Bài viết của một phóng viên Minh Huệ ở tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc

[MINH HUỆ-01-09-2011] Một vụ tai nạn kinh hoàng đã xảy ra ở km 102 trên đường cao tốc Trịnh Nghiêu thuộc tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc vào khoảng 5 giờ chiều ngày 14 tháng Tám năm 2011. Trên đường trở về Trịnh Châu, một chiếc xe hơi của tòa án quận Lỗ Sơn đã bị bật ngược do bánh sau của xe bị hỏng (xem hình dưới). Trong số mười người trên xe, có ba người đã thiệt mạng và bảy người bị thương. Ba người thiệt mạng ngồi ở hàng ghế sau.

2011-8-31-mh-lushan-court-jingche-ebao.jpg

Chiếc xe bị lộn ngược của Tòa án quận Lỗ Sơn. Ba quan chức tòa án thiệt mạng trong vụ tai nạn, và bảy người khác bị thương. Bộ giảm xóc của xe đã bị hất xa cách đống đổ nát khoảng 150 feet.

Theo người lái xe, ông Cơ, những người ngồi trong xe đều là các quan chức của Tòa án Nhân Dân quận Lỗ Sơn trong chuyến đi tham dự một khóa huấn luyện ở thành phố Trịnh Châu. Chủ tịch và Phó Chủ tịch của tòa án đều tham dự. Ông Cơ cho biết: “Chiếc xe này thuộc về tòa án. Ban đầu, khóa huấn luyện dự định kết thúc vào ngày 15 tháng Tám. Nhưng vì một vài lý do, nó đã kết thúc sớm hơn dự định.”

Khi vụ tai nạn xảy ra, có mười người ngồi trong xe. Tám người là thẩm phán của tòa án quận Lỗ Sơn. Chu Tân Chính – phó chủ tịch tòa án dân sự thứ ba, Trần Đông Dương – chủ tịch tòa án Nhượng Hà, Dương Đông Thăng – phó chủ tịch tòa án Nhượng Hà (nguyên phó chủ tịch hình sự của toà án) đã tử vong, và bảy người khác thì bị thương.

Chiếc xe hơi mất điều khiển và đã đâm vào rào chắn làn đường cao tốc sau khi lốp sau của xe bị nổ. Ba người chủ tịch ngồi ở hàng nghế sau đã bị hất văng ra khỏi xe và ngã xuống làn đường bên kia rào chắn. Hai chiếc xe hơi đang đi từ hướng khác tới đã không thể phanh kịp. Một chiếc đâm vào một vị chủ tịch và chiếc còn lại đâm vào hai vị kia, kéo họ đi xa hơn một trăm mét. Họ đã tử vong ngay tức thời. Các xương và ống xương gẫy của họ bị lộ ra, đó quả là một cảnh tượng kinh hoàng.

Điều gì đã gây ra vụ tai nạn?

Trong số mười người trên xe, ba người đã bị tử vong ngay lúc đó và bảy người bị thương. Một trong những người bị thương, một vị thẩm phán, cũng đã tử vong sau khi những điều trị tại bệnh viện không có hiệu quả. Vụ tai nạn thảm khốc đã làm kinh hoàng người dân quận Lỗ Sơn, và thậm chí làm kinh hoàng người dân cả vùng Bình Đính Sơn. Vụ tai nạn thảm khốc đầy bi kịch này đã đặt ra một câu hỏi, liệu có một thế lực siêu nhiên bí ẩn nào đó đóng vai trò trong vụ việc này?

Hãy nghĩ về cảnh tượng của vụ tai nạn kinh hoàng này. Trong cảnh đau thương ở phòng tang lễ, gia đình của những người thiệt mạng đã la hét trong đau đớn và nước mắt. Nhân dịp này, những người bạn, đồng nghiệp của nạn nhân đã tới để chia buồn. Bên cạnh sự cảm thông, người ta vẫn không khỏi băn khoăn là phải chăng chính những tội ác tồi tệ của Tòa án Lỗ Sơn đã khiến cho vụ tai nạn này xảy ra?

Các chuẩn mực đạo đức ở Trung Quốc ngày nay đang trượt dốc nhanh chóng với nhiều vấn đề xã hội nổi cộm, bao gồm tham nhũng, hàng hóa giả nở rộ, và vấn đề cưỡng bức di cư. Ngày nay, người dân không còn chỗ nào để phàn nàn, thậm chí những người khiếu kiện vô tội còn bị bắt giam và đánh đập. Sau khi chứng kiến từng đấy sự bất công, thử hỏi các quan chức mặc đồng phục cảnh sát và đeo huy hiệu quốc gia có đang thực sự thi hành pháp luật? Liệu còn có các quan chức dám thi hành pháp luật và đứng lên ủng hộ những người vô tội? Có thể là còn một số; có thể là không còn ai.

Trong hơn một thập niên bức hại Pháp Luân Công ở Trung Quốc, các cảnh sát đều biết rằng các học viên mà họ đàn áp là những người tốt. Tuy vậy, khi các học viên Pháp Luân Công bị đàn áp mà bị kết án oan, có cơ quan pháp luật nào đã tìm kiếm sự đảm bảo công bằng cho Pháp Luân Công? Trong các năm qua, tòa án Lỗ Sơn đã theo sát Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) và sự chỉ đạo của Giang Trạch Dân.

Tòa án đã tuân thủ sự chỉ đạo của ĐCSTQ như thế nào? Trong mười năm qua, Tòa án Lỗ Sơn đã kết án nặng nhiều học viên Pháp Luân Công. Có người tin rằng vụ tai nạn xe hơi thảm khốc này không phải là ngẫu nhiên. Họ tin rằng có tồn tại một mối quan hệ trực tiếp giữa những cái chết thương tâm của ba vị thẩm phán và cuộc bức hại Pháp Luân Công của tòa án Lỗ Sơn. Chẳng phải ĐCSTQ đã đẩy người ta xuống mồ nhanh hơn? Nhiều người sẽ đồng ý với ý kiến đó.

Những ví dụ về việc Tòa án quận Lỗ Sơn đã tham dự vào việc bức hại Pháp Luân Công

Tòa án quận Lỗ Sơn đã kết án ít nhất chín học viên Pháp Luân Công. Bản thân Dương Đông Thăng đã kết án phi pháp hai học viên trong số đó. Hai năm trước, vào tháng Bảy năm 2009, nữ học viên Pháp Luân Công Điền Thông Linh đã bị bảo vệ của Đoàn An ninh Nội địa quận Lỗ Sơn bắt khỏi nhà. Cô đã bị giam ở Trung tâm Giam giữ quận Lỗ Sơn bốn tháng, sau đó Tòa án quận Lỗ Sơn đã trái phép kết án cô sáu năm tù giam. Hiện tại, cô ấy đang thụ án trong nhà tù nữ Tân Hương. Dương Đông Phong là phó chủ tịch Viện Hình sự của tòa án, và chịu trách nhiệm về trường hợp của cô Điền Thông Linh. Để cứu cô Điền Thông Linh, và thậm chí để cứu các quan chức đã tham gia vào việc này do không biết sự thật, trong bốn tháng “tố tụng” đó, các học viên Đại Pháp địa phương đã rất nỗ lực phơi bày sự thật về cuộc bức hại.

Các học viên đã gửi rất nhiều thư tới toàn bộ dân chúng quận Lỗ Sơn, những người tham gia bức hại, các sở tư pháp để giảng chân tướng về Pháp Luân Công. Một vài học viên còn gửi những bức thư đầy thiện ý tới nhà của Dương Đông Thăng. Một vài người còn gọi điện cho ông ta để giảng chân tướng (một vài quan chức ở tòa án cũng nhận được những cuộc điện thoại như vậy.) Những lá thư và các cuộc điện thoại đều nhằm mục đích thuyết phục họ hiểu rõ vấn đề, không làm việc ác, không hãm hại các đệ tử Đại Pháp, và mở ra cho họ một lối thoát. Tuy nhiên, không may là, các thẩm phán đã từ chối nghe lời khuyên và cố giữ quan điểm bảo thủ. Họ nói rằng bất kể niềm tin và pháp luật là gì, họ đã thề trung thành với đảng. Họ nói rằng các học viên Pháp Luân Công sẽ không nhận được sự khoan hồng nào cả. Do những lời dối trá và tẩy não của ĐCSTQ, nhiều quan chức ở Trung Quốc cũng bị hoang tưởng và có tâm lý bất thường như Dương Đông Thăng. Đó là một điều rất đáng buồn và đáng tiếc.

Học viên Pháp Luân Công Sử Đại Thiệu là một nông dân 60 tuổi khiêm tốn. Ông ấy đã bị bảo vệ của Đội An ninh Nội địa Lỗ Sơn bắt đi vào mùa thu năm 2008 và bị kết án mười năm tù bởi Tòa án Lỗ Sơn. Mọi người đều biết ông Sử Đại Thiệu và cô Điền Thông Linh là những người tốt và họ không phạm tội gì cả.

Hai trường hợp này là bất công, nhưng không ai có thể ngăn các thẩm phán như Dương Đông Thăng dừng tội ác đàn áp Đại Pháp. Những thẩm phán này đã đàn áp Pháp Luân Công để có được vị trí cao hơn trong ĐCSTQ. Trong một vài năm qua, họ đã kết án phi pháp một vài học viên Pháp Luân Đại Pháp mà không hối cải. Vì vậy, không ngạc nhiên là, nhiều người tin rằng cái chết của họ là kết quả trực tiếp của việc họ tham gia vào đàn áp Pháp Luân Công. Người ta tin rằng đó là hậu quả không thể tránh được cho các việc làm sai trái của họ. Đó là quy luật về nghiệp báo, là quy luật “gieo nhân nào thì gặt quả đấy” như nhiều người phương Tây thường nói.

Tân Quốc Kỳ là một ví dụ khác. Anh ta qua đời năm 2007 ở tuổi 40. Tân Quốc Kỳ là sỹ quan cảnh sát dự bị ở Đồn Cảnh sát quận Lỗ Sơn. Vào tháng Tư năm 2007, ba nữ đệ tử Đại Pháp ở quận Bảo Phong đến thăm họ hàng ở Trương Điếm, quận Lỗ Sơn. Trên đường tới đó, họ đã nói chuyện với các nông dân về cuộc bức hại Pháp Luân Công. Sau khi nhận được trình báo về sự việc, các cảnh sát ở Trương Điếm đã tới và bắt giữ ba học viên này. Tân Quốc Kỳ là một trong số cảnh sát đó. Những cảnh sát này đã đánh đập các học viên, làm cho họ bị đau đớn cả về tinh thần và thể xác. Các học viên đã cố gắng thuyết phục cảnh sát ngừng làm việc ác. Tân Quốc Kỳ đã không nghe và tiếp tục đánh họ. Hai tháng sau, trên đường lái xe về nhà, Tân Quốc Kỳ đã đâm phải một chiếc xe tải. Anh ta bị vỡ sọ đã chết tại chỗ.

Thêm nhiều quả báo?

Theo trang web Minh Huệ, ít nhất 3,427 học viên Pháp Luân Công đã bị thiệt mạng bởi cuộc bức hại mà Giang Trạch Dân phát động vào tháng Bảy năm 1999. Hàng trăm ngàn các học viên Pháp Luân Công đã bị bỏ tù, đưa vào các trại lao động, và các bệnh viện tâm thần. Nhiều người đã bị tra tấn tàn bạo. Hơn thế nữa, quân đội, an ninh công cộng, tòa án, và các hệ thống chăm sóc sức khỏe ở Trung Quốc đã cấu kết với nhau để thu hoạch nội tạng của các học viên Pháp Luân Công còn sống nhằm kiếm được những món lợi nhuận khổng lồ trong việc mua bán nội tạng người trái phép. Họ đã thực hiện tội ác được nhiều người cho là dã man nhất trong lịch sử nhân loại. Cuộc đàn áp Pháp Luân Công mà Giang Trạch Dân và ĐCSTQ phát động là một chiến dịch diệt chủng xuất phát từ sự đố kỵ và ích kỷ. Nhân dân do bị ĐCSTQ lừa gạt nên đã không biết sự thật về phạm vi, mức độ tàn khốc và sự kinh khủng của cuộc đàn áp. Các chiến dịch tuyên truyền không ngừng đã làm cho họ sợ hãi và ghét bỏ Pháp Luân Công, và do vậy, nhiều người đã vô tình tham dự vào cuộc đàn áp Pháp Luân Công. Tuy vậy, ngay cả những người lãnh đạm và thờ ơ cũng không tránh khỏi nghiệp báo. Dưới đây là một vài trường hợp:

• Châu Lập Ba sinh ra ở làng Hoàng Giác thuộc thị trấn Lý Thị. Ông ta là giám đốc của Đồn Cảnh sát Cổ Tự Trấn ở quận Giang Tân, thành phố Trùng Khánh. Năm ông bốn mươi tuổi, ông đã bị mắc bệnh ung thư da và chết trong đau đớn vào ngày 26 tháng 12 năm 2010. Vị bác sỹ, người đã chứng kiến cái chết của ông kể lại rằng, trước khi chết, ông ấy đã kêu lên: “Tôi sẽ không đàn áp Pháp Luân Công nữa. Xin hãy tha thứ cho tôi—-tha thứ cho tôi!—-“

• Đầu năm 2009, hơn một trăm nhân viên cảnh sát được Nhà tù Nam Quan Lĩnh, thành phố Đại Liên, tỉnh Liêu Ninh đã tổ chức khám sức khỏe. Kết quả là cứ một trăm người thì có mười người mắc bệnh ung thư. Một vài người cảm thấy rất sợ hãi khi nghe tin này.

• Nhiều sỹ quan ở Đồn Cảnh sát quận Hải Điến, Bắc Kinh đã chết đột ngột liên tục trong nhiều năm. Sự sợ hãi bao trùm tất cả. Đồn cảnh sát này sau đó đã được sát nhập với một đồn khác.

• Số lượng quan chức của phòng 610 (tổ chức được ĐCSTQ điều khiển để đàn áp các học viên Pháp Luân Công), các tổ chức an ninh công cộng, các tòa án nhân dân và các tổ chức chính phủ, số người đã“hy sinh trong khi thi hành nghĩa vụ” hoặc trải qua“tử vong đột ngột” tăng đáng kể. Một vài người còn khá trẻ khỏe, nhưng vẫn đột nhiên mắc bệnh lạ và nhanh chóng qua đời. Một vài người bị tai nạn xe hơi hoặc chết mà không tìm được nguyên nhân có thể chấp nhận. Họ không được chết một cách thanh thản. Một vài người mắc bệnh không chữa được, một vài người bị liệt, hoặc gia đình của họ gặp phải bi kịch.

Chính quyền ĐCSTQ đã giấu giếm và che đậy những tin tức này để đảm bảo những quan chức này được vinh danh. Tuy nhiên tin tức về nhiều cái chết đã được lan truyền rộng rãi. Theo như một vài ước tính, hơn mười ngàn trường hợp bị quả báo đã qua đời. Một số người chết trong các vụ tai nạn xe hơi, một số người mắc bệnh nghiêm trọng, và một số bị sét đánh, một số ngã từ trên cao, và một số người tự tử. Những người khác bị liệt, bị kết án tù hoặc bị sa thải. Một số người trong đó đã có ảnh hưởng tiêu cực tới gia đình họ. Không ngạc nhiên là, gần như những người này đều là những người dẫn đầu trong việc tuyên truyền bức hại các học viên Pháp Luân Công.

Dưới đây là một vài ví dụ

• Lý Thái Văn, giám đốc của Trung tâm Giam giữ Nhậm Đường Hải, đã ra lệnh cho các tù nhân đánh đập các học viên Đại Pháp. Ông ta đã đột ngột tử vong. Khi còn sống, ông ta đã la mắng các học viên: “Tôi không tin thiện ác hữu báo. Tôi chỉ tin vào thực tế là cuộc sống không sống nổi nếu thiếu tiền. Không ai có thể phản lại ĐCSTQ. Các người nói tới những thứ như thiên đường với địa ngục, tôi chẳng tin chút nào. Tại sao không để tôi tới đó xem xem có chúng hay không?” Trong đêm đó, ông ta đã bị bệnh và qua đời chỉ sau một vài ngày.

• Một ví dụ khác là Nhậm Trường Hà đến từ thành phố Đăng Phong, tỉnh Hà Nam. ĐCSTQ phong bà ta là Ủy viên Cảnh sát Quốc gia. Xe hơi của bà đã bị một xe khác đụng phải vào ngày 13 tháng 4 năm 2004. Mặc dù bà ta ngồi ở chiếc ghế an toàn nhất trong xe, nhưng bà ta đã tử vong trong khi những người khác chỉ bị thương. Mắt bà ta không nhắm lại được trong ba ngày. Hầu hết các sỹ quan cảnh sát đều biết rõ bà ta đã đàn áp Pháp Luân Công rất tàn bạo. Vào ngày trước khi qua đời, bà ta đã ra lệnh bắt hai mươi học viên Pháp Luân Công. Thậm chí em gái của bà ta cũng tin rằng cái chết của bà là do nghiệp báo. Bốn năm sau, chồng của Nhậm Trường Hà, ông Vệ Xuân Hiểu (45 tuổi) qua đời vì tụ máu vào ngày 29 tháng Mười năm 2008. Người con gái độc nhất của họ còn sống sót.

• Vào ngày 25 tháng 11 năm 2005, Hà Tuyết Kiện, một sỹ quan đến từ Đồn Cảnh sát Thị trấn Đông Thành Phường ở thành phố Trác Châu, đã đánh đập và cưỡng hiếp Lưu Quý Chi, một học viên Pháp Luân Công trạc tuổi mẹ anh ta. Sau này, anh ta bị kết án tám năm tù giam. Ở trong tù, anh ta bị ung thư dương vật. Bác sỹ phải cắt bỏ dương vật và tinh hoàn của anh ta. Anh ta đã cố tự tử ba lần bằng cách nhẩy lầu, nhưng đều thất bại.

• Tào Cương, giám đốc Đồn Cảnh sát Vũ Châu, Hà Nam, 48 tuổi. Ông ta sinh ra tại Hứa Xương. Ông ta là giám đốc Trung tâm Giam giữ Hứa Xương vào cuối năm 2000. Ông ta đã ra lệnh cho các cảnh sát, tù nhân đánh đập, lạm dụng, tra tấn và bức thực tàn nhẫn những học viên Pháp Luân Công bị bắt giam. Ông ta trở thành giám đốc Đồn Cảnh sát Nhậm Hứa Xương vào năm 2004. Ông ta đã hung bạo bắt giữ và gửi các học viên Pháp Luân Công tới các trại cưỡng bức lao động. Nhiều điểm sản xuất tư liệu giảng chân tướng của Pháp Luân Công đã bị ông ta phá hủy. Một học viên Pháp Luân Công tên là Tôn Quan Châu 62 tuổi, là giảng viên của Đại học Sư phạm Vũ Châu. Ông bị bắt vào ngày 3 tháng Ba năm 2008 bởi cơ quan An Ninh Quốc gia và qua đời vào ngày 9 tháng Ba năm 2008. Vụ án mạng đó vẫn chưa được giải quyết. Tào Cương, với tư cách giám đốc đồn cảnh sát, phải chịu trách nhiệm về việc này. Tháng Ba năm 2010, Tào Cương đã bị đưa ra tòa và kết án 10 năm vì đút lót và hối lộ. Hiện tại, ông ta vẫn đang ở trong tù.

Người xưa có câu: “Thiện hữu thiện báo, ác hữu ác báo.” May mắn hay rủi ro là do chính con người tạo ra. Xin hãy ghi nhớ điều này trong tâm.
________________________________________
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2011/9/1/河南鲁山县法院警车翻车-三庭长惨死(图)-246096.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2011/11/3/129182.html
Đăng ngày 25-12-2011. Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản

Share