Theo một phóng viên báo Minh Huệ ở Trung Quốc đại lục

[MINH HUỆ 8-11-2011] Ghi chú của Ban biên tập: Trong cả hai nền văn hóa Tây phương và Trung quốc, nguyên lý quả báo, tức là một người phải chịu trách nhiệm cho các hành động của mình, là được công nhận rộng rãi. Giáo lý căn bản của Pháp Luân Công là đặc tính của vũ trụ “Chân Thiện Nhẫn”. Vũ trụ sẽ thưởng những hành động hòa hợp với nguyên lý này, trong khi làm những điều như là đánh đập, tra tấn và giết người sẽ nhận quả báo. Nói cách khác, thiện có thiện báo, ác có ác báo. Những bài như sau đây là một sự nhắc nhở thiện lành nguyên lý này cho những ai làm ác. Trong khi nhiều người bức hại Pháp Luân Công chỉ là ‘theo mệnh lệnh’, luật vũ trụ nói rõ họ cũng phải chịu trách nhiệm cho những hành động của họ, và chỉ bằng cách đi ngược lại dòng nước chảy mới mong thoát khỏi nghiệp báo.

Pháp Luân Đại Pháp là một môn tu luyện bậc cao chỉ đạo con người tự thân tu luyện theo các nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn để trở về bản nguyên chân thật và tự ngã chân chính. Tuy nhiên, hơn 12 năm qua, các viên chức Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), đặc biệt là nhân viên của Phòng 610 và công an đã lạm dụng chức vụ của họ đã đàn áp tàn nhẫn các học viên Pháp Luân Đại Pháp. Tuy nhiên, cuối cùng họ cũng không tránh khỏi luật trời là “Thiện ác hữu báo”. Đã có nhiều trường hợp những người bức hại Pháp Luân Công bị quả báo. Dưới đây là nhiều ví dụ về những nhân viên của Phòng 610 và công an đã phải nhận quả báo vì đàn áp tàn bạo Pháp Luân Công.

Lưu Kiệt ở Khu khai thác dầu Đại Khánh chết trong một tai nạn xe mô tô

Vào ngày 04 tháng 10 năm 2011, Lưu Kiệt, 53 tuổi, người vừa mới được thăng chức lên trưởng Phòng 610 của một chi nhánh thuộc Công ty khai thác dầu Đại Khánh, đang trên đường đến Nội Mông Cổ. Ông Lưu lái một chiếc xe mô tô cùng với người bạn của ông ấy, trong lúc đó gia đình ông đang ở trong một chiếc xe tải ở phía sau. Vì ông Lưu rẽ vào một đường cua, ông ta đã đâm vào một xe tải đậu bên lề đường. Dù ông Lưu đang đội một chiếc mũ bảo hiểm và mặc quần áo bảo hộ, ông đã bị một vật thể lạ đâm vào cổ và chết. Vì tai nạn này hoàn toàn là do lỗi của ông ta, nên không có một sự đền bù thiệt hại nào.

Ngày 10 tháng 04 năm 2011, Lưu Kiệt, lúc đó là phó Phòng 610, đã ra lệnh cho người lừa học viên Pháp Luân Công là ông Vương Khuê đến nơi làm việc. Sau đó ông Lưu đã bắt giữ ông Vương và đưa ông đến Trại tẩy não Ngũ Thường. Ông Vương đã bị giam bốn tháng tại trại tẩy não, khiến cho ông bị đau đớn và tổn thương cả về thể chất lẫn tinh thần. Ông Lưu biết rõ rằng ông Vương là một người tốt và được mọi người tại nơi làm việc kính trọng. Tuy nhiên, ông ta vẫn trái với lương tâm của mình mà thi hành cuộc bức hại đối với ông Vương Khuê.

Cái chết của Lưu Kiệt xảy ra sau cái chết đột ngột của Vương Tuấn, Bí thư ủy ban ĐCSTQ thuộc cùng chi nhánh của Công ty khai thác dầu Đại Khánh. Cả ông Lưu và ông Vương đã tích cực bức hại Pháp Luân Công, và thực tế là cả hai đều là nạn nhân của ĐCSTQ.

Ôn Hùng thuộc Phòng 610 thành phố Phổ Ninh chết do bị ung thư

Ôn Hùng, còn được biết là Ôn Dịch Hùng, là một lãnh đạo cấp trung của Cục An ninh Nội địa thành phố Phổ Ninh, tỉnh Quảng Đông, và là thành viên của Phòng 610, đã chết ở tuổi 54.

Vào tháng 07 năm 1999, ĐCSTQ bắt đầu đàn áp Pháp Luân Công trên diện rộng. Ôn Hùng đã được đề bạt vào Phòng 610 vì bức hại Đại Pháp và các học viên ở thành phố Phổ Ninh, tỉnh Quảng Đông. Vì muốn tạo tên tuổi cho mình, ông ta đã tích cực tham gia vào việc theo dõi, bắt giữ và đưa các học viên đến trại lao động cưỡng bức.

Các học viên Pháp Luân Công đã cố gắng giảng sự thật cho Ôn Hùng nhiều lần, nhưng ông ta đều từ chối lắng nghe. Ông ta đã chết vì bị ung thư vào cuối tháng 10 năm 2011.

Công an Tằng Tá thuộc Đội An ninh Nội địa của Cục Công an huyện Thang Nguyên đã chết vì bệnh ung thư cuống họng

Từ 20 tháng 07 năm 1999, công an Tằng Tá của Đội An ninh Nội địa tại huyện Thang Nguyên, tỉnh Hắc Long Giang, đã theo sát chế độ của Giang Trạch Dân để bức hại các học viên Pháp Luân Công. Trong thời gian đó, ông ta đã tham gia bắt giữ và đánh đập các học viên. Trong một lần bắt giữ, ông ta đã làm ngạt thở một học viên bằng một cái khăn choàng cổ. Chỉ đến khi người học viên này dùng hết sức để kéo cái khăn ra, ông ta mới dừng lại. Ông Tằng đã tham gia bắt giữ các học viên và xông vào nhà họ nhiều lần. Ông ta đã nhiều lần từ chối lắng nghe các học viên giảng sự thật. Vào ngày 29 tháng 09 năm 2011, ông Tằng đã chết vì bị ung thư cuống họng ở độ tuổi 58.

Cung Tú Bình, phụ trách Đội 1 của Đội An ninh Nội địa cũ thuộc quận Thông Châu, Bắc Kinh, bị chẩn đoán ung thư gan giai đoạn cuối

Từ năm 1999 đến 2008, Cung Tú Bình phụ trách Đội 1 của Đội An ninh Nội địa cũ thuộc quận Thông Châu, Bắc Kinh. Bà ta tham dự vào mọi sự kiện đàn áp các học viên Đại Pháp ở quận Thông Châu. Hàng ngàn người đã bị giam và nhiều người liên tục bị đưa vào trại lao động cưỡng bức. Nhiều học viên đã bị kết án và thậm chí bị tra tấn đến chết.

Cung Tú Bình bị chẩn đoán bệnh ung thư gan giai đoạn cuối. Các học viên cảm thấy thương xót cho bà. Bà ta đã nhận lệnh từ cấp trên và làm những việc trái với lương tâm. Cuối cùng, bà Cung phải nhận quả báo vì tội ác của mình.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2011/11/8/“六一零”成员和警察参与迫害遭恶报事例-248882.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2011/12/4/129854.html
Đăng ngày 30-1-2011; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share