Bài viết của một đệ tử Pháp Luân Đại Pháp ở tỉnh Hắc Long Giang, Trung Quốc Đại Lục

[MINH HUỆ 22-05-2023] Một người bạn của tôi quyết định kinh doanh chuỗi khách sạn ở một thành phố khác và đã nhờ tôi giúp đỡ việc quản lý tài chính. Anh ấy hiếm khi đến khách sạn nên bất cứ khi nào phát sinh khó khăn hay mâu thuẫn trong công việc anh đều nhờ tôi xử lý. Trong suốt quá trình làm việc tôi luôn luôn cố gắng để nói cho mọi người biết “Pháp Luân Đại Pháp hảo,” nhờ đó những mâu thuẫn luôn được giải quyết một cách ổn thỏa.

“Người chị gái tốt bụng này tu luyện Pháp Luân Công

Hầu hết nhân viên trong khách sạn là người tứ xứ đến đây làm việc và ăn ở sinh hoạt cùng nhau. Từ công nhân xây dựng đến nhân viên làm việc trong khách sạn, kiểu người nào cũng có, lại thêm việc nhân sự thường xuyên thay đổi, đôi khi thật khó để mọi người làm việc một cách hòa hợp với nhau. Một số người rất nóng tính và thường mắng chửi người khác trong khi một số khác lại thích nói xấu sau lưng nhau. Thế nhưng bất kể họ là người như thế nà, cuối cùng họ đều đã minh bạch rằng Pháp Luân Đại Pháp hảo và họ đều tôn trọng tôi.

Chúng tôi có một đầu bếp chuyên nấu ăn cho nhân viên khách sạn, sau khi cô ấy vào làm việc chúng tôi mới biết cô ấy nấu ăn không ngon lắm, cũng không biết dọn dẹp, xoong nồi lúc nào cũng trong tình trạng cáu bẩn, hôm nay làm cháy nồi, ngày mai làm vỡ bát. Mọi người không muốn ăn đồ ăn do cô ấy nấu, ai cũng muốn sa thải cô ấy để tuyển người khác. Tuy nhiên tôi vẫn cố gắng sắp xếp thời gian để giúp cô nấu cơm và dọn dẹp. Cô ấy cảm động đến mức không biết phải làm gì cho nên cứ liên tục nói: “Đại tỷ, tại sao chị lại tốt như vậy? Tại sao chị tốt như vậy?” Tôi nói với chị ấy rằng tôi tốt như vậy là nhờ tôi tu luyện Đại Pháp. Tôi kể cho cô ấy về con đường tu luyện của mình và nói với cô ấy chân tướng rằng “Đại Pháp đến để độ nhân.” Sau khi biết chân tướng, cô còn đưa cả chồng và con trai đến nghe. Cô còn mang về nhà những tấm bùa hộ mệnh tôi tặng để phân phát cho họ hàng và bạn bè xung quanh và kể cho họ nghe câu chuyện cha chồng đã được Đại Pháp cứu mạng. Chuyện là cha chồng cô lâm bệnh nặng phải nhập viện và gần như đã vô phương cứu chữa. Cô ấy đã nói cho cha về Đại Pháp, nhờ vậy ông ấy không những giữ được tính mạng mà còn có thể đi lại được. Sau đó, cô ấy đã thỉnh một cuốn Chuyển Pháp Luân và bắt đầu đọc sách.

Trong lúc đứng trên bậu cửa sổ treo rèm, một bác công nhân hơn 60 tuổi đã bị ngã xuống đất. Giám đốc cử tôi đi xử lý việc này. Khi đến nơi tôi nhìn thấy ông ấy đang nằm trên giường. Tôi nói với ông ấy: “Mau mau thành tâm niệm ‘Pháp Luân Đại Pháp hảo,’ rồi ông sẽ khoẻ lại thôi.” Con rể của ông chạy đến và hét lên: “Chúng tôi không tin điều này. Chỉ cần đưa chúng tôi tiền!” Tôi nói rằng ông chủ đang sắp xếp đến bệnh viện rồi nhưng người nhà ông ấy vẫn quát mắng: “Đầu tiên phải đưa tiền cho chúng tôi trước!” Tôi trấn an họ: “Anh chị đừng lo, ông chủ chúng tôi sẽ giải quyết việc này theo quy định.” Sau đó ông ấy được đưa đến bệnh viện và tôi đã trả tiền viện phí cho ông ấy.

Đến ngày làm phẫu thuật, tôi lại đến bệnh viện thăm ông ấy. 2 cô con gái và con rể ông ấy hét vào mặt tôi: “Chị phải chịu trách nhiệm cho tất cả việc này! Nếu chị không bù đắp những thiệt hại cho chúng tôi thì đừng mong yên ổn kinh doanh!” Người nhà của ông ấy bao vây xung quanh tôi, cô con gái út lấy điện thoại ra quay video và đe doạ sẽ gửi cho các kênh tin tức. Còn vợ ông ấy thì xắn tay áo dọa đánh tôi và quát: “Hôm nay chị phải đưa tiền cho chúng tôi! Nói gì nữa cũng vô ích!” Mặc cho họ la hét chửi bới, tôi vẫn bình tĩnh giúp họ nói chuyện với giám đốc. Tôi lặng lẽ ngồi đợi ở sảnh chờ cho đến khi ca mổ kết thúc.

Những ngày sau đó, họ liên tục gọi điện cho tôi, người con rể nhiều lần đến khách sạn để gây sự. Tôi đặt mình vào tình cảnh của họ để xử lý sự việc và an ủi rằng ông chủ sẽ cố gắng đáp ứng yêu cầu của họ theo quy định liên quan. Đối diện với những người hành xử thô lỗ và vô lý tôi vẫn có thể dùng tâm ý chân thành thiện đãi như vậy đó là nhờ Đại Pháp dẫn lối cho tôi, tôi cũng đã giảng chân tướng cho họ về Pháp Luân Đại Pháp và cuộc bức hại. Một thời gian sau họ không còn chửi bới và doạ nạt tôi nữa, vợ của người công nhân còn nói với tôi: “Chị quả là một người tốt có đức tin kiên định.” Tôi đáp rằng đó là nhờ Đại Pháp đã cải biến tôi trở thành con người như hôm nay. Sau đó, cả người công nhân và vợ ông đã đồng ý thoái khỏi Đảng Cộng sản Trung Quốc và các tổ chức liên đới của nó và hiểu được rằng “Pháp Luân Đại Pháp hảo, Chân-Thiện-Nhẫn hảo.”

Một nhân viên trẻ bị thương 3 ngón tay trong khi đang làm việc, trong đó 2 ngón tay bị đứt gân. Trong khi tôi xử lý sự việc này, tôi đã giúp hơn 10 thành viên trong gia đình anh ấy hiểu ra chân tướng, tất cả họ đều đã thoái xuất khỏi ĐCSTQ và các tổ chức liên đới của nó. Sự việc đã được giải quyết thỏa đáng. Trong quá trình làm việc đã có nhiều sự cố tương tự xảy ra và sau khi được giải quyết họ luôn hài lòng và không hề oán giận chúng tôi.

Một công nhân nói với tôi: “Tôi đã làm việc ở nhiều nơi rồi, những người làm ở đó đều rất ích kỷ và xấu tính. Làm việc ở đây thật tốt. Đến cả con dâu tôi cũng biết rằng ở đây có một đại tỷ rất tốt bụng tu luyện Pháp Luân Đại Pháp.”

Sức mạnh của Thiện

Trong hai năm đầu tiên, tôi không chỉ làm công việc quản lý tài chính cho khách sạn mà còn phối hợp với các đồng nghiệp cũng như lặng lẽ làm các việc để đảm bảo mọi người phối hợp công việc hài hoà với nhau. Sau đó ông chủ quyết định cử tôi đến quản lý một khách sạn có quy mô 150 phòng với hàng chục nhân viên. Như vậy tôi trở thành phó tổng giám đốc của chuỗi khách sạn, trong khi vẫn kiêm vai trò thủ quỹ.

Nói về việc làm quản lý, tôi là một người không có chuyên môn. Làm trong ngành dịch vụ, đông khách thì cũng nhiều chuyện phức tạp; lực lượng lao động không ổn định và không phải ai cũng làm việc hiệu quả. Chất lượng dịch vụ cao và đảm bảo phòng ốc cực kỳ sạch sẽ thì mới chinh phục được khách hàng. Tôi tự hỏi, mình nên sắp xếp công việc như thế nào?

Tôi thường xuyên tổ chức những cuộc họp nhân viên. Mỗi lần họp tôi kể cho họ nghe một câu chuyện về văn hoá truyền thống, chẳng hạn như chuyện “Lục Xích Hạng” (Con hẻm sáu thước), “Hàn Tín chịu nhục”, v.v., và sau đó chúng tôi sẽ cùng nhau thảo luận.

Câu chuyện mà tôi kể trong cuộc họp đầu tiên là chuyện “Tống Tựu tưới dưa”. Thời Xuân Thu, nước Lương có một vị đại phu tên là Tống Tựu. Ông từng đảm nhiệm chức huyện lệnh tại khu vực tiếp giáp với nước Sở. Tại vùng biên giới hai nước đều có chòi canh, để ngăn không cho người của đối phương tràn qua. Hai nước đều trồng dưa trên đất của nước mình. Do binh sỹ nước Lương vô cùng chăm chỉ, họ thường tưới nước, bón phân cho dưa, nên dưa của họ vừa to, vừa nhiều. Binh sỹ nước Sở lại rất lười nhác, họ vừa không tưới nước cho dưa, cũng chẳng bón phân. Kết quả là dưa của họ vừa nhỏ vừa ít. Huyện lệnh nước Sở biết chuyện, vô cùng tức giận. Ông lập tức cử người cho gọi quan đình úy gác chòi tới mắng một trận thậm tệ. Quan đình úy bị trách mắng, trong tâm cũng giận dữ, ông đổ hết nguyên nhân mình bị trách cứ là do dưa của nước Lương phát triển tốt. Vì vậy nhân lúc gió lộng trời đêm, bèn cho người lén lút vượt biên giới, phá hoại ruộng dưa của nước Lương. Binh lính nước Lương sau khi phát hiện ra chuyện này, cũng muốn hủy hoại ruộng dưa của nước Sở. Đình úy nước Lương biết rằng chuyện này không nhỏ, nếu làm không tốt còn khiến chuyện bé xé ra to, phá hoại mối quan hệ giữa hai nước. Ông bèn thỉnh giáo Tống Tựu về chuyện này. Tống Tựu nghe xong không đồng tình. Ông nói với quan đình úy rằng, cách làm của nước Sở là sai trái. Nếu cũng làm vậy với họ, có thể sẽ sinh chuyện đa đoan. Vì tạo dựng mối giao hảo với nước Sở, chúng ta có thể lấy đức báo oán, hằng ngày cử một vài người qua nước Sở giúp họ tưới nước, bón phân. Hơn nữa chuyện này nhất định phải khiến quỷ thần đều không hay biết. Kết quả, chẳng bao lâu sau, ruộng dưa của nước Sở lớn từng ngày. Đình úy và lính canh cảm thấy vô cùng kỳ lạ, sau này mới phát hiện ra là do người nước Lương làm. Huyện lệnh nước Sở biết chuyện, lập tức cử người bẩm báo chuyện này với Sở Vương. Sở Vương cảm động bởi cách làm của Tống Tựu nước Lương, cũng cảm thấy vô cùng xấu hổ về binh sĩ nước mình, bèn cử người mang hậu lễ tới nước Lương tạ tội. Từ đó hai nước kết thành láng giềng hữu hảo.

Sau khi kể chuyện, chúng tôi thảo luận lý do tại sao không nên gây chiến với nhau khi giải quyết vấn đề. Tất cả chúng tôi đều đưa ra ý kiến của mình để cuối cùng mọi người hiểu được ý nghĩa đằng sau câu chuyện. Tôi cũng giao bài tập về nhà: yêu cầu mọi người viết ra cách họ xử lý với các tập khách hàng khác nhau. Trong cuộc họp sau đó, tất cả mọi người đều nói về cách họ phục vụ nhiệt tình, ân cần, kiên nhẫn và tử tế như thế nào để làm hài lòng khách hàng. Tôi khuyến khích mọi người phát biểu và đề nghị mỗi người cần học hỏi lẫn nhau. Nhờ đó chất lượng dịch vụ của chúng tôi liên tục cải thiện tốt hơn. Không ai cãi cọ với khách hàng và bất cứ khi nào phát hiện khách quên đồ họ cũng liên hệ để trả lại.

Một lần, có một nhân viên chăm sóc khách hàng mới vào khách sạn làm việc chưa lâu đến gặp tôi khóc lóc kể rằng cha cô ấy đang ở phòng cấp cứu và hỏi xin mượn tôi một số tiền. Tôi liền đưa tiền cho cô ấy và đi cùng tới bệnh viện thăm cha cô. Trên đường đi, tôi kể cho cô ấy những thần tích của Đại Pháp và Đại Pháp cũng có thể cứu được cha cô. Cô ấy tin tưởng và đã thoái khỏi Đảng Cộng sản Trung Quốc cùng những tổ chức liên đới của nó. Khi chúng tôi tới bệnh viện, bố chồng cô đang đứng bên ngoài phòng chăm sóc đặc biệt và lo lắng không biết phải làm gì, còn mẹ cô thì đang đứng khóc. Tôi an ủi họ và kể cho họ nghe việc mẹ chồng tôi đã biến nguy thành an như thế nào sau khi chân thành nhẩm niệm “Pháp Luân Đại Pháp hảo, Chân-Thiện-Nhẫn hảo.” Ngay sau đó họ cũng thoái Đảng và bắt đầu nhẩm niệm chín chữ chân ngôn.

Tôi đến gặp bác sĩ để xin vào gặp bệnh nhân. Bác sĩ đã đồng ý trường hợp ngoại lệ này và cho phép tôi được vào bên trong phòng chăm sóc đặc biệt. Thấy người cha đã bất tỉnh, tôi không còn cách nào khác đành ghé sát tai ông mà nói: “Hãy nghe tôi, xin hãy nhớ rằng Pháp Luân Đại Pháp hảo, Chân-Thiện-Nhẫn hảo. Ông sẽ sớm hồi phục thôi.” Ngày hôm sau, tôi lại đến bệnh viện thăm ông ấy và đưa cho vợ ông một huy hiệu Pháp Luân Đại Pháp, nói bà đưa cho ông sau khi ông tỉnh lại. Bà ấy nắm lấy tay tôi liên tục nói lời cảm ơn. 4 người họ hàng có mặt ở đó cũng đều đồng ý thoái Đảng. Ít lâu sau, tình hình sức khoẻ của người cha đã ổn định và ông được xuất viện. Kể từ đó sức khoẻ của ông rất tốt.

Tôi luôn luôn xem khó khăn của nhân viên cũng giống như của mình và cố gắng giúp họ giải quyết vấn đề bất kể việc lớn hay nhỏ. Khi có ai đó nghỉ việc, tôi sẽ tiễn họ ra tận cổng và dặn dò họ ghi nhớ Đại Pháp hảo. Tất cả họ đều đồng ý thoái Đảng. Một số người đến khách sạn khác làm việc nhưng sau đó đã quay lại để xin làm việc ở khách sạn chúng tôi.

“Đó là vì chị tu luyện Pháp Luân Đại Pháp!”

Một lần nọ, có 3 khách hàng mua vé máy bay ở khách sạn chúng tôi nhưng chuyến bay đổi lịch trình vì lý do thời tiết. Họ gọi điện cho chúng tôi vào sáng sớm. Nhưng vào ngày hôm trước, một nhân viên đã gặp nhầm lẫn khi cài đặt chuyển hướng cuộc gọi, kết quả là cuộc gọi của khách hàng bị chuyển sang điện thoại của ai đó. Vì khách hàng cứ gọi điện liên tục khiến người nghe điện thoại bị quấy rầy nên đã rất bực mình và chửi bới họ. Khách hàng của chúng tôi vừa lo lắng vừa tức giận bởi vì lúc đó giá vé máy bay liên tục tăng. Họ đi đến gặp tôi và báo rằng giá vé đã tăng lên vài trăm tệ. Tôi trấn tĩnh họ: “Anh chị đừng lo, đầu tiên chúng ta cứ đổi vé trước đã nhé.” Sau đó tôi giúp họ sắp xếp ổn thoả và đền bù hợp lý, họ đều rất hài lòng và vui vẻ. Nhân cơ hội đó tôi cũng giảng chân tướng cho họ và nói với họ “Pháp Luân Đại Pháp hảo.” Họ đều đồng ý thoái Đảng và vui mừng bắt tay tôi khi tạm biệt.

Một lần khác, có hai nhân viên không phối hợp tốt khiến cho một phòng bị đặt trùng lịch, khách mới đặt phòng trong khi khách cũ vẫn chưa trả phòng. Người khách ở đêm trước tên là Trương trở về phòng và thấy đồ đạc của mình biến mất nên rất tức giận chạy tới quầy lễ tân. Anh ta mắng chửi và đuổi người khách thứ hai ra ngoài. Trưởng bộ phận đặt phòng không thể xử lý tình huống và gọi cho tôi. Tôi đi tới quầy lễ tân gặp ông Trương. Trước tiên tôi xin lỗi ông ấy: “Tôi là người chịu trách nhiệm cho việc này, tôi thực sự xin lỗi vì sự bất tiện mà ông đã gặp phải do lỗi của chúng tôi.” Ông ấy nói: “Giờ nói gì cũng vô ích, các người khiến tôi khó chịu thì tôi cũng sẽ làm vậy với các người.” Tôi nói với nhân viên pha chế: “Hãy mang cho anh ấy một cốc nước nhé.” Ông Trương nói: “Tôi không muốn uống nước!” Vừa lúc đó có một vị khách tới quầy lễ tân nhận phòng, ông Trương hét vào mặt anh ấy: “Ông không được phép ở đây!” Vị khách đó sợ hãi bỏ đi. Tôi mỉm cười nói với ông Trương: “Chỉ cần anh có thể nguôi giận, anh muốn nói gì với tôi cũng được.” Ông ấy vẫn không chịu uống cốc nước chúng tôi mang đến rồi đuổi thêm 2 vị khách khác đến nhận phòng.

Hầu hết mọi người sẽ gọi cảnh sát khi gặp tình huống này nhưng tôi không tức giận mà bình tĩnh ngồi với ông ấy. Vào lúc đó lại có thêm 1 khách nữa đến nhận phòng, ông ấy lại quát mắng họ. Người khách mới này không bận tậm, tiếp tục nhận phòng rồi đi lên. Lúc này ông Trương có đôi chút ngại ngùng còn tôi thì không nói gì, chỉ tiếp tục mỉm cười im lặng ngồi với ông ấy. Lại tiếp tục có một khách nữa đến nhận phòng, ông Trương lại la hét để họ bỏ đi. Ngay lập tức, vị khách này quay lại mắng ông Trương một trận, nhận phòng xong rồi đi lên phòng. Lần này thì ông Trương trông thực sự rất xấu hổ, nhân cơ hội này tôi nói với ông ấy: “Tôi biết anh rất bực mình. Anh đã khiến chúng tôi tổn thất lớn vì mất đi nhiều khách hàng. Anh thừa hiểu rằng nếu là người khác thì họ đã gọi cảnh sát từ lâu rồi. Bây giờ anh muốn đi ra ngoài nghỉ ngơi một chút không.” Ông ấy ngồi suy nghĩ một lát rồi nói: “Tôi quen một nhà báo. Bây giờ tôi sẽ đi tìm ông ấy và bảo ông ấy đến đây với tôi vào ngày mai. Sau đó, chị phải yêu cầu tất cả nhân viên đến xin lỗi tôi rồi đưa việc này lên tin tức truyền hình.” Tôi nói: “Được rồi. Sự việc hôm nay là do lỗi của chúng tôi, hy vọng ông có thể xem xét thứ lỗi.” Nói xong ông ấy đi ra ngoài, tôi ngỏ ý gọi taxi cho ông ấy. Ông ấy cảm thấy hơi bối rối và từ chối. Sau đó ông ấy không bao giờ quay trở lại nữa.

Những tháng sau khi tôi lên làm phó tổng giám đốc, lợi nhuận mỗi tháng đều tăng 5% so với năm trước. Sau tám tháng, lợi nhuận đã tăng 460.000 nhân dân tệ so với cùng kỳ năm trước. Lợi nhuận ròng hàng năm của năm đó đạt 4 triệu nhân dân tệ, và đó thực sự là một kỳ tích

Trên các trang web địa phương, nhiều người đã đăng các bài đánh giá khen ngợi chất lượng dịch vụ và sự sạch sẽ của khách sạn.

Ông chủ biết được tất cả mọi việc và chứng kiến được sự thần kỳ của Đại Pháp. Ông ấy chân thành nói với tôi: “Chị có biết vì sao tôi cứ nhất mực khăng khăng nhờ chị giúp không? Đó là bởi vì chị tu luyện Pháp Luân Đại Pháp!”

Cầu mong tất cả mọi người trên thế giới đều nhận được phúc lành của Đại Pháp!

Bài viết được chọn đăng tải trên trang web Minh Huệ nhân Kỷ niệm Ngày Pháp Luân Đại Pháp Thế giới lần thứ 24.

Bài viết chỉ thể hiện quan điểm hoặc nhận thức của tác giả. Mọi nội dung đăng trên trang web này thuộc bản quyền của Minghui.org. Minh Huệ sẽ biên soạn các nội dung trên trang web và xuất bản theo định kỳ hoặc vào những dịp đặc biệt.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2023/5/22/460157.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2023/5/27/209580.html

Đăng ngày 20-06-2023; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share