Bài viết của một học viên Pháp Luân Đại Pháp ở Florida

[MINH HUỆ 05-08-2024] Gần đây, đủ mọi chuyện phiền phức khiến tôi cảm thấy bối rối. Tôi bất lực, tiêu cực, và buồn không sao giải thích được.

Sư phụ giảng:

“Đến một thời kỳ nhất định còn làm cho chư vị [thấy] thật không thật, giả không giả; làm cho chư vị cảm giác cái công ấy không biết tồn tại không, có thể tu được không, rốt cuộc có thể tu luyện đến đích không, có Phật hay không; thật có giả có. Tương lai còn làm chư vị xuất hiện tình huống ấy, làm chư vị tạo thành [cảm] giác sai như thế, làm chư vị cảm giác như chúng hệt như không tồn tại, đều là giả hết, chính là để xem chư vị có thể kiên định hay không.” (Bài giảng thứ sáu, Chuyển Pháp Luân)

Tôi luôn xem mình là học viên rất kiên định. Tôi nghĩ mình sẽ không bao giờ rơi vào trạng thái như vậy. Tôi tin hết thảy những gì Sư phụ giảng, dẫu cho nội hàm cao thâm đến đâu. Gần đây tôi hồi tưởng và xem lại quá trình tu luyện 30 năm của mình kể từ khi tôi bắt đầu tu luyện Pháp Luân Đại Pháp vào năm 1992.

Sau ngần ấy năm, tại sao bây giờ tôi vẫn còn cảm giác bất lực và bối rối đến vậy? Khi tôi hồi tưởng lại chặng đường tu luyện của mình, tôi nhận ra trạng thái bất lực và tiêu cực này thường xuất hiện trong suốt 30 năm tu luyện của tôi. Khi tôi bị bức hại và bị đưa đến trại tạm giam ở Trung Quốc, tôi tự hỏi mình phải làm sao để đột phá sự an bài của cựu thế lực. Cảm giác bất lực này như một màn sương mù bao phủ trường không gian của tôi, khiến tôi khó nhìn thấy con đường phía trước.

Tôi nhớ ngày 17 tháng 7 năm 2000, bởi vì ngày nhạy cảm 20 tháng 7 đang đến gần, cảnh sát ở địa phương đã đến nhà bắt bớ và đưa tôi vào trại tạm giam. Cảm giác bất lực và tiêu cực bao phủ tôi và tôi thống khổ vì không sao thoát khỏi trạng thái tiêu trầm này. Tôi không ăn khi ở trong trại tạm giam. Không phải vì tôi phản đối cuộc bức hại bằng cách tuyệt thực, mà là vì tôi quá đau buồn đến mức không thể ăn. Tôi bị giữ trong trại tạm giam chỉ bảy ngày rồi được công ty bảo lãnh.

Vào đêm tôi được thả, tôi đã học thuộc lòng bài “Nói về Pháp“ trong sách Tinh Tấn Yếu Chỉ chỉ trong một lần. Sau này, mỗi khi gặp khảo nghiệm và ma nạn, tôi đều dựa vào việc nhẩm bài “Nói về Pháp” để vượt qua.

Sư phụ giảng:

“Đã làm đệ tử, khi ma nạn đến, nếu thật sự đạt được thản nhiên bất động hoặc có thể đặt tâm cho phù hợp với các yêu cầu khác nhau của các tầng thứ khác nhau đối với chư vị, thì đủ để vượt quan rồi. Còn nếu cứ mãi không thôi, nếu không phải tâm tính hoặc hành vi có tồn tại vấn đề nào khác, thì nhất định là những ma tà ác đang dùi vào sơ hở mà chư vị đang nuông chiều. Người tu luyện dù sao cũng không phải là người thường, phía bản tính lẽ nào không Chính Pháp?” (Nói về Pháp, Tinh Tấn Yếu Chỉ)

Mặc dù tôi đã học thuộc bài giảng của Sư phụ, tôi vẫn không hiểu rõ lắm—làm sao phía đã đắc Pháp của tôi có thể Chính Pháp? Làm sao tôi có thể loại bỏ cảm giác bất lực, tiêu trầm và buồn phiền?

Tìm ra chấp trước căn bản

Tôi cố gắng hướng nội trong khi xem lại trạng thái tu luyện gần đây của mình, và tự hỏi điều gì khiến nó xảy ra. Tôi biết tất cả đều là vì nhân tâm của tôi.

Tôi bình tĩnh và suy xét vì sao tôi lại quá tiêu cực. Là một người sống tình cảm, tôi có những cảm xúc mạnh mẽ đằng sau sự bất lực và tiêu cực, bắt nguồn từ một chấp trước căn bản. Tôi nhận ra mình có tâm truy cầu sự công bằng, công lý, và lương tri trong xã hội người thường. Bất cứ sự xáo động nhẹ nào dù là trong xã hội hoặc giữa các học viên, đều khiến tôi động tâm.

Tôi cảm thấy bất lực và đáng tiếc cho các học viên ở Hồng Kông. Thỉnh thoảng tôi cảm thấy tuyệt vọng và nghĩ rằng trên thế giới này không còn sự công bằng và lương tri nữa. Tôi thậm chí còn nghĩ trên thế gian này không có gì đáng để níu giữ. Khi tôi nghe thấy mâu thuẫn giữa các đồng tu, tôi cố gắng phân biệt ai đúng ai sai. Tôi thêm vào quan điểm cá nhân, và cảm thấy sự phán xét của mình là đúng. Tôi đã không nhận ra những mâu thuẫn này là cơ hội để tôi hướng nội và suy xét quá trình tu luyện của mình. Sư phụ đã giảng người thứ ba nhìn thấy mâu thuẫn cũng phải hướng nội tìm và nghĩ xem tại sao nhìn thấy nó, và liệu mình có chấp trước hay không.

Tôi cảm thấy thế giới đầy rẫy sự bất công—điều này khuấy động cảm xúc của tôi. Nhưng ngay cả khi cái lý của người thường đứng về phía của tôi, vậy thì sao? Chẳng phải tôi đang tu luyện bản thân sao? Những cái gọi là công bằng, công lý, và chính nghĩa trong thế gian này cũng chỉ là lý của người thường.

Xã hội người thường giống như một vở kịch, đầy tranh tranh đấu đấu. Nếu tôi chấp mê vào vở kịch này, tôi có thể quên đi thệ ước đã ký kết trong đời này, và quên đi sứ mệnh của đệ tử Đại Pháp. Tôi thậm chí cảm thấy cuộc đời thật vô nghĩa. Vậy chẳng phải nguy hiểm sao?

Cách duy nhất để loại bỏ những niệm đầu bất lực và tiêu cực này là học Pháp nhiều hơn. Sư phụ giảng:

“Pháp có thể phá hết thảy chấp trước, Pháp có thể phá hết thảy tà ác, Pháp có thể phá trừ hết thảy lời dối trá; Pháp có thể kiên định chính niệm“. (Bài trừ can nhiễu, Tinh Tấn Yếu Chỉ II)

Bởi vì cảm xúc của tôi quá mạnh nên tâm từ bi của tôi bị ngăn trở. Tôi nhớ mình đã vui mừng khi đại dịch mới bắt đầu, nghĩ rằng người xấu cuối cùng cũng bị trừng phạt. Nhưng khi đại dịch ngày càng gia tăng, tôi không còn vui mừng nữa. Tôi lái xe về nhà ngay khi chính phủ thông báo phong tỏa. Trên đường phố chỉ có một mình tôi, khung cảnh xung quanh tĩnh lặng như thể tôi lạc vào một không gian hoang vắng chẳng có thứ gì bên trong đó hết. Khi tôi tiếp tục lái xe, một nỗi sợ hãi không sao giải thích được dâng trào trong tâm tôi. Tôi nói với Sư phụ: “Thưa Sư phụ, con sai rồi. Con không nên vui mừng khi đại dịch đào thải người xấu. Con mong thế giới sẽ hòa bình và phồn vinh. Con không nên thù ghét bất cứ ai nữa”.

Sư phụ giảng:

“cựu thế lực hoàn toàn không muốn để con người được cứu đâu, vì cựu thế lực trong vũ trụ nhìn nhận rằng vũ trụ đã không đạt nữa rồi, chúng sinh đều không đạt nữa rồi, đều nên bị tiêu huỷ; rằng người tu luyện phải chịu khảo nghiệm khốc liệt, đệ tử Đại Pháp mà tu không tốt liền bị đào thải, con người thế gian và các chúng sinh khác là không thể được lưu lại. Chư vị xem rất nhiều lời dự ngôn đều nói như vậy cả, có cái nói sẽ còn lại một phần vạn, còn lại một phần nghìn, trong một nghìn chỉ còn lại một thôi, cũng có cái nói mười hộ thì còn một hộ. Dẫu từng nói thế nào, chúng đều là muốn huỷ đi một lượng lớn chúng sinh. Nhưng mục đích căn bản của việc Đại Pháp hồng truyền và cứu độ chúng sinh ở thế gian là cứu vãn hết thảy, khiến chúng sinh có thể được cứu độ đều được cứu làm mục đích, thế nên hãy làm hết sức, cứu nhiều nhất có thể.” (Giảng Pháp tại Pháp hội New York năm 2010, Giảng Pháp tại các nơi XI)

Tôi dường như chỉ nhớ những gì Sư phụ giảng về lời tiên tri rằng “mười hộ thì còn một hộ“ sẽ sống sót và cảm thấy rằng đây là quá trình tất yếu của lịch sử. Nhưng Pháp đã điểm ngộ cho tôi.

Đây là do cựu thế lực an bài và không phải điều Sư phụ muốn. Sư phụ muốn chúng ta cứu được nhiều chúng sinh hơn. Sư phụ không chỉ trân quý các học viên chúng ta mà còn trân quý tất cả sinh mệnh trong vũ trụ. Cảm xúc tiêu cực của tôi cũng khởi nguồn từ việc tôi thất vọng với mọi người, cảm thấy họ quá hủ bại. Khi một khách hàng yêu cầu hoàn tiền các vé xem Shen Yun, tôi đã có niệm đầu tiêu cực, cho rằng người này thực sự xấu. Thay vì cảm thấy tiếc cho họ, trong tâm tôi lại chỉ trích họ.

Thông qua quá trình không ngừng học Pháp, màn sương mù bất lực bao phủ tôi đã dần dần tan biến. Tâm tôi lại trở nên vững vàng.

Sư phụ giảng:

“lúc then chốt toàn dùng tâm con người, niệm con người, cái tình của con người mà đo lường vấn đề” (Tránh xa hiểm ác)

“[Phần] đường khó khăn gian nan nhất đã qua rồi, đừng bị vấp ngã lúc cuối.” (Hãy tỉnh)

Tôi cũng hy vọng các học viên chúng ta có thể trân quý lẫn nhau, trân quý quãng thời gian khó khăn hơn 20 năm mà chúng ta đã trải qua, và cùng nhau tinh tấn.

(Bài viết được trình bày tại Pháp hội Florida năm 2024)


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2024/8/5/480476.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2024/8/9/219441.html

Share