiện ra lá trà có công dụng giữ sức khỏe.

Người An Nhân tưởng nhớ Thần Nông Viêm Đế, lần lượt xây dựng Thần Nông điện, Dược Vương tự (tức Vạn Phúc am ngày nay) ở Hương Thảo Bình, và tạo tượng Thần Nông Dược Vương. Để kỷ niệm công đức vĩ đại Thần Nông đã “chế tạo cày, đặt nền móng nghề nông, nếm bách thảo mở ra nghề y dược” ở An Nhân, người dân đã chọ 3 ngày trước và sau tiết Xuân Phân làm ngày tế xã (tế Thần Nông). Mỗi năm vào tiết Xuân Phân, Xuân xã, người An Nhân nhà nhà đều đến Hương Thảo Bình, đốt cỏ thơm, thắp hương trước bài vị chính của Viêm Đế Thần Nông, để cúng tế Dược Vương Thần Nông. “Chọn ngày tế xã tế Thần Nông để cầu ngũ cốc được mùa”. (An Nhân huyện chí – đời Thanh).

Tập tục “cản phân xã” (vội vã cho kịp ngày lễ Xuân Phân và tế xã), của người An Nhân đến nay đã lưu truyền hơn 1000 năm lịch sử, bắt đầu từ năm 935 – những năm nhà Hậu Đường. Số lượng miếu, am, điện, đường thờ Viêm Đế Thần Nông trên địa bạn An Nhân rất nhiều, phân bố rộng, có niên đại lâu đời, hương hỏa thịnh vượng, có thể nói là khá hiếm có ở Trung Quốc.

2.2. Tế mặt trời

Thiên Tử bái mặt trời vào ngày Xuân Phân, vào ngày này thiên tử còn phải tế Thần mặt trời. Trong “Lễ ký” có ghi chép rằng, Xuân Phân tế mặt trời ở đàn tế. Sách “Đế kinh tuế thời kỷ thắng” cũng có viết: “Xuân Phân tế mặt trời, Thu Phân tế mặt trăng, đó là đại lễ quốc gia, quan lại và người dân không được tự ý tế”. Tế mặt trời sớm nhất khởi nguồn thời nhà Chu, sau đó được lưu truyền lại.

Ngày nay, Nhật Đàn nằm ở bên ngoài Triều Dương Môn, cũng gọi là Triều Dương Đàn, là nơi các hoàng đế 2 triều Minh, Thanh đích thân cử hành đại lễ tế Đại Minh Thần (tức mặt trời), cử hành đại lễ 3 quỳ 9 bái, nghi thức rất long trọng.

Người xưa vào tiết Xuân Phân bắn tên, và luyện võ, xem xét đức hạnh. Vua chúa tổ chức đại xạ, dân chúng tổ chức hương xạ. Sách “Hán thư – Ngũ hành chí” có viết: “Lễ, mùa xuân là đại xạ, để thuận với dương khí”.

2.3. Đạp thanh

Tiết Xuân Phân, khí hậu ấm áp, ánh nắng đẹp tươi rực rỡ, đại bộ phận trên trái đất là chim hót hoa hương, mọi người bắt đầu đạp thanh xuất hành. Ý nghĩa nội tại của đạp thanh là thuận ứng với tiết khí, Thiên – Nhân hợp nhất. Như đã nói ở phần trên, 3 tháng mùa xuân, sinh khí bắt đầu hưng thịnh, vạn vật sinh trưởng. Vào thời tiết này, mọi người ra khỏi nhà, đến không gian giữa trời đất đầy cỏ cây hoa lá để hít thở không khí trong lành, thở ra khí dơ bẩn trong thân thể, hoạt động các kinh lạc trong thân thể, cảm thụ thiên nhiên. Đạp thanh là chủ động hòa nhập vào thời khí, thúc đẩy sự lưu chuyển dương khí trong thân thể, có ích lợi lớn cho việc giữ gìn sức khỏe.

Thả diều là một trong những hoạt động đạp thanh tiêu biểu nhất. Mùa xuân, sức gió tăng lên, là thời cơ tốt để thả diều. Diều, thời cổ đại gọi là Diêu hoặc Diên (nghĩa là diều hâu), là mãnh cầm thuộc họ chim ưng. Diều thời cổ đại đa phần dùng giấy hoặc lụa làm thành hình con diều hâu, do đó diều được gọi là Chỉ Diêu, Chỉ Diên (diều giấy). Sau này, chủng loại diều đa dạng đủ các loại ra đời.

Ngoài thả diều, thưởng thức hoa cỏ cây cối, đánh đu, đá cầu (đá bóng), kéo co, leo núi, ra sông hồ chơi, đều là các hoạt động truyền thống của đạp thanh.

2024-3-6-season-chunfen-02.jpg
Ảnh: Mùa xuân sức gió tăng lên, là thời cơ tốt để thả diều. (Tranh Diều Dơi – tập tranh Thăng Bình Lạc Sự đồ – Bảo tàng Cố Cung Đài Bắc).

2.4. Tặng tranh trâu xuân

Tục gọi là Thuyết Xuân, vào tiết Xuân Phân, đến từng nhà tặng tranh trâu xuân. Tranh trâu xuân là dùng giấy đỏ hoặc vàng khổ B2 (545 X 780mm), in tiết khí Hoàng lịch của cả năm, và các hình vẽ nông phu cày cấy. Xưa kia, người tặng tranh đại đa số đều là những người giỏi ăn nói giỏi ca hát trong dân gian, khi tặng tranh, họ còn nói những lời may mắn tốt lành về cày cấy mùa xuân, rất vần điệu và vui tai.

2.5. Dính mỏ chim

Ngày Xuân Phân, không chỉ cần phải nắm bắt nông vụ ngoài đồng, mà nhà nông còn phải ăn sủi dìn, và làm khoảng 10 cái sủi dìn không nhân, cắm lên cành tre mảnh, sau đó cắm lên bờ ruộng để cho chim ăn, gọi là dính mỏ chim. Dùng cục bột nếp cho chim ăn, với mong muốn sẽ ‘dính chặt mỏ chim lại’, để chúng không ăn hoa màu, để có được vụ mùa bội thu.

2.6. Dưỡng sinh

Do Xuân Phân phân chia đều ngày đêm, nóng lạnh, nên mọi người khi dưỡng sinh cần chú ý giữ gìn trạng thái âm dương cân bằng trong thân thể, vì vậy, ăn uống rất coi trọng “điều hòa âm dương, không đủ thì bổ, dư thừa thì tả” (Hoàng Đế nội kinh – Tố vấn – Cốt không luận).

Đông y truyền thống cho rằng, lục phủ ngũ tạng của thân thể người đối ứng với sự thay đổi 4 mùa của thiên nhiên, có khái niệm “tứ thời bổ dưỡng”. Trọng điểm của dưỡng sinh 4 mùa là mùa xuân dưỡng can, mùa hạ dưỡng tâm, mùa thu dưỡng phế, mùa đông dưỡng thận. Ngũ tạng của thân thể ứng với các màu sắc riêng, như can chủ lục, tâm chủ hồng, tỳ chủ hoàng, phế chủ bạch, thận chủ hắc, các thực phẩm có màu sắc khác nhau đối ứng với các ngũ tạng khác nhau trong thân thể, và nuôi dưỡng lẫn nhau. Do đó ăn uống điều dưỡng vào tiết Xuân Phân cần ăn nhiều hoa quả rau trái màu lục mà mùa xuân ban cho chúng ta.

Ngạn ngữ nói rằng: “Canh mùa xuân vào nội tạng, tẩy rửa gan ruột, cả nhà già trẻ, bình an mạnh khỏe”. Rau xuân là rau dền dại, nhà quê gọi là “xuân bích hao”. Ngày Xuân Phân, mọi người ra cánh đồng hái rau xuân, đem về nấu canh với cá thái lát, gọi là “canh mùa xuân”. Mọi người dùng nó đều cầu cả nhà bình anh, thân thể khỏe mạnh.

Ngoài ra còn phải giữ gìn sự vui vẻ, và trạng thái tinh thần tích cực, rèn luyện thích hợp, sinh hoạt đúng giờ theo định lượng, thì mới đạt được hiệu quả dưỡng sinh tốt nhất.

2024-3-6-season-chunfen-03.jpg
Ảnh: Tháng 2 mùa xuân, thực vật trổ hoa hoặc đâm chồi, động vật lột xác hoặc thay lông, giữ trời đất là sinh cơ bừng bừng. (Một phần bức tranh “Đào nguyên diên khách” trong tập tranh “Sơn thủy bát thiếp” của Phương Tông đời Thanh – Bảo tàng Cố Cung Đài Bắc)

Lời kết

Văn hóa truyền thống mà xã hội nhân loại thừa kế, bao gồm chế độ điển chương, quy phạm đạo đức, và coi trọng lễ nghi, đa phần đều là người xưa căn cứ vào thiên thời địa lợi mà chế định ra. “Trước tiên quan sát trời đất, sau đó định ra việc của con người”, cũng có nghĩa là, kính phụng thiên thời, để con người hợp với trời, đó là cảnh giới đạo đức mà các bậc Thánh hiền cổ đại dốc sức thực hành, và dạy bảo đời sau. Đây chính là “Thiên – Nhân hợp nhất” mà mọi người đều quen thuộc.

Sách “Trung dung” có viết rằng: “Thiên mệnh chi vị tính, suất tính chi vị Đạo, tu Đạo chi vị giáo” (tạm dịch: Trời ban cho bản tính, tuân theo bản tính là Đạo, tu Đạo là giáo hóa). Ý nghĩa là, con người nếu có thể giữ được bản tính đồng hóa với Trời mà không xê dịch, thì có thể hưng thịnh trường tồn như Trời Đất.

Tháng 2 mùa xuân, thực vật hoặc là trổ hoa, hoặc là đâm chồi nảy lộc, động vật hoặc là lột xác, hoặc là thay lông, giữa trời đất là sinh cơ bừng bừng. Hơi thở của sinh mệnh hòa hợp với niềm vui, tràn đầy trong trời đất, đem lại hy vọng cho con người, chạm đến ký ức xa xưa.

Cuối cùng, dùng một bài thơ nguyên tác “Mùa xuân sớm” để làm lời kết bài viết này, chúc mọi người trân quý thời gian mùa xuân ấm áp, trân quý duyên phận đến thế gian.

Mùa xuân sớm

(Tác giả: Viễn Phương)

Đào mận thơm hương hạnh hoa cười
Hỷ thước líu lo trên cành cao
Ruộng đồng bát ngát lúa xanh tươi
Lại một năm nữa xuân đến sớm
Đi khắp phố phường không quản ngại
Tâm chứa xóm làng nên đến bảo
Thành niệm Pháp Luân Đại Pháp hảo
Minh bạch chân tướng đắc phúc báo

2024-3-6-season-chunfen-01.jpg
Ảnh: Tranh “Tặng phúc” – tác phẩm của học viên Pháp Luân Công.

(Bản nguyên văn trên Minh Huệ: “Xuân Phân Dược Vương tiết”)

Bản quyền © 2024 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2024/3/19/473966.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2024/3/31/216404.html

Đăng ngày 26-06-2024; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share