Bài viết của Hà Tịnh

[MINH HUỆ 02-05-2024] Văn hoá Trung Hoa giảng thiên nhân hợp nhất, chiểu theo cách nói của Lão Tử: “Nhân pháp địa, địa pháp thiên, thiên pháp đạo, đạo pháp tự nhiên”, “Kính thiên tôn đức”, “dĩ hòa vi quý” là văn hóa truyền thống suốt hàng trăm nghìn năm nay. Thế nhưng, từ sau năm 1949, trong hạo kiếp văn hóa chưa từng có và trong cuộc tẩy não toàn diện “Bắt từ trẻ nhỏ”, huyết mạch văn hóa và lịch sử đã bị cắt đứt, mối quan hệ giữa người với người, quan hệ với quốc tế trong con mắt người Trung Quốc ngày càng biến thành mối quan hệ đối lập và tổn hại lẫn nhau.

Ai cũng xem người khác là kẻ địch

Lấy ví dụ, Trung Cộng, sau khi nắm chính quyền, đã cổ xúy “dùng đấu tranh giai cấp để phát động hết cuộc vận động này đến cuộc vận động khác, như tam phản, ngũ phản, phản cánh hữu, đại nhảy vọt, cách mạng văn hoá, v.v.“

Trong thể chế của Đảng, Trung Cộng công khai tuyên dương những tâm gương “đấu tranh” giữa người nhà với nhau, như cuộc vận động “tam phản” năm 1952, “Nhân dân nhật báo” đã lần lượt đăng tin: “Đoàn viên thanh niên Vương Thế Hoàn của Trường Trung học Bắc Kinh Số 5 tố giác hành vi tham ô của bố mình”, “Hứa Đông Tài vững vàng lập trường nhân dân tố giác người cha gian thương”, “Người nhà của công nhân Nhà máy Cơ điện Môn Đầu Câu mạnh dạn tố giác và khuyên chồng nhận lỗi”…

Trung Cộng muốn toàn dân “ba năm đấu trận nhỏ, năm năm đấu trận lớn”, trong cách mạng văn hóa, dán áp phích chữ lớn phê bình đấu tố lẫn nhau, học sinh đấu tố thầy cô giáo, cấp dưới đấu tố cấp trên, bạn bè đấu tố nhau, bố mẹ, con cái, vợ chồng, đấu tố lẫn nhau, đâu đâu cũng đầy những câu chuyện đoạn tuyệt quan hệ tình thân.

Ngày 5 tháng 8 năm 1966, cô giáo Biện Trọng Văn của Trường Trung học Nữ thuộc Trường Đại học Sư phạm Bắc Kinh bị các học sinh nữ đội mũ lừa, đổ mực đen lên người, đeo bảng đen, bắt quỳ xuống, đánh bằng gậy găm đinh, dội nước sôi làm bỏng, và đủ trò khiến cô bị chết.

Ngày 13 tháng 2 năm 1970, bà Phương Trung Mưu ở huyện Cổ Trấn, tỉnh An Huy thể hiện sự ủng hộ Lưu Thiếu Kỳ, phê bình Mao Trạch Đông, thì bị con trai cả 16 tuổi Trương Hồng Binh viết thư tố giác mẹ rồi đem cả huy hiệu hồng vệ binh nhét qua khe cửa phòng đại biểu quân đội. Hai tháng sau, bà Phương Trung Mưu bị nhận định là “phản cách mạng hiện hành”, và bị xử bắn.

Năm 1976, kết thúc 10 năm hạo kiếp văn hóa, cả xã hội trăm lở ngàn loét, ngành nghề nào cũng tiêu điều. Trung Cộng vì để kéo dài vận mệnh, vào những niên đại 80-90 đã bắt đầu khôi phục sản xuất kinh tế, vật chất tuy đã dần được cải thiện, nhưng quan hệ giữa người với người, đạo đức và tinh thần không cách nào khôi phục lại như trước thời văn hóa đại cách mạng được nữa.

Những vở kịch đấu đá nơi cung đình bóp méo lịch sử

Trong bầu không khí “lấy kinh tế làm trung tâm”, “ngậm miệng làm giàu”, mấy chục năm qua, Trung Cộng vẫn luôn coi trọng kim tiền, thậm chí phong trào “học tập Lôi Phong”, “văn minh tinh thần và văn minh vật chất” của những năm 60-70 đều bị vứt bỏ sạch sẽ. Trung Cộng chưa từng ngừng nghỉ làm biến dị văn hóa truyền thống và chà đạp đạo đức. Đến năm 1999, Trung Cộng lại phát động cuộc bức hại tàn khốc nhắm vào Pháp Luân Công, ra tay với các học viên Pháp Luân Công muốn làm người tốt trên mọi phương diện theo nguyên tắc Chân Thiện Nhẫn, từ kết án, đến giam giữ phi pháp, thậm chí thu hoạch nội tạng sống. Trọng điểm của cuộc sát hạch thăng chức cán bộ của tên hề xấu Giang Trạch Dân là xem có khả năng bức hại Pháp Luân Công hay không, ra tay tàn nhẫn hay không, đẩy nền pháp chế cả xã hội đi đến chỗ bại hoại, đạo đức suy đồi.

Trên bề mặt, Trung Cộng không lại nhắc lại “lấy đấu tranh giai cấp làm cương lĩnh”, nhưng lại dùng “triết học đấu tranh” để làm biến dị tư tưởng mọi người, trước giờ chưa từng thay đổi.

Mấy năm gần đây, trên internet, mạng xã hội, sách báo của Trung Cộng, các tiểu thuyết, phim ảnh về các cuộc “đấu đá chốn cung đình” trở nên hot. Năm 2012, bộ phim đấu đá chốn cung đình nổi tiếng ở Đại lục “Chân Huyên truyện”, dùng phục sức và hoàn cảnh của cổ nhân, đã triển hiện cho người xem giá trị quan về “người tốt lại phải xấu hơn kẻ xấu”, hoàn toàn tương phản với văn hóa truyền thống đích thực. Xuyên tạc lịch sử về em họ hoàng đế Phổ Nghi cuối triều nhà Thanh tên gọi “Chân Huyên”, miêu tả sai lệch toàn cảnh cung đình nhà Thanh.

“Chân Huyên truyện” một thời đã dấy lên cuộc tranh luận về việc có tôn trọng lịch sử hay không, đối diện với những tiếng nói nghi ngờ, tháng 1 năm 2014, kênh truyền thông “Cầu thị” của Trung Cộng công khai đăng bài bình luận “Chân Huyên truyện là bộ phim có tư tưởng sâu sắc, chứ không phải ca tụng âm mưu”, trong đó nói: ”<Chân Huyên truyện> đã triển hiện ra một màn tranh đấu cung đình càng cay độc hơn những vở kịch thông thường về đấu đá chốn cung đình, nhưng đây cũng không phải ca tụng âm mưu, tán thưởng tranh đấu, mà là mượn lý tưởng của một cô gái thanh xuân và sự hủy diệt tàn khốc sinh mạng để tiết lộ bản chất hủ bại của xã hội phong kiến.“

Trên bề mặt, người Trung Quốc tự cầm trong tay chiếc điều khiển từ xa, nhưng trên thực tế xem gì, xem bao nhiêu lại hoàn toàn nằm trong tay bộ máy tuyên truyền. Các nhân vật phù hợp với “triết lý đấu tranh” và “chủ nghĩa duy vật” của Trung Cộng đã chiếm cứ toàn bộ màn ảnh nhỏ. Bộ phim điện ảnh Hàn Quốc “Dae Chang Kum” phản ánh được những mỹ đức nhẫn nhịn, hiền hậu của người phụ nữ phương Đông, là biểu hiện của mỹ đức truyền thống phương Đông, đã hình thành thế đối lập rõ rệt với “Chân Huyên truyện”. Thế nhưng Trung Cộng lại tìm ra đủ loại cớ để cưỡng chế cấm bộ phim Hàn Quốc này được công chiếu tại Trung Quốc đại lục, đến nay vẫn còn bị cấm.

Theo bài báo ngày 4 tháng 5 năm 2022 của truyền thông nhà nước, “Chân Huyên truyện” được phát sóng mười năm, tổng tỷ suất người xem đã đạt 12,71 tỷ lượt. Cho đến năm 2024, bộ phim cung đấu này vẫn đang được phát sóng.

“Chân Huyên truyện” được gọi là “video mukbang” của giới thanh niên, những bộ phim “đấu đá chốn cung đình” này từ nhân vật đến nội hàm, từ hý thuyết đến tiêu khiển, đều miêu tả chuyện đấu đá của các phi tần chốn cung đình, khiến không ít thanh niên suy từ kịch bản ra xã hội thời đó, thậm chí tổng kết ra thành “kim chỉ nam thăng tiến trong sự nghiệp”, không từ thủ đoạn, cá lớn nuốt cá bé, trở thành “triết học nhân sinh” mà giới thanh niên tín phụng.

Đúng như trong cuốn “Cửu bình” (Chín bài bình luận về Đảng Cộng sản) đã viết: “Trung Cộng đối với văn hóa truyền thống vẫn luôn sử dụng biện pháp treo đầu dê bán thịt chó, đem những chuyện đấu tranh cung đình, quyền mưu quỷ kế, độc tài chuyên chế sinh ra sau khi con người đã rời xa văn hóa truyền thống mà ‘phát dương quang đại’, sáng tác ra một bộ tiêu chuẩn thiện ác, phương thức tư duy, và hệ thống ngôn ngữ của chúng, còn khiến người ta cho rằng thứ ‘văn hóa đảng’ ấy mới là kế thừa văn hóa truyền thống.”

Trong xã hội chính thường, dĩ hòa vi quý, dĩ thiện vi tôn là giao tiếp bình thường giữa người với người; ở các nước phương Tây, thấy người khác có việc tốt thì sẽ nhận được lời chúc phúc của mọi người xung quanh, chứ không phải bị đố kỵ.

Trung Cộng phá hoại văn hóa truyền thống, rót đầy tư duy đấu tranh, dần dần khiến tâm liêm sỉ của con người nhạt dần, lợi ích là trên hết, chỉ biết lợi cho bản thân, đã trở thành nguyên tắc thông dụng trong xã hội, ai mà không như thế thì ngược lại có chút kỳ lạ, là ngốc nghếch.

“Kinh nghiệm Phong Kiều” khiến người Trung Quốc từ nhỏ đã bị thuần hóa thành tiểu phấn hồng

Cái gọi là “kinh nghiệm Phong Kiều” là từ đầu những năm 1960 tại huyện Phong Kiều, thành phố Chư Kỵ, tỉnh Chiết Giang, đã sáng tạo ra một loại kinh nghiệm “đã phát động quần chúng, tăng cường chuyên chính với kẻ thù giai cấp”, lợi dụng nhân viên xã hội, cấp cho họ lợi ích nhất định, cổ xúy mật báo, báo cáo, là chấp pháp ngoài vòng pháp luật dưới sự khống chế củaTrung Cộng.

Trung Quốc những năm đó, mắt điện tử đã được lắp đặt ở khắp nơi, Trung Cộng tự tuyên bố giám sát không góc chết. Thế nhưng, Trung Cộng lại đề xướng “kinh nghiệm Phong Kiều” cũ kỹ, thậm chí dùng chu cấp tài chính để duy trì sự ổn định trong quần chúng trên diện rộng. Theo tờ “Pháp trị nhật báo” của nhà nước Trung Cộng đăng bài báo ngày 1 tháng 1 năm 2021, “quần chúng Triều Dương” đến này vẫn là một tổ chức lớn với danh sách đăng ký hơn 140.000 người dùng tên thật đăng ký. Ở khu Triều Dương, Bắc Kinh, từ nhân viên tuần tra, bảo vệ, gác cổng, đến người về hưu, tình nghuyện viên, người giao hàng, dân văn phòng, trên các con phố, trong nhà kho, ngoài ga điện ngầm, khu phục vụ bên ngoài tiểu khu và nhân viên tuần tra… đều là “quần chúng Triều Dương”. Họ giúp chính phủ đàn áp những nhân sỹ bất đồng ý kiến, các nhà hoạt động nhân quyền, các đoàn thể tôn giáo tín ngưỡng cho đến cả những nhóm người yếu thế.

Năm 2017, một bài viết với tựa đề “Tiết lộ bí mật quần chúng Triều Dương” đăng trên trang “Pháp chế vãn báo” cho biết, khu Triều Dương Bắc Kinh có tiêu chuẩn mỗi tháng từ 300 đến 500 nhân dân tệ, là khoản trợ cấp cho các phần tử trị an tích cực. Phóng viên ước tính đơn giản, nếu mỗi người trung bình nhận được 400 đồng, theo danh sách đăng ký hiện giờ là 140.000 người, thì mỗi tháng là 56 triệu tệ, mỗi năm là 670 triệu nhân dân tệ. Đây là chỉ tính khu Triều Dương, nếu tính cả Bắc Kinh và toàn Trung Quốc, con số này sẽ là bao nhiêu đây?

Trào lưu mật báo thậm chí còn lan đến chốn giảng đường. Ngày 3 tháng 10 năm 2023, tờ báo nhà nước “Tân Kinh báo” trong bài viết với chủ đề ‘Tố cáo mở rộng’ ép các thầy cô giáo ‘nằm dài’ (thảng bình), một bộ phận phụ huynh không quan tâm sự thật trắng đen ra sao, đã ‘khuếch đại’ mà tố cáo giáo viên, cuối cùng, người bị tổn hại vẫn là những đứa trẻ và bản thân họ. Trên mạng có bình luận rằng: “Tố cáo khiến các thầy cô không dám dạy gì cả, an tâm bồi dưỡng con em mình trở thành người tiếp nối làm rau hẹ, cũng tốt.” “Phát động quần chúng đấu với quần chúng, lại giở trò cũ rồi.”

Luân lưu chuyển “một nhóm nhỏ”

Sau khi lên đài, Trung Cộng đã làm ra nhiều lần vận động chính trị, thủ đoạn của nó là dùng 95% người để đấu với “một nhóm nhỏ” khoảng 5% còn lại, sau khi đánh đổ nhóm nhỏ này thì lại tiếp tục đấu, tạo ra bầu không khí ai ai cũng thấy bất an. Vì để bảo vệ bản thân, mà vợ chồng trở mặt, con đánh bố, luân thường đạo lý của xã hội đảo lộn; vì để bảo vệ bản thân, mà người Trung Quốc đã hình thành những quan niệm ác độc như “ta không hại người thì người sẽ hại ta”, “tôi chỉ có đạp lên bạn thì mới leo lên được”, “kẻ tàn nhẫn” xuất hiện rất nhiều, không xấu hổ trước cái ác, đạo đức xã hội trượt dài.

Sau sự kiện “Lục tứ” năm 1989 Giang Trạch Dân đắc thế, lại càng coi trọng lợi ích, lấy “ngậm miệng phát đại tài” làm bài học, dùng kim tiền, quyền, sắc để giao dịch, khống chế đảng – chính quyền – quân đội, khống chế xã hội quốc tế muốn giao dịch với giới chuyên môn, quan viên chính phủ Trung Quốc, v.v.. Tại Trung Quốc đại lục, người Trung Quốc vì tiền mà anh chết tôi sống, đạo đức lễ nghi bị coi là cặn bã, không đáng một xu. Trước kim tiền, từng thế hệ người Trung Quốc vì mê trong xa hoa trụy lạc, vì huyễn tưởng và vì thói quen sống qua ngày mà đã dần quên mất và coi nhẹ bản chất “giả ác đấu” của Trung Cộng. Thế nhưng, một xã hội gây hại cho nhau, một xã hội đã quen thói không hại người khác thì khó bảo vệ bản thân, chẳng đúng là một xã hội “ăn thịt người” sao? Đây có phải là một xã hội mà người bình thường muốn truyền lại cho con cháu mình không?

Lời kết

Một xã hội mà “người người đều xem nhau như kẻ địch” là do “Trung Cộng tạo ra”, chứ không phải do “Trung Quốc tạo ra”. Một xã hội mà “người người đều xem nhau như kẻ địch” là thứ Trung Cộng cần để duy trì chính quyền. Người Trung Quốc chỉ có nhận rõ Trung Cộng, vứt bỏ Trung Cộng, thì mới có thể tìm lại được truyền thống đạo đức nên có của người Trung Quốc, trở thành một đại quốc văn minh, một đất nước lễ nghi chi bang thuở nào.

Bản quyền © 2024 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2024/5/2/475864.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2024/8/4/219367.html

Đăng ngày 19-08-2024; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share