Theo phóng viên báo Minh Huệ ở tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc

[MINH HUỆ 21-02-2012] Hươu cao cổ, chó, bò, và ngựa với các kích cỡ khác nhau là một trong những thứ đồ chơi bằng vải và vật trang trí được đặt hàng, sản xuất và xuất khẩu ra nước ngoài với số lượng lớn. Những đồ chơi bằng vải này được làm thủ công bởi các tù nhân và những học viên Pháp Luân Công bị giam cầm phi pháp tại Trại lao động cưỡng bức nữ số 1 Tế Nam, nằm ở đường Tương Thủy Tuyền, thành phố Tế Nam, tỉnh Sơn Đông. Việc lao động cưỡng bức đã diễn ra trong hơn mười năm, kể từ khi Đảng Cộng sản Trung Quốc bắt đầu đàn áp Pháp Luân Công và giam cầm các học viên Pháp Luân Công. Trại lao động đã cấu kết với Phòng 610 tỉnh Sơn Đông để bắt giữ và giam cầm các học viên để làm việc tại các trại lao động.

Hàng năm trong hơn chục năm qua, Trại lao động cưỡng bức nữ số 1 Tế Nam đã thực hiện một lượng lớn đơn hàng để gia công đồ chơi bằng vải. Những người bán chuyển đến các bó vải, dây để buộc các khung, và các bịch đựng chặt bông trong các xe tải lớn. Những bịch nhét đầy bông này sẽ chuyển thành sợi lớn fiberfill và nhét vào trong nhiều túi lớn. Những túi này được mang lên hoặc xuống cầu thang (có tổng cộng bốn tầng) trong bữa ăn. Có đến hơn chục cái máy khâu điện ở mỗi xưởng. Sau khi khung và vật liệu đã được cắt ở giai đoạn đầu, chúng sẽ được khâu lại và được nhồi bằng sợi, rồi chuyển thành thành phẩm bởi những phụ nữ ở độ tuổi 50 và 60. Mỗi người được giao chỉ tiêu hàng ngày và phải làm việc vất vả để đạt được chỉ tiêu đó. Làm việc quá giờ vào ban đêm là việc rất phổ biến khi số lượng sản phẩm không đạt. Để tiết kiệm thời gian và gia tăng sản xuất, những tù nhân chỉ được cung cấp một ít nước nhằm giảm số lần đi vệ sinh của họ.

Để sản xuất nhiều hơn, lính canh thậm chí còn không cho các tù nhân rửa tay sau khi họ đi vệ sinh. Họ ít khi được đi tắm, điều này dẫn đến chất lượng vệ sinh tồi tệ. Vì thế mà những đồ chơi họ gia công và sản xuất, nhìn bề ngoài thì rất đẹp và bắt mắt, nhưng thực ra lại chứa nhiều vi trùng. Sản xuất dưới điều kiện như vậy, thì bất kỳ người mua nào (sản phẩm này được bán ở Trung Quốc và nước ngoài) cũng đều có nguy cơ bị nhiễm bệnh.

Khu nhà xưởng phủ đầy những sợi được dùng làm tóc cho các con thú vải. Các sợi lông làm tóc dính vài tay nhân công khi họ cắt sợi làm đồ chơi. Theo thời gian, những sợi này có trên khắp người họ, ngay cả trong không khí cũng đầy những sợi này. Khi công nhân đi lại, những sợi này rơi xuống người họ như là tuyết. Những sợi này bay trong không khí và dính vào mi mắt của người lao động. Do họ không được phép tắm, thậm chí giường và chăn mền cũng chứa đầy sợi lông. Trông họ giống như những người bông! Bất kể bao nhiêu lần những căn phòng đó được dọn sạch, người ta vẫn tìm thấy được những sợi lông. Trại lao động đã cử một bà lão 60 tuổi chuyên quét dọn hàng ngày, cố gắng lau sạch các phòng.

Trại lao động nhận rất nhiều đơn đặt hàng. Ví dụ, những bọc dẹt được mang vào từ xe tải có dán nhãn laser chống làm giả. Nhiều tù nhân trẻ tháo dỡ từng chiếc hộp rồi sắp xếp chúng theo thứ tự. Họ mang từng chiếc lên cầu thang. Sau đó họ mở hộp và đặt nhãn của từng hộp theo từng hàng và từng chồng. Sau khi xong một hộp, họ phải đặt lại chiếc hộp theo đúng cách mà họ mở hộp trước đó. Mỗi tù nhân được giao một chỉ tiêu để hoàn thành và họ bị buộc phải cạnh tranh với những người khác để hoàn thành chỉ tiêu. Nếu không đạt chỉ tiêu, họ phải làm việc thêm giờ và mang những chiếc hộp đó về phòng của mình để làm thêm. Họ phải tiếp tục làm việc sau khi thức dậy vào buổi sáng. Khi họ xuống nhà để ăn hoặc lên gác sau khi đã ăn xong, họ phải mang hộp đi cùng. Thời gian rất chặt chẽ, và đôi lúc khiến họ không kịp thở. Vài người còn bị nôn hết mọi thứ họ vừa ăn khi bị buộc phải mang hộp lên gác ngay sau khi ăn xong. Khi buộc phải mang vật nặng trên một quãng đường dài sau bữa ăn, điều đó giống như quả tim sẽ nhảy khỏi lồng ngực của người đó. Tuy nhiên, không có ai dám lên tiếng phàn nàn. Mọi người phải làm việc vất vả. Nếu không, họ sẽ bị báo cáo và chịu nhiều ngược đãi hơn nữa, bị đe dọa, gia tăng thời hạn giam cầm, và bị phân biệt đối xử.

Các tù nhân bị buộc phải ngồi đan các bó vải dài màu xanh được dùng trong trang trí nội thất và đóng gói các túi ziplock nhỏ được dùng trong bệnh viện để dùng đựng bốn thứ: một chai rượu nhỏ, một túi giấy đựng bóng vải nhỏ, một ống nhựa nhỏ, và một mảnh nhựa cứng màu xanh. Hàng ngày họ phải làm việc vất vả trong thời gian dài. Chỉ sau một hoặc hai ngày, các ngón tay cái và ngón tay trỏ của công nhân trở nên tê cứng và sưng tấy vào buổi đêm vì phải mở hơn 3.000 chiếc túi. Điều này gây đau đớn vào ban ngày, khiến cho các công nhân gặp khó khăn khi lại tiếp tục mở túi. Nhưng họ vẫn phải làm việc với tốc độ cao. Hơn 2.000 chiếc túi đựng bốn vật dụng kia thì chất đầy một cái thùng lớn. Sau đó thùng này được đậy lại và được dán nhãn kiểm tra chất lượng lên đó, rồi được mang xuống nhà. Sau vài lần đi lên và xuống cầu thang, quần áo của người lao động thấm đẫm mồ hôi, ngay cả trong mùa đông. Sau khi bốc và tháo dỡ vài lần trong một ngày, quần áo của họ thấm đẫm mồ hôi, sau đó lại khô, và sau đó lại tiếp tục ướt. Trong cả ngày, không ai được phép thay quần áo. Họ chỉ được cho phép tắm rửa và đánh răng trong mười phút vào buổi sáng và buổi tối. Công nhân cũng chỉ được đi vệ sinh hai lần mỗi ngày. Một số người đã khóc vì đau bụng do bị cấm dùng nhà vệ sinh.

Các công nhân còn phải ghép sách của học sinh. Sau khi bìa sách được đặt lên, một cuốn sách nhỏ được đặt đằng sau bìa. Những việc khác bao gồm gấp hướng dẫn dùng thuốc vào trong các cuốn sách nhỏ, đặt một tấm nhựa trong suốt lên hộp thức ăn và hộp đựng bánh kẹo, gấp những cặp đựng tài liệu của chính quyền vào các thành phẩm… Một hình thức khác của lao động cưỡng bức, là làm những cái thẻ có dây đeo màu vàng cho “Dầu Hạch Đào”, việc này đòi hỏi phải cắt từng bó dây thừng mỏng màu vàng thành từng miếng nhỏ có kích thước bằng nhau và quấn thành các lỗ xuyên qua lỗ đựng thẻ nhỏ. Mỗi thẻ được buộc chặt với sợi dây nhỏ và nó có yêu cầu khắt khe về chiều dài, kích cỡ, và độ kín của dây buộc. Sau khi làm đủ dây buộc màu vàng, các ngón tay của người làm trở nên thô ráp và cứng như gỗ. Các tù nhân cũng buộc phải làm cặp câu đối “Phúc” cho các ngân hàng trong dịp mừng năm mới, bên cạnh việc gấp đồ, làm bao bì, và các hình thức lao động khác.

Để tạo thêm nhiều lợi nhuận, trại lao động đã đối xử với các tù nhân mất nhân tính, đặc biệt là với các học viên Pháp Luân Công. Người ở bên ngoài trại lao động đã gửi thư đến Cục lao động cưỡng bức, Đại hội đại biểu nhân dân tỉnh, Liên hiệp phụ nữ, và các tổ chức khác để thông báo việc ngược đãi lao động quá mức đối với các tù nhân. Thỉnh thoảng, những phòng ban này cũng đi xuống để “kiểm tra”, nhưng họ sẽ gọi cho trại lao động trước đó để thông báo cho họ về chuyến thăm. Điều này cho phép trại lao động chuẩn bị tốt và ngay lập tức dừng việc lại. Các tù nhân thậm chí còn được ra lệnh nằm trên giường, như kiểu họ đang nghỉ ngơi. “Kiểm tra” chỉ là hình thức.

Năm 2010, có một chiếc xe lớn thường được dùng để vận chuyển vật liệu vào trại lao động và mang thành phẩm ra khỏi trại. Biển số của xe đó là Lu C82650. Hầu hết đồ chơi làm để xuất khẩu đều được vận chuyển bằng xe này. Có thông tin rằng hầu hết sản phẩm đều được sản xuất cho một nữ doanh nhân ở Truy Bác có tên là Bạch. Những đồ chơi này được bán ở nước ngoài và được dán nhãn sản xuất tại nhà máy của bà Bạch.
_________________________________
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2012/2/21/毛绒玩具背后的奴工迫害-253316.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2012/3/4/131889.html

Đăng ngày 2-4-2012. Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share