Bài viết của một học viên Pháp Luân Đại Pháp ở Trung Quốc
[MINH HUỆ 02-12-2023] Tôi là một giáo sư đại học đã về hưu, năm nay tôi đã gần 70 tuổi. Tôi bắt đầu đắc Pháp tu luyện từ năm 2017.
Năm 2004 tôi tu luyện theo Đạo giáo và tiếp xúc với Phật giáo vào năm 2010. Dần dần tôi hiểu được rằng cả Phật giáo và Đạo giáo đều không còn có thể độ nhân được nữa. Sau khi tìm hiểu cả Đạo giáo và Phật giáo, tôi đã có được cái nhìn tổng quan và hiểu ra một số vấn đề.
Trước tiên, mục đích của nhiều người hiện nay khi tu luyện Phật giáo và Đạo giáo là truy cầu danh lợi, cầu xin được bình an, tai qua nạn khỏi. Tôi đã trải qua một cú sốc nặng – đó là lần tôi bị đột quỵ vào năm 2016, sự việc đó khiến tôi hoàn toàn mất niềm tin vào Phật giáo và Đạo giáo. Mặc dù triệu chứng không nặng nhưng tôi đã không thể tự chăm sóc cho bản thân.
Bởi vì tôi tu luyện Phật giáo, Đạo giáo và luyện cả Hình ý quyền nên thân thể bị loạn lung tung cả, điều này trái với nguyên lý “tu luyện là chuyên nhất” mà Sư phụ Lý đã dạy.
Năm 2017, tôi tải về cuốn sách Chuyển Pháp Luân trên trang web Minh Huệ và bắt đầu tu luyện Pháp Luân Đại Pháp. Tôi đã bỏ đi tất cả những gì liên quan đến Phật giáo và Đạo giáo mà mình tiếp xúc trước đây, sau đó tôi không còn bị những thứ đó đến can nhiễu nữa. Ví dụ, tôi không thể nhớ những câu chú niệm Phật mà trước đây mình từng thuộc. Đây quả là uy lực kỳ diệu của Đại Pháp.
Nhờ đọc cuốn thiên thư Chuyển Pháp Luân mà tôi ngộ được rằng nguyên nhân của bệnh tật là nghiệp lực, do chúng ta đã từng làm chuyện bất hảo tích luỹ qua nhiều đời nhiều kiếp trước đây. Một điều tôi ngộ ra được nữa đó là nếu muốn trị khỏi bệnh thì phải buông bỏ chấp trước truy cầu trị bệnh. Thông qua tu luyện sẽ có thẻ thanh trừ nghiệp lực, nhờ đó bệnh tật cũng tự nhiên biến mất. Nhẫn chịu khổ nạn cũng có thể tiêu nghiệp và đề cao tâm tính. Người tu luyện chân chính thì không có bệnh, nếu có thể giữ vững tiêu chuẩn của người tu luyện và đồng hoá với Đại Pháp, bệnh tật cũng sẽ tự nhiên biến mất.
Tu luyện đến nay, mặc dù đôi khi vẫn phải chịu thống khổ vì cái gọi là “bệnh tật” đó, nhưng tôi đã có thể xem nhẹ nó. Cũng chính nhờ vượt qua những “bệnh tật” này mà tôi đã đề cao tầng thứ tu luyện. Nói cách khác, nhẫn chịu thống khổ vì “bệnh tật” cũng là một cách đề cao bản thân.
Tu luyện Đại Pháp sẽ mang đến phúc báo, tuy nhiên người tu luyện Đại Pháp không truy cầu đắc phúc báo. Truy cầu danh lợi hay may mắn trong cuộc sống là chấp trước của người thường. Các học viên Pháp Luân Đại Pháp phải buông bỏ tâm truy cầu này.
Phúc của con người là do đức mà người ta đã tích lũy qua nhiều đời trước, các học viên Pháp Luân Đại Pháp chúng ta cũng không phải là ngoại lệ. Tuy nhiên điểm khác biệt giữa các học viên Pháp Luân Đại Pháp với người thường là chúng ta không chấp trước vào truy cầu đắc được những thứ tốt nơi người thường.
Có một học viên niệm 9 chữ chân ngôn Pháp Luân Đại Pháp hảo, Chân-Thiện-Nhẫn hảo bởi vì muốn đắc phúc báo của Đại Pháp. Tuy nhiên, bản thân tâm truy cầu là một nhân tâm của người thường, nó hạ thấp cảnh giới của người tu luyện tới tầng thứ của người thường. Các học viên chúng ta nên đặt tâm vào việc cứu độ chúng sinh, tu xuất được thiện và tâm từ bi.
Đệ tử vô cùng biết ơn Sư tôn, đời này con đã đắc được Đại Pháp, là cơ hội quý giá ngàn năm có một. Con xin cảm tạ Sư tôn đã chỉ ra cho con ý nghĩa của nhân sinh, chỉ cho con cách thoát khỏi bể khổ, giúp sinh mệnh của con được tái sinh. Sư tôn đã cấp cho các đệ tử con đường lên Trời, tu đắc chính quả, viên mãn trở thành Thần.
Đệ tử khấu bái Sư tôn!
Bản quyền © 2023 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2023/12/2/468817.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2024/1/2/213968.html
Đăng ngày 28-01-2024; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.