Bài viết của một học viên Pháp Luân Đại Pháp ở Trung Quốc

[MINH HUỆ 29-09-2023] Trong năm thứ nhất trung học phổ thông, tình hình học tập của con gái tôi đã trải qua một sự đột phá phi thường và cuối cùng trở thành học sinh đứng đầu lớp. Nhiều phụ huynh cùng lớp cũng thấy tò mò về thành tích của cháu. Lúc này, tôi vô cùng xúc động khi nhớ lại hành trình của con gái. Tôi nhận ra rằng điều khiến cháu vượt bậc so với các bạn cùng lớp chính là cháu là một tiểu đệ tử Đại Pháp.

Không lâu sau khi con gái chào đời, tôi bắt đầu tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, tính đến nay đã được 15 năm. Việc tu luyện không chỉ giúp tôi khỏi bệnh thoái hóa đốt sống cổ và viêm gan B mà còn có được những thay đổi tích cực trong cuộc sống. Tôi bỏ thuốc lá, rượu chè và không còn giao du với những người bạn xấu. Tôi học cách ưu tiên gia đình và hoàn thành xuất sắc công tác tại đơn vị. Đại Pháp đã có tác động sâu sắc đến cả sức khỏe thể chất lẫn tinh thần của tôi.

Khi con gái vào tiểu học, tôi đã giới thiệu Đại Pháp cho cháu. Tôi bắt đầu bằng việc dạy cháu học thuộc một số bài thơ trong Hồng Ngâm do Sư phụ Lý, nhà sáng lập Pháp Luân Đại Pháp, sáng tác. Khi lên trung học cơ sở, cháu bắt đầu tìm hiểu Pháp sâu hơn, nhưng vì có ít thời gian nên mỗi ngày cháu chỉ có thể dành năm đến mười phút để nghe Sư phụ giảng. Sự đặt tâm của cháu đã được phản ánh qua kết quả học tập luôn duy trì ở mức cao.

Tuy nhiên, trong thời gian dịch bệnh năm 2020 cũng là học kỳ hai năm nhất của trung học cơ sở và việc học tập chuyển sang trực tuyến, điểm số của cháu bị sụt giảm nghiêm trọng. Cháu bị cuốn vào mạng Internet-đến mức bị nghiện và thường không hoàn thành bài tập về nhà hàng ngày. Đáng sợ nhất chính là cháu phản kháng với sự chỉ dạy của chúng tôi và đôi khi mất bình tĩnh khi bị khiển trách. Cháu thường xuyên tự nhốt mình trong phòng, tìm niềm an ủi ở điện thoại thông minh và máy tính.

Dần dần, loại trạng thái này ngày càng nghiêm trọng. Cháu trở nên rất dễ xúc động, hơi một chút là nổi cáu, thỉnh thoảng còn thốt ra những lời tuyệt vọng như “Cuộc sống thật vô nghĩa.” Cháu cảm thấy rất thống khổ, thậm chí đến mức muốn chết.

Khi các trường quay lại học trực tiếp, cháu còn rất nhiều bài tập tồn đọng từ các tiết học trực tuyến vẫn chưa hoàn thành, bởi vậy cháu không muốn đến lớp. Vợ chồng tôi đã nghĩ mọi cách để khuyên nhủ nhưng cháu trở lại trường muộn một tuần và đã bị tụt lại phía sau. Điểm số của cháu bị giảm sút như dự đoán. Đó là khoảng thời gian đầy thử thách đối với gia đình chúng tôi, và vợ tôi dằn vặt bản thân trong khổ não.

Mặc dù tôi cũng rất lo cho con gái nhưng là một đệ tử Đại Pháp, tôi biết rằng vào thời điểm khó khăn này bản thân trước tiên cần hướng nội. Tôi nhận ra những ảnh hưởng của xã hội hiện đại đã góp phần tạo nên chứng nghiện các thiết bị điện tử của con gái. Vợ chồng tôi không nhận thức được mối nguy hại đó và đã vô tình để điều này xảy ra. Chúng tôi quyết định không đổ lỗi cho con, mà sẽ cùng nhau đối mặt với thử thách. Chúng tôi đã trợ giúp cháu vượt qua những trở ngại, tán dương những tiến bộ dù chỉ một chút của con gái. Chúng tôi lập ra một kế hoạch để từng bước giảm dần thời gian dùng màn hình điện tử của con mà không cấm cháu chơi thiết bị điện tử ngay lập tức. Vợ tôi đã nỗ lực hỗ trợ cháu làm bài tập về nhà và thậm chí còn ngủ trong phòng cháu. Chúng tôi cũng tìm những hoạt động giải trí lành mạnh để cùng cháu tham gia.

Nhờ những nỗ lực phối hợp của chúng tôi, con gái tôi đã tiến bộ. Mặc dù cháu vẫn chưa hoàn toàn từ bỏ Internet nhưng chúng tôi vẫn kiên trì tiến hành theo kế hoạch của mình. Cứ như vậy, việc học tập của cháu đã có bước tiến lớn. Cháu đạt thành tích xuất sắc trong kỳ thi tuyển sinh cấp 3 và được nhận vào một trường cấp 3 danh tiếng. Môi trường tích cực tại ngôi trường mới đã tạo điều kiện cho quá trình chuyển tiếp diễn ra suôn sẻ và điểm số của cháu tăng vọt lên hàng đầu.

Hiện giờ cháu đang rèn luyện khả năng tự kiềm chế. Khi lượng kiến thức cần học tăng lên, chúng tôi khuyến khích cháu kiên trì nghe các bài giảng của Sư phụ Lý và học Pháp. Giờ đây, mỗi ngày cháu đều dành một giờ đồng hồ để học Pháp. Điều quan trọng là cháu nhận thấy học Pháp càng nhiều thì trạng thái học tập càng tốt nên lại càng nguyện ý học nhiều Pháp hơn, hình thành một vòng tuần hoàn tốt.

Bản quyền © 2023 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.


Bản tiếng Hán: https://big5.minghui.org/mh/articles/2023/9/29/464745.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2023/10/18/212529.html

Đăng ngày 02-11-2023; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share