Bài viết của một học viên Pháp Luân Đại Pháp tại Trung Quốc
[MINH HUỆ 19-07-2024] Lần đầu tiên đọc kinh văn “Kinh tỉnh” mới công bố gần đây của Sư phụ, tôi cảm thấy Sư phụ nhấn mạnh đến “từ bi” và “ yêu thương”. Sau khi đọc thêm vài lần nữa, tôi thực sự chấn động và sửng sốt. Tôi thấy dường như Sư phụ đang nhắc nhở mình.
Tôi đã tu luyện Pháp Luân Đại Pháp được gần 30 năm, liệu tôi đã có thể từ bi với bất kỳ ai, và có yêu thương hết thảy chúng sinh chưa? Khi hướng nội, tôi thấy thật hổ thẹn và không dám đối diện với chính mình.
Cách đây mấy hôm, tôi có hẹn tới nhà một đồng tu để đưa cho anh ấy bản kinh văn mới của Sư phụ. Không ngờ những người thân không tu luyện Đại Pháp trong gia đình anh ấy đã từ chối không cho tôi vào nhà. Tôi từ tốn hỏi họ, nhưng họ vẫn không cho tôi gặp đồng tu đó. Tôi rất tức giận và quay người rời đi. Tôi đem bản kinh văn cho một đồng tu khác và phàn nàn về sự việc này.
Trên đường về nhà, tôi vẫn còn khó chịu khi nghĩ đến điều đó, đột nhiên tôi nhận ra mình đã sai và tự hỏi tại sao mình lại tức giận đến như vậy. Đây có phải là cách một đệ tử Pháp Luân Đại Pháp nên làm hay không? Tại sao tôi lại tức giận người nhà của đồng tu đó? Họ chỉ là những người thường. Nếu tôi giận họ thì tôi cũng trở thành một người thường. Sau khi chính lại trạng thái này, cơn nóng giận của tôi biến mất và tôi cảm thấy thật nhẹ nhõm, thoải mái trong tâm.
Đôi khi sự việc đó vẫn tái hiện lại, khiến tâm tôi cảm thấy không thoải mái. Tôi biết mình cần phải đào sâu hơn nữa và nghiêm túc hướng nội.
Nhận ra tâm vị tư
Trong kinh văn “Kinh tỉnh”, Sư phụ đã giảng cho chúng ta rằng “đối với ai cũng đều từ bi, đối với ai cũng đều yêu thương”. Tôi nhận ra mình còn kém xa so với yêu cầu của Sư phụ, tôi vẫn còn rất nhiều chấp trước chưa buông. Sư phụ luôn dạy chúng ta rằng những gì mình nói và làm đều vì mang lại lợi ích cho người khác, nhưng tôi thường làm mọi việc dựa trên “cái tôi” của mình.
Ví như, khi người nhà đồng tu từ chối không cho tôi vào, tôi cảm thấy tức giận vì họ đã làm lãng phí thời gian của tôi và chuyến đi của tôi trở nên vô ích. Tôi cũng cảm thấy thất vọng vì không thể đưa kinh mới của Sư phụ cho đồng tu, tôi đã thất hứa, tôi chưa hoàn thành nhiệm vụ…. Tôi cứ nghĩ điều này ảnh hưởng đến “cái tôi” như thế nào. Tự ngã của tôi bị thương tổn, trong lòng cảm thấy bất bình và tức giận.
Việc tôi nóng giận như vậy không còn là chuyện nhỏ nữa, bởi nó phản ánh quá nhiều chấp trước như tâm tật đố, tâm oán hận, tâm tranh đấu, ngạo mạn, tâm sợ gặp rắc rối, tâm sợ khó sợ khổ. Hết thảy những sự việc này đều xuất phát từ tâm vị tư. Chẳng trách tâm tôi cứ cảm thấy bất an như vậy. Sư phụ đã điểm hóa cho tôi phải tu đi cái tâm mà tôi chưa ngộ ra được, tôi cần phải hướng nội sâu hơn. Tôi đột nhiên cảm thấy minh bạch. Con xin cảm ân Sư phụ!
Tôi nhận ra “tự ngã” chính là cái mà mình cần phải buông bỏ. Tôi đã không chiểu theo Pháp của Sư phụ rằng chúng ta phải “đối với ai cũng đều từ bi, đối với ai cũng đều yêu thương”. Tôi đã chọn dựa trên cơ điểm “cái tôi” của mình. Tiêu chuẩn cho sự lựa chọn này là vị tư. Tôi chỉ có thể từ bi và yêu thương khi “cái tôi” của mình không bị kinh động. Hễ cái tôi của tôi bị động đến, tôi lại không thể nghĩ tới Sư phụ, không thể nghĩ tới Đại Pháp. “Tự ngã” của tôi giống như một bức tường, ngăn trở tôi xuất từ bi, tu xuất yêu thương. Tôi đã hành xử hoàn toàn giống như một người thường. Khi nhận ra điều này, tôi rất kinh ngạc và bừng tỉnh khỏi sự u mê. Thẳm sau trong tâm, tôi xin cảm ân Sư phụ từ bi vĩ đại đã lợi dụng sự việc này để thức tỉnh tôi!
Tôi cũng nhận ra một chấp trước khác của mình, tôi không thích bị phê bình. Khi có ai đó không đồng ý với tôi, tôi liền ngắt lời họ và giải thích. Ngay cả khi giữ im lặng, tâm tôi vẫn cảm thấy không thoải mái. Chấp trước này còn liên quan đến tâm hiển thị, tâm giữ thể diện và cố chấp.
“Tự ngã” là vị tư, là một đặc tính của cựu vũ trụ. Chúng ta là những người tu luyện Đại Pháp, Sư phụ muốn thành tựu chúng ta tới quả vị của Thần. Chỉ bằng cách chuyển biến căn bản nhân niệm, phá vỡ lớp vỏ bọc con người, tu bỏ tư tâm, chúng ta mới có thể bước ra khỏi người thường, tiến về phía trước trên con đường tu luyện để trở nên thực sự vô ngã.
Kinh văn mới “Kinh tỉnh” của Sư tôn đã giúp tôi nhận ra những chấp trước thâm căn cố đế của mình. Tôi quyết tâm nhanh chóng loại bỏ chúng và ghi nhớ lời dạy của Sư phụ, sử dụng thời gian quý báu còn lại rất ít ỏi này để vững vàng tu luyện tâm tính trong Đại Pháp.
Xin vui lòng chỉ ra bất kỳ điều gì không phù hợp.
Bản quyền © 2025 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2024/7/19/479810.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2024/8/6/219396.html
Đăng ngày 22-08-2024; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.