Bài viết của học viên Pháp Luân Đại Pháp tại Trung Quốc

[MINH HUỆ 27-01-2024] Một số học viên lâu năm nói rằng họ không có những cảm giác tu luyện như thuở mới đắc Pháp. Tôi muốn chia sẻ những quan sát của riêng tôi về vấn đề này.

Cần coi mình như một học viên mới

Sau khi tiếp xúc với một số học viên lâu năm, tôi cảm thấy họ ít khi hướng nội. Họ thường tự coi mình là những học viên kỳ cựu đã vượt qua rất nhiều khổ nạn. Họ giống như những giáo viên đang hướng dẫn người khác, thay vì nỗ lực đề cao bản thân trong Pháp.

Khi mới bắt đầu tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, họ không đặt mình lên trên người khác; thay vào đó, họ muốn được học Pháp thật nhiều và nhờ các học viên khác chỉ ra những thiếu sót cho họ. Bây giờ, một số người trong số họ hành động như thể họ đang đặt mình lên trên Pháp mà không nhận ra. Họ thậm chí còn nghĩ ra các thuật ngữ mới và truyền cho những học viên mới. Chẳng phải các học viên chúng ta trước tiên nên hướng nội và hành xử theo Pháp sao?

Tâm nhất định phải chính

Sư phụ giảng:

“Tâm không chính là gì? Đó là [người mà] họ cứ mãi không tự coi mình là người luyện công.” (Bài giảng thứ sáu, Chuyển Pháp Luân)

Tôi thấy một số học viên truy cầu cuộc sống tốt đẹp và không muốn chịu đựng khổ nạn. Họ muốn con cái mình tìm được ý chung nhân tốt, gia đình giàu có và hạnh phúc. Họ muốn sống tốt hơn những người khác. Khi gặp một chút khó khăn, họ trở nên bi quan hoặc nói rằng cựu thế lực đang bức hại họ. Tâm trí của họ không tập trung khi học Pháp. Họ cảm thấy đau khổ và không ở trong trạng thái tu luyện như thuở mới đắc Pháp.

Chúng ta không chiêu mời khổ nạn, nhưng chúng ta cần phải hành xử như những người tu luyện trong mọi hoàn cảnh. Một số học viên có cuộc sống sung túc, họ tận hưởng cuộc sống và buông lơi trong tu luyện. Họ có rất nhiều thời gian rảnh nhưng không học Pháp. Họ ngủ nướng, đi thăm thú vui chơi, thường xuyên lui tới nhà hàng, quán xá … Họ không nhận ra rằng việc buông lơi trong tu luyện cũng là một hình thức bức hại.

Họ không muốn mất bất cứ điều gì. Một học viên nhẽ ra bị phạt 100 Nhân dân tệ vì vi phạm luật giao thông nhưng đã được cho qua nhờ các mối quan hệ của mình. Anh ấy lập luận rằng nếu học viên Đại Pháp để cho bị phạt thì cũng là một hình thức bức hại, nhưng tôi thấy anh ấy đang theo đuổi lợi ích cá nhân.

Khi chúng ta mới bắt đầu tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, chúng ta nghĩ đến việc loại bỏ các chấp trước. Nhưng hiện nay một số học viên lâu năm lại nghĩ đến việc đạt được hạnh phúc trong người thường.

Tuyệt đối tín Sư tín Pháp

Tôi rất thích học Pháp. Tôi học Pháp khi vừa thức dậy và tận dụng mọi thời gian rảnh của mình để học Pháp. Tôi thích nghe các bài hát Đại Pháp trước khi đi ngủ. Tôi nghe Pháp trên đường đi làm, khi bận rộn ở nơi làm việc, tôi niệm “Pháp Luân Đại Pháp hảo”. Một ngày nọ, tôi quá tập trung vào việc học Pháp đến nỗi đầu tôi tê đi, tôi không nhìn thấy gì trong trường không gian của mình ngoài Pháp của Sư phụ. Không gì khác ngoài Pháp có thể tiến nhập vào trường không gian của tôi.

Sư phụ giảng Pháp thế nào, tôi liền làm như thế. Hơn nữa, bất cứ điều gì Sư phụ từng giảng, tôi đều được trải nghiệm qua. Ví như, Sư phụ giảng về mỗi lỗ chân lông đều là một con mắt, hay có con mắt đơn lớn. Tôi tin rằng tôi đã có chúng, nhưng tôi không muốn trải nghiệm. Tôi không muốn bất cứ điều gì không phù hợp với Pháp trong tâm trí mình. Khi tôi phát chính niệm, tôi nhìn thấy những con mắt khắp cơ thể và nhìn thấy một con mắt lớn trên mặt.

Một ngày nọ, một số học viên chia sẻ rằng cựu thế lực bại hoại như thế nào và họ phải làm tốt để tránh bị bức hại. Tôi liền nói: “Các đồng tu phức tạp quá rồi. Trong trường không gian của tôi chỉ có Pháp của Sư phụ. Tôi làm bất cứ điều gì Sư phụ yêu cầu chúng ta làm. Các đồng tu luôn nhắc đến cựu thế lực. Chúng ta đâu có tu vì chúng. Chúng ta hoàn toàn phủ nhận chúng.” Các học viên cảm thấy những gì tôi nói là đúng và bảo rằng tôi tu luyện rất đơn giản.

Đôi khi, tôi cảm thấy các học viên thích áp đặt ý kiến ​​của mình lên người khác. Thể ngộ của tôi là chúng ta cần dựa theo Pháp của Sư phụ để chỉ đạo bản thân. Nếu chúng ta thực sự hướng nội tìm, vâng lời Sư phụ, liệu chúng ta còn cố gắng kiểm soát người khác nữa không?

Tôi đã độc tu Pháp Luân Đại Pháp trong suốt những năm qua và tôi học Pháp một mình. Một người thường từng nói với tôi rằng nếu anh ấy phải trải qua những gì như tôi từng trải qua, anh ấy sẽ sớm thắt cổ tự tử rồi. Hồi đầu khi ủy khuất tôi cũng khóc, vừa khóc vừa nói lớn: “Tôi là đệ tử của Sư phụ Lý. Tôi phải làm tốt.” Khi trải qua một đợt thanh lý thân thể, tôi choáng váng và cảm thấy không thể chịu đựng được nữa. Chợt có một bàn tay to lớn vỗ nhẹ vào đầu tôi. Tôi lập tức cảm thấy dễ chịu hơn. Tôi thắc mắc tại sao Sư phụ lại để tôi cảm nhận được điều đó? Có lẽ Ngài muốn cho tôi biết rằng tôi không nên sợ hãi bởi Sư phụ đang ở bên tôi.

Khi tôi đang vượt khảo nghiệm đau đớn oan tâm thấu cốt, ảnh Sư phụ tự nhiên xuất hiện trước mặt tôi. Ngài nhìn tôi một cách nghiêm túc nhưng đầy từ bi. Khi tôi xem video bài giảng của Sư phụ, tôi mỉm cười và cảm thấy mình thật may mắn vì được nhìn thấy Ngài. Tôi ngưỡng mộ những học viên có thể được tận mắt nhìn thấy Sư tôn. Một hôm, khi tôi đang xem video Sư phụ giảng, tôi bước vào khung cảnh trên video và tận mắt nhìn thấy Sư phụ. Khi Sư phụ rời khỏi hội trường, tôi đã khóc và nói trong tâm: “Sư phụ, xin Ngài đừng đi.”

Sư phụ giảng rằng bất cứ điều gì xảy ra với chúng ta đều là hảo sự. Tôi luôn hạnh phúc mỗi ngày. Những người gây rắc rối cho tôi hoặc thậm chí làm tổn thương tôi đều đã được cứu. Họ đều đang đóng những vai trò tích cực và thậm chí còn muốn học Pháp Luân Đại Pháp.

Vấn đề học Pháp đắc Pháp

Các học viên thường chia sẻ về cách học Pháp và đắc Pháp. Chúng ta học Pháp như thế nào? Một số học viên chép Pháp hoặc học thuộc Pháp. Tôi cảm thấy điều quan trọng là chúng ta không chỉ học Pháp nhiều mà còn cần hành xử chiểu theo Pháp và đạt tới tiêu chuẩn. Chúng ta học Pháp mỗi ngày và muốn ngộ ra điều gì đó trong Pháp, nhưng chúng ta đã thực hành được bao nhiêu?

Con tai tôi đã từng đọc Pháp và hỏi tôi một câu: “Mọi người ngày nào cũng học Pháp. Nhưng bố xem, có bao nhiêu người trong số các học viên thực sự có thể làm được “đã làm người luyện công thì trước hết phải làm được ‘đả bất hoàn thủ, mạ bất hoàn khẩu’, phải Nhẫn. Nếu không, thì chư vị là người luyện công [loại] gì vậy?” (Bài giảng thứ chín, Chuyển Pháp Luân )”Tôi nghe xong mà bối rối không nói nên lời.

Từ đó trở đi, tôi đã cố gắng làm theo những gì Sư phụ dạy. Sư phụ yêu cầu chúng ta hướng nội. Khi gặp mâu thuẫn, có bao nhiêu học viên đầu tiên nghĩ đến việc hướng nội? Nếu chúng ta không đề cao tâm tính và không thể đạt được các yêu cầu cơ bản của Pháp, làm sao chúng ta có thể biết được các Pháp lý ở cao tầng?

Đừng chấp trước vào tình

Nhiều học viên lâu năm đã tu luyện Pháp Luân Đại Pháp được gần 30 năm. Hầu hết họ đều trên 55 tuổi và đã lên chức ông bà. Có một số học viên thà học Pháp hoặc luyện công ít đi để có thêm thời gian chăm sóc cho cháu của họ. Họ không nhận ra rằng họ đã tự làm hại chính mình và khiến con cháu họ phạm tội. Tôi thấy một số học viên lâu năm lo lắng quá nhiều cho con cháu và quá chấp trước vào tình cảm với họ.

Sư phụ giảng:

“Chư vị vứt bỏ không được, [thì] chẳng đúng là tâm chấp trước là gì?” (Bài giảng thứ hai, Chuyển Pháp Luân)

Tôi trồng mấy chậu hoa. Một hôm, tôi ngắm những bông hoa hơi lâu và những bông hoa đó kêu lên: “Ngài mau đi học Pháp đi. Nếu làm Ngài trì hoãn việc học Pháp, chúng tôi sẽ có tội.” Bởi vậy, nếu chúng ta chấp trước vào ai đó, chẳng phải chúng ta sẽ làm hại họ sao? Nếu chúng ta thực sự tốt với ai đó, tốt hơn là chúng ta nên để họ học Pháp.

Do tầng thứ hữu hạn, có điều gì không phù hợp với Pháp, mong các đồng tu từ bi chỉ chính.

Bản quyền © 2024 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2024/1/27/471343.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2024/3/27/216366.html

Đăng ngày 05-04-2024; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share