Bài viết của đệ tử Đại Pháp tại Hà Bắc, Trung Quốc
[MINH HUỆ 30-03-2024] Tôi đã tu luyện được 28 năm, trải qua bao thăng trầm, đã đến độ tuổi chín chắn của cuộc đời. Dưới đây tôi viết lại thể hội của mình khi đột phá quan nghiệp bệnh, để chia sẻ với các đồng tu đang trong ma nạn, hy vọng sẽ có chỗ hữu ích.
Nhớ lại thời gian đầu khi đắc Pháp, lúc đó tôi chỉ có nhận thức cảm tính về Pháp, thêm nữa là công viện bộn rộn, nên tôi tu không tinh tấn lắm. Sau đó, tôi đã trải qua một quan nghiệp bệnh tương đối lớn, tôi bị đau đầu dữ dội, đến khoảng ngày thứ sáu, chồng tôi nói mắt tôi bị vàng đi, tôi cũng không động tâm, đến ngày thứ tám thì khỏi một cách thần kỳ. Hiện giờ nghĩ lại, lúc ấy tôi chỉ dựa vào sự kiên tín đối với Pháp, Sư phụ liền giúp tôi.
Một nghiệp bệnh lớn khác là tôi bị đi tiểu ra máu gần hai tháng. Khi ấy, hình thế bức hại của tà ác rất nghiêm trọng, tôi vẫn không lay động, cần làm gì thì làm đó, học Pháp, phát tài liệu, đi làm không nghỉ buổi nào.
Khi ấy, có một đồng tu A sống lưu lạc, ở trong căn phòng trống nhà tôi, tôi còn thường gửi cho anh ấy chút đồ ăn. Còn nhớ sau khi tôi và anh ấy chia sẻ, anh ấy và đồng tu B cùng tôi phát chính niệm, tôi thấy đỡ hơn, nhưng sau đó lại tát phát. Cho đến một hôm, tôi đi công tác, gặp đồng tu C đang sống lưu lạc, tôi đã chia sẻ tình trạng của mình với anh ấy. Anh ấy điềm tĩnh nói: “Có phải cô luyện công không tốt không?” Tôi đáp: “Đúng vậy.” Về nhà, tôi đã kiên trì luyện công được đến ngày thứ hai thì tình trạng tiểu ra máu đã dừng lại, Sư phụ đã mượn miệng của đồng tu để điểm hóa tôi, có lậu ở phương diện nào cũng không được, yêu cầu của Pháp là cao, chỉ khảo nghiệm về tín tâm kiên định thì chưa đủ.
Còn có lần quan nghiệp bệnh kéo dài khá lâu, khoảng chừng 15 năm. Đó là chứng đau lưng, người thường nhìn nhận rằng đó là di chứng do bị gây mê qua cột sống khi sinh mổ, nhưng chưa bao giờ ảnh hưởng đến việc làm ba việc của tôi, tôi cũng không để tâm. Cho đến một hôm, tôi bị đau nghiêm trọng, cảm giác vùng lưng như có ai đó đang dùng dao lóc thịt trên thân, sau một lúc dường như phần thịt đã bị lóc hết, rồi lại cạo đến xương, cảm giác đó thật khó diễn tả, đau đến mức không sao ngủ được. Tôi nghĩ đến Pháp mà Sư phụ giảng:
>“Khi chư vị càng thấy khó chịu thì tức là ‘vật cực tất phản’, toàn bộ thân thể chư vị cần được tịnh hoá hết, cần phải được tịnh hoá toàn bộ.” (Chuyển Pháp Luân)
Nghĩ vậy, tâm tôi an định hơn nhiều. Tôi nhớ ra ngày hôm sau còn có hẹn với các đồng tu đến một ngôi làng giảng chân tướng, mà tôi còn phải lái xe nữa, liệu có thể đi không? Tôi tự nhủ trong tâm, chuyển niệm lại nghĩ, khó nạn có lớn nữa cũng phải vượt qua, không thể trì hoãn việc cứu người.
Chỉ một niệm này mà sáng hôm sau, thân thể tôi đã trở lại bình thường, tôi bắt đầu lái xe chở đồng tu đi giảng chân tướng. Trên xe, tôi kể với các đồng tu về sự việc trên, khiến mọi người càng thêm tín tâm tu luyện.
Mấy tháng gần đây, tôi thường xuyên bị đau vùng hông phải, có lúc bị đau trong thời gian dài, thân thể thường uể oải, người không còn sức lực, lúc nào cũng muốn ngủ. Tôi đã phát chính niệm thanh lý, trong khi học Pháp thì tìm ở bản thân xem chỗ nào có lậu, không ngừng quy chính bản thân, nhưng hiệu quả không cao. Tôi biết rõ tính nghiêm túc của tu luyện, không thể mãi dừng lại ở một từng thứ, phải chú trọng vấn đề này. Để học Pháp nhiều hơn nữa, ngoài học Pháp tập thể, tôi còn học Pháp một mình. Một hôm, khi tôi thấy Sư phụ giảng trong cuốn ‘Chuyển Pháp Luân’:
“Những gì là lệch đĩa đệm thắt lưng, gai xương, thì sau khi chư vị gỡ bỏ [linh thể] đó xuống, lấy trường kia ra xong, chư vị sẽ thấy lập tức khỏi [bệnh]”. (Chuyển Pháp Luân)
Tôi không ngừng học thuộc đoạn Pháp này, thể ngộ rằng, yêu cầu của Pháp đối với người tu luyện ở các tầng thứ khác nhau là khác nhau, hiện tại là giai đoạn quá độ sang Pháp Chính Nhân Gian, là lúc đệ tử Đại Pháp có thể tùy ý vận dụng thần thông, người không khỏe dù là giống với nghiệp bệnh, nhưng chủ yếu là khảo nghiệm năng lực trừ tà diệt loạn của chúng ta. Không cần một mực chịu đựng, mà cần nhận thức Pháp từ trong Pháp, dùng Pháp lý chỉ đạo bản thân, xác định tiêu chuẩn yêu cầu của Pháp đối với bản thân ở giai đoạn hiện tại, nếu đạt được, làm được thì đã đủ để vượt quan rồi.
Khi tôi liên tục học thuộc đoạn Pháp trên của Sư phụ, thì chính niệm ngày càng mạnh, tôi dùng chính niệm cường đại để thanh trừ linh thể ở vùng hồng phải. Không lâu sau, tôi cảm giác cơn đau ở hông phải dần dần biến mất, rồi có giảm giác như có gì đó lan ra từ đùi phải đến đầu gối phải, từ hông phải đến khuỷu tay phải, cứ tê bì, căng tức. Tôi biết linh thể kia đã không còn nữa, chỉ còn sót lại chút khí đen đang bị đẩy ra. Có lẽ chính niệm còn có chỗ nào chưa ổn, cứ lẩm nhẩm: “Mình khỏi thật rồi ư?” Chính vì một niệm không chính này, cách nghĩ không đủ tín Sư, mà dẫn đến hông phải bị đau nhức lại. Tôi biết đó là do nghi tâm của bản thân chiêu mời đến. Sau đó, tôi không ngừng làm thuần tịnh niệm đầu của bản thân, kiên định tin vào Pháp mà Sư phụ giảng, sau đó cơn đau đã biến mất. Mấy hôm sau đó, ngoài trừ cảm giác hơi căng tức ở vùng hông phải, tôi không còn bị đau nữa.
Khi tôi hoàn thành bài viết này, cảm giác khó chịu cũng không còn nữa. Tu luyện quả thật rất thần kỳ. Tu luyện là nghiêm túc, mỗi bước đề cao của người tu luyện đều yêu cầu nghiêm khắc phải đạt đến tiêu chuẩn, sai khác một chút đều không được.
Tôi thể ngộ rằng, có đồng tu trường kỳ rơi vào ma nạn nghiệp bệnh, không thoát ra được, thậm chí mất đi thân xác thịt, một là vì: chưa bỏ được quan niệm “cho rằng đó là bệnh”, bởi vì đa số biểu hiện nghiệp bệnh và trạng thái mắc bệnh của người thường là giống nhau, làm mê hoặc đồng tu; hai là: sự kiên tín vào Pháp không đủ, tín tâm đối với Pháp của Sư phụ không đạt được vững như bàn thạch; ba là: không suy xét dựa trên Pháp, yêu cầu của Pháp đối với bản thân ở các giai đoạn khác nhau là gì, mặc dù ở những giai đoạn khác nhau có biểu hiện của nghiệp bệnh là khác nhau, nhưng người tu luyện nhất định phải minh bạch rằng phải đạt được tới tiêu chuẩn tâm tính, thì mới có thể ‘tùy bệnh bốc thuốc’, khiến nghiệp bệnh biến mất.
Trên đây là thể hội cá nhân, nếu có gì không phù hợp, mong đồng tu chỉ chính.
(Phụ trách biên tập: Lý Minh)
Bản quyền © 2024 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2024/3/30/474671.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2024/5/2/216841.html
Đăng ngày 12-08-2024; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.