Bài viết của một phóng viên Minh Huệ ở tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc

[MINH HUỆ 09-12-2011]

Ghi chú của Ban biên tập: Trong văn hoá của phương Tây và Trung Quốc, nguyên lý quả báo, tức là mỗi người phải chịu nhận hậu quả của việc mình làm, được chấp nhận một cách rộng rãi. Giáo lý căn bản của Pháp Luân Công là đặc tính của vũ trụ, “Chân – Thiện – Nhẫn”. Vũ trụ sẽ thưởng cho những hành động hoà hợp với nguyên lý này, trong khi những hành động như là đánh đập, hành hạ và giết người sẽ mang đến quả báo. Nói cách khác, hành động tốt sẽ được thưởng bằng sự tốt lành, trong khi hành động ác sẽ gặp quả báo. Các bài viết như bài này là lời nhắc nhở từ bi về nguyên lý trên cho những người đã làm điều sai trái. Trong khi nhiều người đàn áp Pháp Luân Công chỉ đơn thuần là “theo mệnh lệnh”, luật vũ trụ cũng đòi họ phải chịu trách nhiệm cho hành động của họ, và chỉ có cách thay đổi những việc làm sai trái thì mới có thể thoát khỏi sự trừng phạt.

Vào tối ngày 25 tháng 11, phó Đồn công an Diêm Hà, thành phố Ma Thành, tỉnh Hồ Bắc là Bành Hoành Huy, đã uống say ở trấn Bạch Quả và được đưa vào một khách sạn, nơi ông ta đã chết. Ông Bành đang ở độ tuổi tứ tuần.

1. Những tội ác của Bành Hoành Huy

Ông Bành là một người tham gia tích cực vào cuộc đàn áp Pháp Luân Công do chế độ của Giang Trạch Dân khởi xướng. Qua số liệu thống kê chưa hoàn chỉnh, từ ngày 20 tháng 07 năm 1999, các học viên ở trấn Bạch Quả đã bị bức hại đến chết là Vương Hoa Quân và Lý Học Xuân. Tám học viên bị kết án tù hoặc lao động cưỡng bức. Họ là La Học Lâm (3 năm), Giang Chính Vượng (4 năm), La Tiên Báo (4 năm), Lỗ Công Hữu (6 năm), Khương Hồng Quyên (3 năm), Dương Ngọc Phong (2 năm), Bành Vệ Hương (1 năm), và Phùng Tổ Quyên (1 năm). Vô số các học viên bị chiếm đoạt tiền bạc và tài sản cá nhân. Chính quyền ở trấn Bạch Quả và công an đã sử dụng côn đồ để vận hành một trại tẩy não tại Hầu Tử Sơn để bức hại các học viên. Các phương thức tra tấn được dùng đến gồm có đốt nạn nhân bằng lửa, lôi họ bằng một xe máy và những đòn tàn bạo khác, khiến thế giới phải bị sốc.

Dưới đây chỉ là một vài tội ác mà Bành Hoành Huy thực hiện.

(1) Tra tấn tàn bạo cô Chu Hỉ Anh

Cô Chu Hỉ Anh, khoảng 30 tuổi, sống gần khu chợ nông dân ở trấn Bạch Quả. Từ ngày 20 tháng 07 năm 1999 đến nay, cô đã bị giam tại Trại tẩy não Hầu Tử Sơn và Trại giam Mãn Doanh sáu lần. Nhà cô bị lục soát bốn lần và cô bị tống tiền tổng cộng hơn 10.000 nhân dân tệ.

Tháng 02 năm 2000, văn phòng quản lý sinh sản ở trấn Bạch Quả đã cưỡng ép cô phá bỏ cái thai tám tháng tuổi. Chưa đầy một tháng sau, Phòng 610 địa phương đã bắt cóc và nhốt cô tại Trại tẩy não Hầu Tử Sơn, tại đây cô bị tra tấn hơn 40 ngày. Cô Chu chỉ được thả sau khi bị tống tiền.

2011-5-2-minghui-persecution-222413-1--ss.jpg

Minh họa tra tấn: Còng tay ra sau lưng

Ngày 05 tháng 09 năm 2003, trong khi đang đi bộ trên đường, cô Chu đã bị Vương Tinh Hồng và Lý Hiển Phong thuộc Đồn công an Bạch Quả bắt giữ phi pháp. Bành Hoành Huy đã xích hai tay cô ra sau lưng, nắm tóc cô và lôi cô từ xe cảnh sát đến văn phòng. Cô Chu đã khóc trong đau đớn và bị Bành Hoành Huy nhét một cái giẻ rách bẩn vào miệng. Cô Chu bị ông Bành tát mạnh vào mặt và bị lăng mạ. Sau đó, ông ta chộp lấy còng tay của cô và dùng hết sức nâng cô lên, còng tay cắt vào da thịt của cô Chu khiến cô đau đớn không thể tả. Cô thở rất khó khăn và lưng cô dường như bị gãy. Đầu, mặt và miệng của cô sưng phồng và hai cổ tay cảm giác như bị dao cắt.

(2) Lăng mạ và đánh đập tàn nhẫn bà Phùng Tố Quyên

Ngày 29 tháng 06 năm 2000, Bành Hoành Huy giả vờ đưa những bài giảng của Pháp Luân Công đến cho bà Phùng Tố Quyên và cưỡng ép bà đến Đồn công an trấn Bạch Quả. Từ Thế Tiền, trưởng Ủy ban Tư pháp và Chính trị của trấn, đã dẫn tám hoặc chín người đến để đánh đập tàn nhẫn bà Phùng bằng dùi cui điện, giày da và nắm đấm. Bành Hoành Huy thậm chí còn véo vào ngực bà trong khi đang chửi rủa và đá mạnh vào nửa thân bên dưới của bà. Bà Phùng bị đánh đến ngất đi. Khi tỉnh lại, bà phát hiện toàn thân bị bầm tím, và khắp đầu đều sưng lên. Một mắt của bà bị sưng đến nỗi bà không thể mở mắt và miệng bị méo do bị đánh đập. Có một vết thương sâu ở cổ, cổ họng bị sưng phồng, và hơn một tuần sau bà không thể ăn uống được. Hai tay bà cũng bị sưng.

Vào 5 giờ sáng hôm sau, công an đã lén lút chuyển bà Phùng đến Trại lao động cưỡng bức Sư Tử Sơn ở Ngũ Thường, nơi bà bị giam tù 1 năm.

(3) Ông Diêm Tự Lĩnh bị tống tiền một số lượng lớn

Ông Diêm Tự Lĩnh ở trấn Bạch Quả là một chuyên gia phát triển nấm ăn. Ông đã bị giam ba lần và bị chính quyền ở trấn Bạch Quả và đồn công an tống tiền 7,165 nhân dân tệ tiền phạt, chi phí sinh hoạt và an ninh. Vì ông bị giam trong một thời gian dài, hàng chục ngàn gói bào tử nấm tại nhà ông đã bị ô nhiễm và khiến ông tổn thất tài chính 54,000 nhân dân tệ.

(4) Bà Phùng Kỳ Hoa bị ngược đãi nặng nề

Vào ngày 15 tháng 12 năm 2001, khi bà Phùng Kỳ Hoa đang nấu ăn tại nhà, Bành Hoành Huy đã dẫn theo ba người và đột nhập vào nhà bà. Họ tiến hành đột kích và tìm thấy một cuốn Chuyển Pháp Luân cùng nhiều bản sao các tờ rơi giảng rõ sự thật về Pháp Luân Công. Bà Phùng đã bị còng tay và bị đưa về đồn công an.

Từ Thế Tiền, trưởng Ủy ban Tư pháp và Chính trị trấn Bạch Quả, đã đến đồn công an và đá vào đôi giày bông của bà. Ông ta một tay nắm tóc bà và dùng hết sức đánh bà bằng tay còn lại. Một công an khác mang đến nửa thùng nước lạnh, ép bà Phùng cởi tất ra và nhúng hai chân bà vào thùng nước. Khi bà cố gắng rút chân ra theo phản xạ, Từ Thế Tiền đã dùng hết sức dẫm mũi giày da của ông ta lên các ngón chân phải của bà. Bà Phùng gần như ngất đi vì đau đớn. Công an Lô Thự Quang xô bà xuống đất và đá mạnh vào ngực bà bằng đôi giày da của cô ta. Bà Phùng rất khó thở và gần như bị ngạt thở. Một công an khác là Vương Vỹ bước lên tay bên phải đang bị còng của bà và ngay lập tức hai cổ tay của bà bị chảy máu. Một người đàn ông khác nói một cách tàn ác: “Bà đã biết về vụ tự thiêu ở Quảng trường Thiên An Môn. Hôm nay chúng tôi sẽ đốt bà đến chết.”

Sau đó, Lỗ Tính Huy, trưởng Phòng 610 trấn, đã tống tiền chồng bà Phùng 7.000 nhân dân tệ trước khi thả bà.

2. Bành Hoành Huy và những người khác bị quả báo

Mặc dù Bành Hoành Huy và gia đình ông ta đã nhận nhiều cuộc gọi từ hải ngoại thúc giục ông ngưng bức hại các học viên Pháp Luân Công, ông đã từ chối ngưng các hành động tàn ác của mình. Sau đó, nhiều năm sau khi Bành bị chuyển đến một nơi khác, ông ta đã uống say và đột ngột chết tại trấn Bạch Quả, để lại một người vợ và người con gái đang học đại học.

Trưởng Bộ An ninh thành phố Ma Thành là La Học Kiện là người theo Đảng Cộng sản và là một lãnh đạo trong cuộc đàn áp. Ông ta xem xét các trường hợp của hàng chục học viên và đưa họ đến trại lao động. Ngày 01 tháng 07 năm 2003, ông La đến thăm một gái điếm ở một tiệm làm tóc tại đường Bắc Chính, quận Đáo Thành và đã đột tử trong tiệm. Xác của ông ta bị ném ra ngoài đường.

Cựu thị trưởng thành phố Ma Thành là Trương Gia Quốc đã nhiều lần tổ chức và chỉ đạo cuộc đàn áp khi ông ta còn đương nhiệm. Do đó, nhiều học viên bị đưa đến trại lao động, bị giam giữ, tống tiền, mất việc làm và nhà họ bị đột kích. Tháng 12 âm lịch năm 2001, ông Trương hăm dọa sẽ bắt giam tất cả học viên tại Ma Thành ở một hội nghị. Vào ngày 28 cùng tháng, trước khi được phẫu thuật gỡ bỏ một khối u trong khí quản, các bác sĩ đã gây mê cho ông Trương và ông ta rơi vào tình trạng hôn mê. Trương Gia Quốc đã chết vào năm 2008.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2011/12/9/恶贯满盈-湖北麻城市恶警彭宏辉恶报猝死-250335.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2011/12/24/130301.html
Đăng ngày 21-2-2012; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share