Bài viết của Vũ Chân, đệ tử Đại Pháp tại tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc

[MINH HUỆ 10-01-2024] Sau khi đọc bài viết “Bước ra khỏi ‘tự ngã’” của đồng tu, tôi cảm thấy vô cùng xúc động. Tôi xin viết ra thể ngộ của mình để chia sẻ với mọi người.

Gần đây, nhóm học Pháp của chúng tôi thường thảo luận về cách loại bỏ “tự ngã”. Trong nhóm có đồng tu A lớn tuổi luôn cư xử một cách kiêu ngạo và hay áp đặt quan điểm của mình lên người khác. Vì vậy, đồng tu B đã chân thành chỉ ra điều đó cho bà, đồng tu C cũng chỉ giúp cho bà.

Đồng tu A tuy bề ngoài tỏ vẻ chấp nhận nhưng bà không thay đổi cách cư xử của mình. Có một học viên mới, D, đối đầu với đồng tu A bất cứ khi nào bà ấy nói chuyện. Tôi nháy đồng tu A và ra hiệu cho bà đừng nói nữa. Nhưng bà phớt lờ tôi và tiếp tục nói nên tôi nhắc bà: “Xin hãy tu khẩu!”

Đồng tu A nhận ra điều mình đang làm và nói: “Đúng vậy, tôi nên tu cái miệng của mình, tôi sai rồi”. Mặc dù ngừng nói nhưng bà vẫn không nhận ra “tự ngã” rất mạnh của mình.

Sau buổi học Pháp về nhà, tôi thắc mắc tại sao đồng tu A không chịu thay đổi. Mãi cho đến khi đọc bài chia sẻ. Bước ra khỏi ‘tự ngã’“ trên Minh Huệ, tôi mới nhận ra tôi vẫn đang ôm giữ cái tự ngã của chính mình. Tôi đang dùng nhận thức của bản thân về Pháp lý để đo lường và áp đặt người khác, tôi chưa thực sự tu chính mình.

Sư phụ giảng,

“Giữa hai cá nhân phát sinh mâu thuẫn, người thứ ba nhìn thấy, thì người thứ ba cũng cần phải nghĩ xem ở bản thân mình có chỗ nào không đúng, vì sao lại để mình nhìn thấy?” (Giảng Pháp tại Pháp hội miền Đông Mỹ quốc [1999])

Tôi cần phải phóng hạ những chấp trước nào? Nếu tôi chỉ chú ý đến người khác thì đó không phải là tu luyện, hoàn toàn không phải là thực tu bản thân.

Trong bài chia sẻ đồng tu viết: “Biểu hiện của tự ngã là muốn được người khác tin tưởng, không muốn bị cô lập, không muốn bị coi thường hay thua kém người khác”. Tôi nhận thấy mình cũng có những đặc điểm giống như vậy, tôi không muốn bị tổn thương. Hôm nay tôi đã tóm được cái “giả ngã” này, đây không phải “chân ngã” của tôi mà là “giả ngã” ích kỷ cần phải tu bỏ. Tại sao trước đây tôi không nhận ra nó?

Cách đây vài hôm, có một đồng tu nói với tôi rằng cô ấy cảm thấy rất căng thẳng khi nghe tôi chia sẻ thể ngộ về Pháp. Chồng cô cũng cảm thấy như vậy: “Dường như chị làm mọi việc chiểu theo Pháp và chị rất tinh tấn. Nhưng chúng tôi không thể làm được như chị, điều này khiến chúng tôi cảm thấy mình đang tu luyện kém. Đó là lý do tại sao một số đồng tu không muốn chia sẻ với chị”.

Nghe thấy điều này tôi đã bị sốc, tôi cứ nghĩ rằng mình đang làm tốt. Thì ra tôi có “tự ngã” rất mạnh và áp đặt quan điểm của mình lên người khác mà không quan tâm đến cảm xúc của họ. Nếu cô ấy không nói với tôi, có lẽ tôi sẽ chẳng thể nhận ra điều này. Tôi cứ tưởng mình đang ở trong Pháp và giúp người khác chiểu theo Pháp. Nhưng sự thật thì ngược lại, tôi không giúp được gì mà còn tạo thêm áp lực cho các đồng tu. Tôi đã tự cho mình là đúng và không nhận ra điều đó.

Tôi đã không buồn hướng nội sau khi trông thấy hành vi của đồng tu A. Việc này xảy ra để cho tôi hướng nội đề cao, vậy mà tôi đã không ngộ ra. Nghĩ đến điều đó tôi thực sự hối tiếc vì đã bỏ lỡ sự an bài của Sư phụ. Chẳng trách mấy ngày nay tôi luôn nằm mơ thấy mình không trả lời được câu hỏi trong bài thi và bị mất chìa khóa. Chúng ám chỉ rằng tôi không phù hợp với Pháp.

Cái “tự ngã” này thật sự đã bị che giấu quá sâu, và hôm nay tôi đã tìm ra nó. Đó không phải là chân ngã của tôi và tôi không muốn nó. Bản tính tiên thiên của tôi là vị tha, tôi muốn tu luyện thành một sinh mệnh vị tha thuộc về vũ trụ mới. Tôi muốn hướng nội khi gặp vấn đề và nghĩ cho người khác trước. Tôi nhất định phải tống khứ cái “giả ngã” này!

Cảm tạ Sư tôn đã dụng tâm an bài! Cảm ơn các đồng tu!

Bản quyền © 2024 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2024/1/10/470743.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2024/3/10/216161.html

Đăng ngày 02-04-2024; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share