Bài viết của đệ tử Đại Pháp tại Trung Quốc

[MINH HUỆ 16-11-2023] Năm nay tôi 37 tuổi, bắt đầu tu luyện Pháp Luân Đại Pháp cùng gia đình vào năm 1995, khi tôi 8 tuổi. Nhớ hồi đó, tôi tu luyện cùng rất nhiều tiểu đệ tử Đại Pháp, còn có cả các bạn cùng lớp. Sáng nào chúng tôi cũng theo người nhà ra điểm luyện công để luyện công. Luyện công xong, bọn trẻ sẽ tụ tập lại chơi đùa cùng nhau. Hồi đó, chúng tôi thường nhìn thấy Pháp Luân trên trời. Những ngày tháng đó đúng là vô ưu vô lo. Tôi cứ tưởng chúng tôi đều cùng tu luyện Đại Pháp trong quá trình lớn lên. Thế nhưng, sau 28 năm, tôi nhận ra trong đám bạn xung quanh tôi thời ấy, còn lại một mình tôi vẫn đang tu luyện.

Chúng tôi sống ở một thành phố nhộn nhịp. Trước khi xảy ra cuộc bức hại, có rất nhiều tiểu đệ tử Đại Pháp, nhưng hiện giờ, như tầm tuổi tôi thì không còn được bao nhiêu, hầu hết là bí mật tu luyện ở nhà và không làm ba việc. Tôi cũng chưa nghĩ đến điều gì tạo nên cục diện ngày hôm nay. Một số nguyên nhân khiến các tiểu đồng tu mà tôi biết trước kia từ bỏ tu luyện là: một số là do người nhà bị bức hại rồi sợ nên từ bỏ tu luyện, nên họ cũng không tu nữa; một số lớn lên, tiến nhập vào xã hội, rồi bị bị mê hoặc trong lợi ích vật chất, ái tình… nên cũng từ bỏ tu luyện; còn có một số từ bỏ tu luyện vì sau khi người nhà bị bắt giữ phi pháp, họ bị cảnh sát thẩm vấn, rồi vì sợ bị liên lụy mà từ bỏ tu luyện.

Không thể phủ nhận rằng các học viên ở độ tuổi của tôi từ nhỏ đã phải trải qua những gian truân mà các bạn đồng trang lứa chưa từng phải nếm trải. Trong cuộc bức hại, cha mẹ hoặc đồng tu người lớn bị đe dọa, bị khám xét nhà, và bị bức hại có thể nói là chuyện cơm bữa. Quá trình trưởng thành của tôi gắn liền với những ký ức nhà bị lục soát, bố mẹ và bà nội bị bắt, thậm chí cả những người thân khác cũng bị bức hại đến chết. Trong thời gian này, nhiều lần tôi đã nghĩ đến việc tự tử. Nếu không tu luyện, tôi cũng không dám tưởng tượng mình còn sống tới ngày hôm nay. Lớn lên trong hoàn cảnh như vậy ở Trung Quốc, mỗi người trong chúng tôi đều cảm nhận sâu sắc về nỗi đau và sự bất lực. Chúng tôi thường cảm thấy rằng cả cuộc sống và tu luyện đều quá gian nan. Vì vậy, khi nghe tin các bạn cùng lứa với tôi đã từ bỏ tu luyện, tôi nghĩ thật đáng tiếc nhưng cũng có thể hiểu được. Suy cho cùng, thật khó có thể chịu được sự giày vò từng giây phút trong nỗi sợ hãi.

Hôm nay, tôi xem bộ phim “Đến vì bạn”. Trong phim, các học viên đã đến Quảng trường Thiên An Môn để tìm kiếm công lý cho Đại Pháp và Sư phụ, hoàn toàn buông bỏ an nguy của bản thân, chỉ nghĩ đến nói lời công đạo cho Đại Pháp và Sư phụ. Thấy hành động vĩ đại ấy, tôi thấy tự hào, hãnh diện về họ, và nghĩ: Nếu họ không thành Thần thì ai có thể? Đó là những bậc bề trên của chúng tôi. Quay lại nhìn chúng tôi là con cháu của họ mà giờ không tu luyện nữa, hoặc chỉ len lén tu luyện ở nhà, không làm ba việc, không tinh tấn thì đều hẳn phải cảm thấy hổ thẹn.

Lứa tiểu đệ tử chúng tôi, từ khi bức hại bắt đầu, chỉ nấp sau lưng đồng tu cha mẹ, cha mẹ phải đứng ra đối mặt với tà ác, còn chúng ta lại được bảo vệ rất kỹ. Nhưng lúc nhỏ được bảo vệ như vậy đã đành, giờ chúng ta đã trưởng thành một số đã lập gia đình và có con, một số thành lập doanh nghiệp riêng, lẽ nào không gánh vác trách nhiệm mà đệ tử Đại Pháp cần gánh vác sao?

Chúng ta cần minh bạch rằng chúng ta cũng là đến vì Pháp, chứ không còn là trẻ con tu luyện dưới sự đốc thúc của cha mẹ nữa. Hồi còn nhỏ, tôi từng mơ thấy quá trình đầu thai chuyển thế của mình. Trong mơ, tôi ở trên một đám mây, đằng sau là cung điện nơi thiên thượng. Bên cạnh tôi là một đạo sỹ tóc bạc trắng, mặc đồ trắng, tay cầm cây phất trần, ông chỉ xuống tôi và nói: “Hiện giờ, có hai gia đình có duyên phận với con. Một gia đình có quyền, có thế, có tiền, hơn nữa khi đầu thai, lớn lên, con còn có tướng mạo xinh đẹp, con sẽ vinh hoa phú quý cả đời. Gia đình kia thì không tiền không quyền, sau khi đầu thai, con lớn lên cũng không ưa nhìn, nhưng có thể tu Đại Pháp.” Vừa nghe đến ba chữ “tu Đại Pháp”, tôi lập tức nhảy xuống, không chút do dự mà đầu thai vào gia đình hiện giờ.

Nhờ tu luyện nên từ nhỏ chúng ta chưa từng mắc bệnh, rất nhiều bạn nhỏ đều được khai thiên mục, nhìn thấy Pháp Luân và những thứ ở không gian khác, lẽ nào đã quên cả rồi sao? Hồi học trung học, tôi gặp một tai nạn ô tô. Lúc ấy, xe đạp của tôi bị đâm đến biến dạng, mà tôi không hề hấn gì. Lúc đó, tôi biết mặc dù cha mẹ tôi đang bị giam giữ phi pháp trong tù, nhưng Sư phụ vẫn bảo hộ tôi. Trong mỗi sự việc, mỗi dấu mốc ấy, chúng ta đã nhận ân huệ của Đại Pháp nhiều đến nhường nào.

Sư phụ giảng:

“Tại đây tôi bảo những người ấy: Lúc đầu các vị có thể bước vào đây, thì đã lấy sinh mệnh ký ước rồi. Vô luận là tuổi tác lớn hay nhỏ, đã qua thời gian dài hay ngắn, thệ ước đều là nghiêm túc. Nói cách khác, nói mình không tu, ly khai Đại Pháp dù là từ lâu hay gần đây, tu hay không tu thì đều phải thực hiện thệ ước. Lúc đầu muốn trở thành đồ [đệ] Đại Pháp trong thời kỳ Đại Pháp vũ trụ Chính Pháp, là vô cùng vô cùng nghiêm túc. Đó là lựa chọn trọng đại của sinh mệnh, hơn nữa là dùng sinh mệnh ký thệ ước! Chư vị nói tu thì tu, chư vị nói không tu thì không tu? Không thể dung thứ con người coi trách nhiệm trọng đại của vũ trụ, coi Thần, coi Sáng Thế Chủ là chuyện đùa! Một khi đã ký thệ ước thì ắt phải thực hiện! (Tu luyện Đại Pháp là nghiêm túc)

Sư phụ đã giảng rõ đến vậy rồi mà còn không khiến chúng ta chấn động bừng tỉnh sao?

Tôi còn muốn có vài lời gửi tới cha mẹ của các tiểu đồng tu ngày xưa của tôi: Các cô chú bác còn giấu những đứa con đã hơn 30 tuổi ở sau lưng, để họ len lén tu luyện, không để họ làm việc cứu người, thì đó là thực sự yêu thương họ sao? Người thường thường nói: “Cha mẹ thương yêu con cái, ắt sẽ suy tính sâu xa.” Bản thân các cô chú bác là người tu luyện, cần dùng pháp lý của Đại Pháp mà đối đãi với sự việc, làm vậy xem ra là bảo vệ họ, nhưng họ cũng là sinh mệnh đắc Pháp từ trước năm 1999, họ cũng phải hoàn thành sứ mệnh cứu người của mình, cũng phải có uy đức của mình, cũng như phải thực hiện thệ ước của mình. Nếu cứ bảo hộ họ như vậy thì làm sao họ tu xuất lai được, chẳng phải là hại họ sao? Các cô chú bác phải nhảy xuất khỏi cái tình của con người mà nhìn nhận sự việc này, trước hết coi con cái là đồng tu mà đối đãi thì mới đi được chính trên con đường này.

Tôi có thể kiên trì tu luyện đến hiện giờ là nhờ đồng tu cha mẹ thanh tỉnh khi dùng Pháp lý để dạy dỗ tôi. Trước hết, họ xem tôi như đồng tu, khi bức hại nghiêm trọng nhất, họ cũng đưa tôi đi phát tài liệu, lại động viên tôi giảng chân tướng cho bạn học để cứu họ; khi kiện Giang, họ cũng động viên tôi dùng tên thật để kiện Giang.

Mặc dù cha mẹ tôi đã bị giam giữ phi pháp nhiều lần, nhưng chỉ cần được về nhà, cha mẹ liền bảo tôi đừng sợ, phải làm ba việc mà Sư phụ yêu cầu, kiến lập uy đức cho bản thân, hoàn thành thệ ước. Với sự khích lệ ấy, cho dù có bị bức hại đến thịt nát xương tan, tôi vẫn có thể ở trong Pháp mà được hồi sinh, một mạch kiên định đi tiếp, hoàn thành sứ mệnh của mình.

Thời gian thực sự không còn nhiều nữa. Các bạn của tôi, tôi chân thành hy vọng những ai tu luyện chưa tinh tấn, cũng như những ai đã từ bỏ tu luyện có thể nhận ra tính nghiêm trọng của vấn đề, quay trở lại tinh tấn lên. Đây không chỉ vì chính bạn, mà còn là nghĩ cho sinh mệnh của những chúng sinh đang trông chờ ở bạn. Đừng để đến lúc Pháp Chính Nhân Gian mới hối tiếc!

(Phụ trách biên tập: Văn Khiêm)

Bản quyền © 2023 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2023/11/16/468178.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2024/1/3/214149.html

Đăng ngày 13-01-2024; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share