Bài viết của Hoài Viễn

[MINH HUỆ 01-04-2024] Tiết Thanh Minh là ngày quan trọng, người Hoa tảo mộ tế tổ. Trong văn hóa truyền thống Trung Hoa, tế tự kính Thần có lịch sử lâu đời, Thanh Minh tế tổ bắt đầu từ triều Chu, đến triều Đường trở thành ngày lễ chính thức, cho đến ngày nay vẫn luôn lưu giữ truyền thống Thanh Minh tảo mộ, tưởng nhớ tổ tiên.

Thanh Minh là 1 trong 24 tiết khí của Trung Quốc. Mỗi năm vào khoảng ngày 5 tháng 4 dương lịch, mặt trời di chuyển đến 15 độ hoàng kinh, tức là ngày thứ 15 sau tiết Xuân Phân, chính là tiết khí Thanh Minh. Trong các ghi chép thiên tượng cổ đại, [tiết Thanh Minh] là khi sao Bắc Đẩu chỉ về hướng chòm sao Ất trong 28 chòm sao (nhị thập bát tú). “Hoài Nam Tử – Thiên văn huấn” có viết: “15 ngày sau Xuân Phân, Bắc Đẩu chỉ về hướng chòm sao Ất, thì gió Thanh Minh đến”. Theo cách nói của “Tuế thời bách vấn” thì: “Lúc này vạn vật sinh trưởng, tất cả đều thanh khiết và trong sáng, do đó gọi là Thanh Minh”. Do đó xưa nay Thanh Minh luôn được dụng để chỉ nền chính trị thông đạt, con người hòa ái, đức hạnh tốt đẹp.

Nguồn gốc tết Thanh Minh

Tết Thanh Minh ban đầu được đặt ra là để kỷ niệm Giới Tử Thôi của nước Tấn thời Xuân Thu Chiến Quốc. Trong thời gian Công tử Trùng Nhĩ nước Tấn lưu vong, Giới Tử Thôi đã cắt thịt trên thân mình để dâng cho Công tử ăn, 19 năm lưu lạc trầm luân, trải hết mọi ma nạn, chỉ vì để nước Tấn có một vị quốc quân trong sáng. Giới Tử Thôi không cầu được phong thưởng, tạ từ trở về quê, chỉ mong quân vương “chuyên cần chính sự, trong sáng rồi lại trong sáng hơn nữa”. Giới Tử Thôi cùng mẫu thân ôm cây liễu chết trong lửa, chỉ vì bảo tồn khí tiết trong sáng chính trực. Để kỷ niệm ông, người dân đã không nổi lửa 1 tháng (sau đổi thành 3 ngày), chỉ ăn đồ ăn nguội (hàn thực), và tới tấp đến mộ Giới Tử Thôi ở núi Cẩm để tế tự, rồi hình thành Tết Hàn thực.

Mãi cho đến triều Đường, Tết Hàn thực là ngày thờ cúng tổ tiên, tiết Thanh Minh là 1 trong 24 tiết khí. Do 2 ngày lễ này chỉ cách nhau 1 ngày, nên vào năm Khai Nguyên thứ 20 (năm 732), Đường Huyền Tông đã hạ chiếu rằng: “Hàn thực đến mộ tế lễ, lễ này không có văn bản ghi chép, thời cận đại mới tương truyền, dần trở thành phong tục… đưa vào ngũ lễ, để trở thành nghi lễ vĩnh viễn”. Thế là Đường Huyền Tông đã dùng hình thức pháp lệnh để hợp nhất Tết Hàn thực và tiết Thanh Minh, đưa hoạt động đến mộ phần tảo mộ vào trong “Ngũ lễ”, và từ đó “trở thành nghi thức vĩnh viễn”. Việc này đã khiến Thanh Minh tảo mộ trở thành phong tục lễ nghi chính thờ cúng tổ tiên, đánh dấu Tết Thanh Minh đã được quốc gia pháp định hóa.

Thời Đường Tống, các đại thần trong triều mỗi dịp Thanh Minh đều muốn trở về quê hương cúng tế tổ tiên, có người ở xa ngàn dặm, thời gian đi lại cần 1, 2 tháng, nhưng triều đình cũng không có lý do từ chối, thậm chí còn khen thưởng.

Những người tham gia hoạt động cúng tế Thanh Minh là toàn thể quốc dân, trên đến quân vương đại thần, dưới đến dân thường, đều cúng tế lễ bái tổ tiên vào ngày này. Đến thời Minh, hình thức thờ cúng Tết Thanh Minh càng long trọng hơn. Hoàng thân quý tộc phải mặc lễ phục, mang theo hộp lễ vật, xe cộ, người ngựa đến mộ tổ tiên cử hành nghi thức cúng tế. Đến triều Thanh, việc tế tự Thanh Minh vẫn giữ được nghi lễ phép tắc truyền thống.

Thận chung truy viễn, dân đức quy hậu

Vì sao người xưa lại coi việc thờ cúng tổ tiên lại quan trọng như vậy?

Thanh Minh tảo mộ thể hiện sự coi trọng luân thường đạo lý. “Nhân nghĩa” và “Hiếu đễ” là trung tâm của đạo đức truyền thống dân tộc Trung Hoa, trong khi thờ cúng và tưởng nhớ tổ tiên, bồi dưỡng cái tâm cảm ân của con cháu đời sau.

Khổng Tử nói: “Thận chung truy viễn, dân đức quy hậu hĩ” (Kính cẩn làm tang lễ, thành kính thờ cúng tổ tiên, thì đức tính người dân sẽ trở nên thuần hậu), tức là cung kính tưởng nhớ những tiền nhân đã qua đời, thì đạo đức phong tục của dân chúng sẽ rất thuần hậu. Đệ tử của Khổng Tử là Tăng Tử từng hỏi rằng: “Con xin hỏi, đức của Thánh nhân không gì ngoài đạo hiếu chăng?”

Khổng Tử nói: “Đức hạnh của con người, không gì lớn hơn hiếu”. Trong đạo hiếu thì không gì quan trọng bằng kính trọng ông bà tổ tiên.

Trong Sử Ký, Tư Mã Thiên nói: “Thiên địa giả, sinh chi bản dã. Tiên tổ giả, loại chi bản dã” (Trời đất là cái gốc của mọi sự sống. Tổ tiên là cái gốc của loài người). Từ xưa đến nay, kính trời thờ cúng tổ tiên thực chất là nhắc nhở mọi người kính Trời, đó là cái gốc của con người, cần phải kính phụng Trời, cho rằng Thượng Thiên đã sáng tạo ra thế giới, sáng tạo ra con người. Thờ cúng tổ tiên là cội nguồn của con người, không được quên tổ tiên, làm người cần phải biết nguồn cội, thì mới sinh sôi trường tồn.

“Phá tứ cựu” hủy hoại lăng tổ “Tam Khổng”

Từ năm 1949, sau khi chấp chính, Trung Cộng lấy danh nghĩa “đánh thổ hào, chia ruộng đất”, đã phá hủy trật tự truyền thống đã được duy trì hơn 2000 năm, điên cuồng phát động một loạt các phong trào như Tam phản, Ngũ phản, Cải cách ruộng đất, chống cánh hữu, trong tư tưởng vô Thần “đấu Trời, đấu Đất, đấu người”, đã dần dần cắt đứt văn hóa truyền thống Trung Hoa.

Từ giữa những năm 1960, Trung Cộng bắt đầu thúc đẩy hỏa táng. Công văn 14 của Bộ Nội vụ đã chỉ rõ rằng: “Những thành phố tử 200.000 dân trở lên, đặc biệt là các thành phố công nghiệp không có khu hỏa táng, thì phải từng bước xây dựng lò hỏa táng, để thúc đẩy mở rộng việc hỏa táng”.

Sau khi Cách mạng Văn hóa nổ ra năm 1966, “Phá tứ cựu”, phá trừ tư tưởng cũ, văn hóa cũ, phong tục cũ, tập quán cũ bắt đầu từ Bắc Kinh lan ra khắp toàn quốc, đồng thời diễn biến thành đào mộ, hủy xác đốt xương.

Khổng Tử là một trong những nhân vật tiêu biểu nổi tiếng nhất của văn hóa truyền thống Trung Quốc, được hậu thế tôn là “Chí Thánh tiên sư”, “Đại thành chí Thánh Văn Tuyên Vương”, “Vạn thế sư biểu” v.v.

Ngày 29 tháng 11 năm 1966, hồng vệ binh tay cầm cuốc xẻng và nông dân ở gần đó được điều đến để lập đội đào mộ, mục tiêu là đào mộ 3 đời trên và 3 đời dưới của nhà họ Khổng. 3 đời trên là Khổng Tử, Khổng Lý và cháu nội Khổng Cấp. 3 đời dưới là mộ 3 vị Diễn Thánh Công cuối cùng mai táng ở Khổng Lâm là Khổng Lệnh Di cùng phụ thân và tổ phụ. Hồng vệ binh làm thế này với ý nghĩa là phá hủy toàn bộ từ đầu tới cuối Khổng gia.

Để đẩy nhanh tiến độ đào mộ, họ còn sử dụng cả mìn và thuốc nổ. Mộ của Khổng Tử bị nổ tung, đất bắn tung tóe. Thi thể của Diễn Thánh Công Khổng Lệnh Di và thê thiếp, thi thể của phụ thân Khổng Lệ Di là Khổng Tường Kha và thi thể phu nhân cũng bị đào lên.

Sau khi mộ Khổng Tử bị đào lên, mộ của những danh nhân văn hóa trong lịch sử văn minh 5000 năm Trung Hoa, hầu như đều bị đào. Lăng Hoàng Đế – người được các con cháu Trung Hoa kính ngưỡng mấy nghìn năm, ngoài những cây cổ thụ ra, những kiến trúc cơ bản đều bị hồng vệ binh phá hủy triệt để. Lăng Hoàng Đế bị phá hoại vĩnh viễn. Lăng Hoàng Đế hiện nay là được xây dựng lại sau năm 1992. Lăng Viêm Đế ở Hà Nam cũng giống như thế, không thoát khỏi ách vận, điện chính và các kiến trúc phụ đều bị hủy, mộ bị đánh bộc phá, những đồ vật còn lại trong lăng mộ đều bị cướp đoạt hết, cuối cùng cả gò đất khu mộ cũng bị san phẳng. Ngoài ra, lăng vua Thuấn ở Vận Thành Sơn Tây cũng bị phá hủy, trên mộ treo một chiếc loa lớn.

Sau phong trào “Phá tứ cựu” của Cách mạng Văn hóa, văn minh Trung Hoa như chiếc diều đứt dây, như thân cây không có nước. Sau những năm 1990, toàn xã hội “lấy kinh tế làm trung tâm” đã bị bao trùm bởi bầu không khí tiền bạc, coi đất đai là nguồn vốn chủ yếu để phát triển kinh tế, cưỡng chế trưng thu đất đai, khiến mộ tổ của người dân nông thôn khó bảo toàn được.

Năm 2012, Hà Nam nổi lên “phong trào san phẳng mộ” với khí thế rầm rộ, trong vòng nửa năm, 3,5 triệu ngôi mộ đã bị san phẳng, ảnh hưởng đến hàng chục triệu người.

Năm 2019, tờ “Pháp chế nhật báo” đưa tin ngày 27 tháng 3 rằng, thành phố Tĩnh Giang, Giang Tô đang tiến hành phong trào cưỡng chế san phẳng mộ. Bởi vì trong nội tâm biết rằng hành vi vày không được lòng dân, nên tất cả các thôn làng của thành phố Tĩnh Giang đều thông báo miệng tới người dân, thông qua Wechat gửi thông báo, dùng những “Thông báo” không đóng dấu, để phòng bị báo chí vạch trần.

Có người dân nói, có thôn chưa được sự đồng ý của người ta, hoặc trong tình trạng người ta không được biết, đã cưỡng chế san phẳng tất cả mộ của toàn thôn, dẫn đến nổ ra xung đột. “Những sự kiện thế này trong dịp Tết Thanh Minh có thể sẽ ngày càng nhiều”.

Dân mạng tới tấp lên án: “Thương thiên hại lý, không còn chút nhân tính nào! Đồ mất gốc quên tổ tiên”; “Đào mộ tổ người ta thì sẽ tuyệt tự tuyệt tôn!”; “Thời xưa, đào mộ tổ người ta là sẽ phải bị chặt đầu”; “Trước tiên hãy khiêng người trong quan tài thủy tinh ra”.

Có dân mạng tố cáo: “Nam Thông, Giang Tô cũng có hiện tượng như thế này, nghe nói phải hoàn thành trước ngày 1 tháng 4, trên tỉnh đã tống đạt mệnh lệnh, nói rằng không hoàn thành sẽ mất mũ ô sa (tức cách chức)”.

Còn có phong trào “cướp quan tài, đào mộ đốt xác” do Giang Tây phát động, bị người dân lên án là “táng tận lương tâm” nhất. Nhiều vùng tỉnh Giang Tô vì để hoàng thành “Cải cách an táng” của cấp trên, các “đội chấp pháp” như thổ phỉ kéo vào làng, cướp đoạt, đập phá quan tài của người dân, thậm chí cướp thi thể, đào mộ, đốt xác. Chỉ trong thời gian hơn 1 tháng ngắn ngủi, chỉ riêng thành phố Thượng Nhiêu đã tịch thu, thiêu hủy ít nhất hơn 5000 cỗ quan tài, khiến dân chúng oán hận đùng đùng.

Trong quan niệm truyền thống của người Trung Quốc, sự tồn tại của mộ tổ khiến tổ tiên đã qua đời và con cháu còn sống được liên kết với nhau. Mỗi dịp Thanh Minh, Đông Chí, dân chúng đem theo đồ cúng, đến mộ tổ tiên cúng bái. Con cháu đời sau trong cuộc đời khi gặp được chuyện đại hỉ, thì cũng đến mộ tổ tiên cúng tế, thông báo cho tổ tiên. Việc tưởng nhớ đối với tổ tiên khiến công đức và thiện hạnh của tổ tiên ăn sâu vào trong tâm mỗi người, con cháu đời sau quy phạm cuộc sống đời này của mình, đó chính là “thận chung truy viễn, dân đức quy hậu”.

Người già nông thôn tự sát: được coi là bình thường, hợp lý

Từ cải cách ruộng đất những năm 1950, đến Phá tứ cựu trong Cách mạng Văn hóa những năm 1960, sau khi trải qua 10 năm hạo kiếp Cách mạng Văn hóa, nông dân có được thời kỳ hơn 10 năm khôi phục sản xuất hiếm có. Sau đó trước và sau năm 2000, việc mua bán đất đai quy mô lớn, cộng thêm thiếu bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội ở nông thôn, khiến nông dân không có mảnh đất cắm dùi. Từ tinh thần đến vật chất, nông thôn Trung Quốc có những người già với tỷ lệ khá cao đã mất đi chỗ dựa cơ bản.

Theo bài viết “Trung Quốc mỗi năm có ít nhất 100.000 người già 55 tuổi trở lên tự sát” của tạp chí “Y dược và sức khỏe” kỳ thứ 2 năm 2010, “Hiện nay, nước ta mỗi năm có ít nhất 100.000 người già từ 55 tuổi trở lên tự sát, chiếm 36% số người tự sát mỗi năm”.

Mạng Tin tức Trung Quốc vào ngày 30-7-2014 đã đăng bài viết “Điều tra hiện tượng tự sát của người già nông thôn: Địa phương cho là bình thường, hợp lý”, các học già khoa Xã hội học Đại học Vũ Hán đã bỏ thời gian 6 năm để đến hơn 40 thôn trang của 11 tỉnh, và đã phát hiện ra rằng, hiện tượng người già tự sát đã nghiêm trọng đến mức ‘trông thấy mà đau đớn lòng’. Kết quả điều tra cho thấy, nguyên nhân tự sát chủ yếu là sinh sống khó khăn, và thống khổ vì bệnh tật. Cả 2 nguyên nhân này chiếm 60% nguyên nhân tự sát. Tiếp theo là đến vấn đề tình cảm, con cái đến các thành phố lớn làm việc, người già ở nhà đơn độc, nguồn kinh tế không được đảm bảo, phương thức sinh sống truyền thống không còn tồn tại, mà phương thức ra đi “mồ yên mả đẹp” cũng đối mặt với sự quấy phá của phong trào san phẳng mồ mả, cải cách mai táng (tỷ lệ hỏa táng ở Trung Quốc là 53%). Bắt đầu từ năm 1990, tỷ lệ người già nông thôn Trung Quốc tự sát đã tăng mạnh, và luôn giữ ở tỷ lệ cao. Tinh thần của người già không được an ủi, tự sát đã trở thành hành động bất lực, sự kiện tự sát ở nông thôn được coi là việc bình thường, thậm chí là hợp lý.

Tôn kính người già vốn là truyền thống hàng trăm hàng nghìn năm nay, nhưng những văn hóa lễ nghi truyền thống 5000 năm này dưới sự hoành hành của văn hóa đảng của Trung Cộng, đã bị trừ bỏ tận gốc. Sự coi thường sinh mệnh, đã đến mức ‘những điều trông thấy mà đau đớn lòng’.

Đảo lộn trắng đen, đổ thêm tội

Trung Cộng dùng giả, ác, đấu để cướp đoạt chính quyền, coi những học viên Pháp Luân Công tu luyện chiểu theo Chân-Thiện-Nhẫn là kẻ thù quốc gia. Theo báo cáo của trang mạng Minh Huệ, năm 2023, 1.188 học viên Pháp Luân Công bị Trung Cộng phán xử tù một cách sai trái, so với năm trước tăng thêm 545 người. Năm 2023, 209 học viên Pháp Luân Công bị Trung Cộng bức hại qua đời, tăng 37 người so với năm trước. Năm 2023, có 383 học viên Pháp Luân Công già trên 60 tuổi bị phán xử tù trái pháp luật, trên 70 tuổi có 201 người, người già nhất 89 tuổi. Trong báo cáo của trang mạng Minh Huệ, những cụ già tuổi ngoài 80, ngoài 90 bị phán xử tù phi pháp tồn tại khắp nơi [ở Trung Quốc].

Pháp Luân Công hồng truyền từ năm 1992, người tu luyện lên đến 100 triệu người, nhưng năm 1999, sau khi Trung Cộng phát động cuộc bức hại đối với Pháp Luân Công, đã có trên 5.000 học viên Pháp Luân Công (đã được chứng thực) bị bức hại đến chết. Dưới sự thống trị của Trung Cộng, không biết còn có bao nhiêu sinh mệnh vô tội biến mất, trong Tết Thanh Minh, lại có bao nhiêu gia đình phải chịu đổ máu và nước mắt không đáng xảy ra này?

Dưới sự thống trị của Trung Cộng, tai họa không ngừng, 3 năm dịch bệnh đã cho tất cả mọi người bài học, bao nhiêu doanh nghiệp phá sản, bao nhiêu người thất nghiệp, hỏa hoạn, cháy nổ, càng liên tiếp không ngừng, bao nhiêu sinh mệnh đã đột nhiên biến mất như thế này? Trung Cộng đã tạo ra bao nhiêu bi kịch nhân gian?

“Thanh minh thời tiết vũ phân phân, lộ thượng hành nhân dục đoạn hồn” (Thanh minh thời tiết lất phất mưa, trên đường người đi sắp hết hồn). Muốn may mắn tránh khỏi thiên tai nhân họa do Trung Cộng tạo ra, thì đầu tiên chúng ta cần phải khiến tư tưởng bản thân trong sáng ra. Ngày nay, đã có 400 triệu người [Trung Quốc] thoái xuất khỏi các tổ chức đảng, đoàn, đội của Trung Cộng mà họ đã từng gia nhập. Loại tư tưởng trong sáng, suy nghĩ độc lập này của họ, không chỉ giúp họ có được sự bảo hộ của Thần Phật, mà còn trợ giúp gia đình họ bước vào sự phát triển tốt đẹp.

Bản quyền © 2025 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2024/4/1/474801.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2024/4/14/216579.html

Đăng ngày 22-05-2024; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share