Bài viết của đệ tử Pháp Luân Đại Pháp tại Trung Quốc
[MINH HUỆ 18-01-2024] Sau khi đọc một số bài chia sẻ về sự qua đời của các đệ tử Đại Pháp, tôi không thể không nghĩ đến một số đồng tu ở địa phương nơi tôi sinh sống.
Họ đều là những đồng tu đã từng rất tích cực tu luyện. Từ ngoài nhìn vào, họ có vẻ rất tinh tấn, không quản nắng mưa, họ vẫn ra ngoài giảng chân tướng chứng thực Pháp và phát tài liệu giảng chân tướng với số lượng lớn. Nhưng một số người đã qua đời và một số hiện đang bị mắc kẹt trong nghiệp bệnh.
Trong số họ có các đồng tu điều phối, đồng tu hỗ trợ kỹ thuật, còn có cả những đồng tu rất nhiệt tình đi các nơi phát chính niệm trợ giúp các học viên gặp khó khăn, và một số người đã vượt khỏi lao tù bằng chính niệm, hết lần này đến lần khác. Tuy nhiên, cuối cùng họ vẫn không thoát khỏi nanh vuốt của nghiệp bệnh. Họ cảm thấy tuyệt vọng, bất lực và đơn độc, đến một chút chính niệm cũng không còn. Để rồi họ ra đi trong sự nuối tiếc cùng nhiều điều không giải thích được. Một số thậm chí còn oán trách rằng Sư phụ không quan tâm đến họ.
Sư phụ giảng:
“Mọi người biết rằng chúng ta có học viên cá biệt đã qua đời. Có [người] là viên mãn, có [người] là phá hoại, cho nên về phương diện này tôi cũng không có tỏ thái độ cũng không nói đến. Nhưng mà nó xuất hiện, tôi cảm thấy đối với học viên chúng ta chính là một khảo nghiệm sinh tử. Không phải là bày trên thân chư vị, [nhưng] cũng gần như bày trên thân chư vị, cảm giác của chư vị bảo đảm sẽ như vậy. Vậy thì đây chính là một khảo nghiệm về quan sinh tử. Một người không buông bỏ sinh tử, thì người đó tuyệt đối sẽ không viên mãn..” (Giảng Pháp tại Pháp hội Singapore [1998])
Từ Pháp của Sư tôn, chúng ta hiểu rằng cái chết của các học viên khác cũng là tấm gương để mỗi người trong chúng ta suy ngẫm. Nó cũng giống như một khảo nghiệm sinh tử đối với chúng ta – và là một vấn đề vô cùng nghiêm túc. Làm thế nào để vượt qua khảo nghiệm này? Hãy bắt đầu với việc tu luyện của chính bản thân chúng ta.
Tầm quan trọng của việc học Pháp
Khi cuộc bức hại bắt đầu, tôi đã ra ngoài chứng thực Pháp không chút do dự. Hồi đó không có tài liệu giảng chân tướng nên chúng tôi đã tự mình viết các thông điệp về Đại Pháp và dán chúng tại những nơi dễ thấy như cột điện, đầu cầu, và thậm chí cả trên bốt cảnh sát giao thông tại các ngã tư. Đâu đâu quanh phạm vi nơi ở của chúng tôi cũng lưu dấu tích của việc chứng thực Pháp.
Về sau, tài liệu giảng chân tướng được đưa đến tận mỗi nhà. Rồi dần dần, để cứu chúng sinh, tôi đã trực tiếp giảng chân tướng, tặng tài liệu, hoặc thuyết phục họ thoái xuất khỏi các tổ chức của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ). Tôi cảm thấy những gì mình làm thật oanh liệt, rất có thành tựu, cảm thấy chỉ như vậy tôi mới xứng đáng là một đệ tử Đại Pháp trong thời kỳ Chính Pháp.
Tuy nhiên, tôi đã coi nhẹ tầm quan trọng của việc tĩnh tâm học Pháp. Nghĩa là, tôi coi làm việc là tu luyện và việc học Pháp chỉ là hình thức. Tôi không biết cách hướng nội nên thường xuyên tranh cãi và có nhiều mâu thuẫn với các đồng tu. Điều này tiếp diễn cho đến khi thân thể tôi xuất hiện nhiều cảm giác khó chịu, ngay cả việc luyện công cũng không giúp ích được gì. Vì vậy, tôi đã nảy sinh rất nhiều nghi vấn.
Sau đó, tôi đọc được bài chia sẻ của một học viên. Tôi đã thức tỉnh và nhận ra rằng tôi nên tĩnh tâm học Pháp và xem xét mọi việc chiểu theo các nguyên lý của Đại Pháp. Vì vậy, tôi bắt đầu chăm chú học các bài giảng Pháp với tâm thanh tịnh và hướng nội tìm bất cứ khi nào gặp rắc rối, khó khăn.
Trong quá trình này, tôi nhận ra tâm làm việc của mình rất mạnh, tự ngã lớn, đồng thời tôi còn có tâm thiếu kiên nhẫn, độc đoán và hống hách. Tôi không chịu tiếp thu ý kiến của người khác và luôn hướng ngoại.
Sau một thời gian tĩnh tâm học và học thuộc Pháp, tôi đã hiểu rõ hơn về các Pháp lý. Nhờ đó tôi có thể xác định được những khó khăn tôi gặp phải và căn nguyên nghiệp lực của mình. Sư phụ đã gánh chịu phần lớn cho tôi và bản thân tôi cũng phải gánh chịu một chút.
Nghiệp lực vốn rất ngoan cố. Nhưng chúng ta có thể tịnh hóa bản thân bằng cách luyện công, học Pháp, và phát chính niệm. Với cơ chế mà Sư phụ ban cho, chúng ta có thể đập tan những cục vật chất màu đen ép lên thân thể chúng ta. Thông qua kiên trì tu luyện, chúng ta có thể không ngừng bài xuất và làm suy yếu nghiệp lực, đến mức chúng không còn có thể gây ra mối đe dọa nào cho cơ thể chúng ta nữa. cựu thế lực cũng không thể lợi dụng sơ hở của chúng ta để bức hại thân thể chúng ta.
Vậy nên, chỉ bằng cách minh bạch các Pháp lý và tinh tấn quy chính từng ý từng niệm, chúng ta mới có thể vượt qua mọi quan, mọi nạn. Chỉ khi đó chúng ta mới có thể phủ nhận sự an bài của cựu thế lực.
Trong những năm tu luyện, nhiều đệ tử Đại Pháp đã tu luyện rất tốt, họ căn bản không hề cảm thụ sự thống khổ của nghiệp bệnh. Niềm tin của họ vào Sư phụ và Pháp vững như bàn thạch.
Câu chuyện của một đồng tu
Trong nhóm học Pháp của chúng tôi, có một đồng tu cao tuổi có niềm tin vững chắc vào Sư phụ và Đại Pháp. Bà đã kinh qua nhiều tình huống sinh tử. Một lần, sau khi bị bất tỉnh ở nhà, chồng bà hốt hoảng gọi xe cấp cứu nhưng đường dây cứ bận. Ông bèn gọi điện cho con trai. Lúc đó, bà tỉnh lại, thấy chồng đang ôm mình dưới đất, bà đẩy chồng sang một bên và nói: “Ông đứng dậy đi, tôi không sao. Tôi chỉ cần đi vệ sinh thôi.”
Khi bà phát hiện mình bị mất kiểm soát khi đại tiện, con trai bà đã đến và hỏi bà có cần đi bệnh viện không. Bà kiên định nói: “Mẹ ổn. Mẹ sẽ không đi viện đâu.” Lúc đó trong tâm đồng tu rất bình tĩnh, đầu óc rất thanh tỉnh, chỉ là thân thể không cử động được, tựa như bị một ngọn núi đè lên. Sau đó, bà ngủ thiếp đi và trong giấc mơ, tại nghĩa địa có một người đang đào hố và nói rằng đó là để dành cho bà. Bà liền trả lời một cách không do dự: “Cậu đi đi, tôi còn phải dẫn chúng sinh của mình vượt qua Thiên môn để đến tương lai”. Nói xong bà tỉnh dậy và nhờ chính niệm đã bình phục chỉ sau vài ngày. Nếu đồng tu thừa nhận sự an bài của cựu thế lực, hậu quả sẽ thật khó lường.
Gần đây, bà lại trải qua một khổ nạn khác khi đột nhiên bị đau thắt lưng dữ dội và không thể xoay người khi nằm. Bà đã phải ngồi trong mấy ngày liền, tuy phải chịu đựng sự đau đớn khủng khiếp nhưng đồng tu không hề sợ hãi. Bà coi tình huống này chỉ là giả tướng và phủ định ma nạn đang ngăn cản bà làm ba việc. Bà từ từ đứng dậy, vịn lan can đi xuống cầu thang rồi lên xe ba bánh đi ra ngoài để giảng chân tướng như thường lệ.
Đôi khi thắt lưng bị đau, bà vẫn ngồi trước máy tính hàng giờ để vượt qua sự phong tỏa internet truy cập trang web Minh Huệ để tải tài liệu và nghe chương trình Phát thanh Minh Huệ. Bà kể lại rằng trong một giấc mơ, hai tay bà đang túm vào một cây mây, và dù cơ thể có lắc lư thế nào, bà vẫn không buông ra và bám chặt vào nó.
Sự nghiêm túc của việc tu luyện
Sư phụ giảng,
“Chư vị làm một người tu luyện chân chính, Pháp Luân của chúng tôi [sẽ] bảo hộ chư vị. Gốc của tôi gắn trên vũ trụ, ai có thể động tới chư vị, người ấy có thể động đến tôi; nói thẳng ra, người ấy có thể động đến vũ trụ này.” (Bài giảng thứ nhất, Chuyển Pháp Luân)
Trong những năm tu luyện, một số đồng tu đã không lý giải hết nội hàm trong lời dạy của Sư tôn, cho rằng họ đã góp sức vào nhiều hạng mục Đại Pháp, cứu được nhiều người như thế, dưới sự bảo hộ của Sư phụ, họ không nên bị bức hại nghiêm trọng, không nên bệnh tật hành hạ, không nên bị qua đời như vậy, v.v. Kỳ thực, đây là dùng quan niệm và suy nghĩ của con người để lý giải Đại Pháp. Sư phụ sẽ coi sóc những đệ tử Đại Pháp có chính niệm.
Theo thể ngộ của tôi, Sư phụ không muốn bất cứ hình thức qua đời nào. Bằng cách thực hành công pháp tính mệnh song tu, chúng ta tu luyện cũng chính là đang kéo dài tuổi thọ của mình. Thời gian mà Sư phụ an bài cho mỗi đệ tử là đủ dùng, không kể tuổi tác, nhưng chúng ta phải tu luyện dựa trên Pháp, trong tâm có Pháp mới biết nên tu như thế nào. Chúng ta đồng hóa với Pháp tốt bao nhiêu thì sẽ được Đại Pháp bảo hộ nhiều bấy nhiêu, điều đó là chắc chắn.
Đối với các đồng tu đang trải qua ma nạn, xin đừng lãng phí thời gian và hãy chuyên tâm học Pháp cho tốt. Nếu chúng ta nỗ lực tu luyện tâm tính, hướng nội và loại bỏ các chấp trước, chúng ta sẽ có thể lên thuyền Pháp theo Sư phụ trở về.
Đây là thể ngộ tại tầng thứ của tôi, xin vui lòng chỉ ra những điều chưa phù hợp. Hợp thập!
Ghi chú của Ban Biên tập: Bài viết này thể hiện nhận thức cá nhân của tác giả ở trạng thái tu luyện hiện tại, xin chia sẻ cùng quý đồng tu để chúng ta “Tỉ học tỉ tu” (“Hồng Ngâm”).
Bản quyền © 2025 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2024/1/18/471075.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2024/2/26/216012.html
Đăng ngày 03-03-2024; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.