Bài viết của Trúc Vận

[MINH HUỆ 31-03-2024]

2024-3-30-life-edu-01.jpg

“Tiểu học thi” – Tác phẩm tốt của giáo dục vỡ lòng

Triều Thanh có một tài liệu giáo dục là “Tiểu học thi”, là tác phẩm tốt của giáo dục vỡ lòng. Tác phẩm do Tạ Thái Giai (người Mộng Tân, Hà Nam đời Thanh), cải biên từ trước tác “Tiểu học” của đại học giả Chu Hi đời Tống. Tác phẩm chia làm 3 phần: Lập giáo (Xác lập việc giáo dục), Minh luân (Làm sáng tỏ luân thường đạo lý), Kính thân (Kính trọng bản thân). Toàn bộ tác phẩm là dùng thể thơ Ngũ ngôn, 5 chữ 1 câu, 4 câu là 1 đoạn, ngôn ngữ cố gắng dùng từ thông dụng, dể hiểu. Trong tài liệu dạy học này có rất nhiều nội dung liên quan đến những việc như tiến lui, quét dọn, xử thế, lập thân, đều là dùng 1, 2 bài thơ là đã giảng rõ ra rồi. Xin trích vài bài thơ chia sẻ cùng mọi người.

(1)

Trang kính thời thời cường, tứ an nhật nhật thâu.
Tiểu nhân quân tử lộ, tòng thử phán thiên thu.

Dịch nghĩa: Làm người trang trọng, tự tôn tự trọng, thì mọi lúc đều tiến bộ. Luôn thích an dật, thì ngày càng lười nhác. Quân tử hay tiểu nhân, từ điểm này là có thể phân biệt được.

(2)

Ám địa hốt khuy tâm, tu phòng giám sát Thần.
Niệm đầu phương động xứ, Thiên giới dĩ tri văn.

Dịch nghĩa: Trong tình huống mà không người hay biết, cũng không được làm việc trái lương tâm, cần phải nghĩ rằng, Thượng Thiên có Thần linh giám sát thị phi thiện ác của nhân gian. Con người vừa động một niệm đầu, thì Thiên giới đã biết rõ ràng rồi. Đây là tri thức thông thường về đạo đức cơ bản tu tâm dưỡng tính, đối nhân xử thế.

(3)

Quân tử tổng hư tâm, kiêu căng thị tiểu nhân.
Hồi đầu bất nhận thác, di ngộ đáo chung thân.

Dịch nghĩa: Quân tử luôn khiêm tốn, phát hiện thấy mình có lỗi thì lập tức sửa chữa. Kiêu ngạo tự đại, ra vẻ ta đây, đó là thái độ của tiểu nhân. Làm việc sai rồi lại không muốn thừa nhận, cũng không sửa chữa, thì sẽ lầm lỡ cả cuộc đời.

(4)

Dâm loạn gian tà sự, nguyên phi nhân sở vi.
Thủ thân bạch như ngọc, nhất điểm vật khinh khuy.

Dịch nghĩa: Bất kể là nam hay nữ, phẩm đức trung trinh tiết tháo là quan trọng nhất, việc xấu như dâm loạn là điều mà con người thực sự không nên làm. Cần giữ gìn tấm thân trong sạch của mình, giống như ngọc trắng không tì vết, đạo đức, trung trinh, tiết tháo nhất định không được coi nhẹ.

Tài liệu dạy học như thế này, thì đồng thời với việc nhận biết chữ, học sinh cũng sẽ học được làm người như thế nào. Tuổi nhỏ mà có thể phân biệt được thiện – ác, biết được việc gì nên làm, việc gì không nên làm. Điều này giúp ích rất lớn đối với sự trưởng thành của mỗi người.

Sức sống của giáo trình học tập của học sinh tiểu học thời Dân Quốc

Có bình luận rằng, giáo trình học tập tiểu học thời Dân Quốc là một tấm gương chiếu yêu vĩnh viễn không lỗi thời: Nó nhân văn, tự do, sâu sắc, trang nhã, tất cả đều soi rõ những công danh, giam cầm, xấu xa, thô tục của ‘giáo trình học tập độc hại’ ngày nay.

Giáo trình học tập tiểu học thời Dân Quốc là bồi dưỡng công dân từ nhỏ về ý thức hiện đại, tiết tháo, có thành tựu, có phẩm chất. Đây là nền tảng để quốc gia giàu mạnh, dân tộc phục hưng. Dùng lời thời đó nói, đây là “đặt nền tảng thường thức, đặt nền tảng thẩm mỹ, đặt nền tảng luân lý, đặt nền tảng nhân cách, đặt nền tảng giáo dưỡng, đặt nền tảng truyền thống, và cuối cùng là đặt nền tảng tinh thần dân tộc”.

2024-3-30-life-edu-02.jpg
Ảnh: “Giáo trình Quốc ngữ Khai minh”.

Để hoàn thành sự nghiệp này, rất nhiều đại sư như Thái Nguyên Bồi, Diệp Thánh Đào, Phong Tử Khải, Chu Tự Thanh, Hạ Cái Tôn, Trương Nguyên Tế, Vương Vân Ngũ, Cố Hiệt Cang, Trần Hạc Cầm… đều cam tâm tình nguyện không quản gian khổ biên soạn, hiệu đính sách giáo khoa quốc ngữ cho trẻ em.

Giáo trình học tập tiểu học thời Dân Quốc không phải là toàn quốc thống nhất biên soạn xuất bản, không có sự lũng đoạn. Có học giả thống kê, từ năm 1912 đến 1949, toàn quốc tổng cộng đã biên soạn xuất bản hơn 100 bộ sách quốc văn tiểu học, sách giáo khoa quốc ngữ. Từ đó hình thành “cục diện trăm hoa đua nở, trăm thuyền đua nhau, trở thành thời đại hoàng kim biên soạn sách giáo khoa trong lịch sử giáo dục hiện đại của Trung Quốc”.

Lấy 2 ví dụ “Bài đầu tiên của giáo trình ngữ văn Dân Quốc”:

Năm 1912, chính phủ lâm thời thành lập bộ giáo dục, công bố phương châm giáo dục “chú trọng giáo dục đạo đức… dùng giáo dục thẩm mỹ để hoàn thành đạo đức”.

“Chào thầy”, “Chào các bạn nhỏ”.

Một hai câu, vài chữ, là toàn bộ nội dung bài học đầu tiên sách “Giáo trình quốc ngữ khai minh”.

Cha của Vĩnh Nhi nói với Vĩnh Nhi rằng: “Nếu có khách đến, đầu tiên phải hỏi quý danh của khách”. Ngày hôm sau, ông Từ nhà đối diện đến gặp cha của Vĩnh Nhi, Vĩnh Nhi nói: “Thưa ông Từ, xin hỏi quý danh?”

Đây là toàn văn nội dung bài “Xin hỏi quý danh” trong “Sách giáo khoa quốc ngữ Thương vụ” xuất bản năm 1917. Bên dưới bài là hình vẽ Vĩnh Nhi vẻ mặt ngây ngô, gửi giáo dục vào trong vui cười, khiến người ta không nhịn được cười.

Rất nhiều chuyên gia và truyền thông bình luận rằng, bài học đầu tiên của giáo trình học tập thời Dân Quốc đã dạy học sinh học làm người. Sách giáo khoa ngày nay đầy vẻ nhân tạo, học sinh đã bị tẩy não.

Gần đây, các bậc phụ huynh ở Trung Quốc Đại lục dấy lên trào lưu theo đuổi sách giáo khoa thời kỳ Dân Quốc, giới xuất bản Thượng Hải đã in lại các sách giáo khoa thời Dân Quốc như “Sách giáo khoa ngữ văn khai minh”, một thời gian đã bán rất chạy, trên mạng đánh giá cao nhiều như thủy triều. Có thể thấy, tài liệu sách giáo khoa xưa, đã qua gần trăm năm nhưng vẫn còn sức sống.

Sách giáo khoa độc hại của Trung Cộng đã hủy hoại hết thế hệ này đến thế hệ khác người Trung Quốc

Trong thể chế giáo dục, Trung Cộng lợi dụng sách giáo khoa để tẩy não, đầu độc thanh thiếu niên, việc này đã kéo dài rất lâu rồi.

Mấy chục năm nay, trong sách giáo khoa ngữ văn, lịch sử và chính trị tiểu học, trung học, đầy rẫy những câu chuyện tẩy não đỏ tuyên dương “giả ác đấu”, lịch sử giả tạo, nhân vật anh hùng giả tạo. Ví như việc Hồng quân chạy trốn được tuyên truyền là lên miền bắc kháng chiến chống Nhật; việc Nam Nê Loan trồng thuốc phiện thì được tô vẽ thành sản xuất lớn; việc Tân Tứ quân, Bát Lộ quân chỉ biết đào địa đạo, đánh du kích thì được miêu tả thành cột trụ trong cuộc chiến chống Nhật.

Ví dụ nữa, năm 2010, sách “Phẩm đức và xã hội” lớp 5 quyển 1 của nhà xuất bản giáo dục Sơn Đông, lợi dụng trò bịp “Tự thiêu Thiên An Môn” – vụ lừa bịp thế kỷ do Trung Cộng tự biên tự diễn, để lừa dối học sinh tiểu học, từ nhỏ đã kích động trẻ em thù hận đối với quần thể tín ngưỡng Pháp Luân Công.

2024-3-30-life-edu-03.jpg

Tiếp theo, những năm gần đây, Trung Cộng sử dụng mọi thủ đoạn tăng cường tẩy não trẻ em. Thời gian dịch bệnh năm 2020, mạng dịch vụ thanh thiếu niên Thiểm Tây đưa tin, ở nhà kỷ niệm căn cứ cách mạng khu Thiểm – Cam – Ninh, các học sinh mặc quân phục hồng quân, đội mũ bát giác quân đội, tái hiện cảnh chiến đấu ném lựu đạn, tiến hành diễn luyện “truyền thừa gene đỏ”. Năm 2021, mục tiêu trăm năm xây dựng đảng của Trung Cộng là, yêu cầu các trường mẫu giáo, tiểu học, trung học các địa phương triển khai các hoạt động “học về đảng”, “học lịch sử đảng”, yêu cầu thiếu niên nhi đồng nghe lời đảng, đi theo đảng, đảm bảo “giang sơn đỏ vĩnh viễn không đổi màu”.

Sự tẩy não của Trung Cộng đối với trẻ em, đã công khai đi ngược với luân lý, phản nhân loại. Năm 2023, Trung Cộng ban bố “Luật chống gián điệp”, dấy lên phong trào toàn dân chống gián điệp. Trong phim hoạt hình chuyên đề giáo dục an ninh quốc gia ở tiểu học, Trung Cộng công khai cổ vũ thiếu niên nhi đồng quan sát các hoạt động của người nhà xem có tình hình khả nghi không, nếu có, kịp thời báo cáo với cơ quan an ninh quốc gia, để người nhà chủ động khai báo, được khoan hồng. Trung Cộng mưu đồ bệnh hoạn, muốn bi kịch Cách mạng Văn hóa Trương Hồng Binh tố cáo mẹ tái diễn thời hiện đại.

2024-3-30-life-edu-04.jpg

Ngày nay, trong trường học ở Trung Quốc Đại lục, đầy sát khí, các vụ việc bị giết, tự sát, mất tích, bị ức hiếp… không ngừng xảy ra khắp nơi, nguyên nhân gốc rễ của nó là kết quả của việc tà đảng Trung Cộng vứt bỏ văn hóa truyền thống, tuyên truyền giáo dục đấu tranh thù hận. Sách giáo khoa độc hại của Trung Cộng đã hủy hết thế hệ này đến thế hệ khác người Trung Quốc.

Lối thoát ở đâu? Khôi phục giáo dục văn hóa truyền thống Trung Quốc, lấy lại tín ngưỡng đối với Phật, Đạo, Thần, tuân theo chuẩn tắc làm người “Chân Thiện Nhẫn”, và giá trị quan “Nhân Nghĩa Lễ Trí Tín”, đó mới là lối thoát duy nhất bồi dưỡng trẻ có lương tri, kính Trời biết mệnh, nâng cao đạo đức, từ đó trưởng thành lành mạnh.

Bản quyền © 2024 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2024/3/31/474753.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2024/6/24/218747.html

Đăng ngày 30-07-2024; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share