Bài viết của một tiểu đệ tử Pháp Luân Đại Pháp ở tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc

[MINH HUỆ 26-02-2023] Cháu hiện tám tuổi và đang học lớp hai. Khi chưa đầy năm tuổi, cháu đã đọc thuộc lòng các bài thơ trong Hồng Ngâm với bà ngoại, nghe Phát thanh Minh Huệ dành cho tiểu đệ tử và xem các đoạn video ngắn của các tác giả là học viên Pháp Luân Đại Pháp. Khi lớn hơn, cháu bắt đầu đọc sách Chuyển Pháp Luân, cuốn sách chính của Pháp Luân Đại Pháp, cùng bà của cháu. Cháu mới đọc sách Chuyển Pháp Luân được bốn lần. Cháu thấy rằng đôi khi cháu dường như đã không thể vượt qua khảo nghiệm tâm tính. Bằng cách tăng cường học Pháp, tăng cường nghe bài chia sẻ của các học viên Đại Pháp trẻ tuổi trên Phát thanh Minh Huệ, cháu đã hiểu được làm thế nào để tu luyện tâm tính của mình.

Sư phụ luôn bảo hộ cháu

Có lần, cảm thấy sắp đến giờ vào lớp, cháu vội vã quay trở về từ phòng tắm. Đột nhiên có tiếng động lớn. Nhìn xung quanh, cháu thấy một chiếc hộp rơi xuống từ tủ sách. Nó rơi gần chân cháu. Nó làm cháu kinh hãi. Sau này cháu nhận ra rằng, Sư phụ đã bảo hộ cháu. Cháu rùng mình khi nghĩ đến chuyện gì sẽ xảy ra nếu cháu bị cái hộp rơi trúng đầu. Con xin cảm tạ Sư phụ đã bảo hộ con.

Một lần khác, cả nhà cháu đi ăn lẩu ở nhà hàng. Cháu bị nghẹn một miếng gân cừu và không thể nhổ ra hay nuốt trôi được. Cháu trào nước mắt. Người lớn bắt đầu vỗ lưng cháu, cố gắng để cháu đẩy miếng gân ra khỏi họng. Tuy nhiên, nó vẫn mắc trong cổ họng cháu. Cháu bắt đầu thầm niệm “Pháp Luân Đại Pháp hảo! Chân Thiện Nhẫn hảo!” Gần như ngay lập tức, cháu đã nuốt trôi được miếng gân cừu. Con xin cảm tạ Sư phụ từ bi lại cứu con. Cháu bắt đầu hướng nội tìm nguyên nhân tại sao mình lại bị nghẹn và nhận ra những khuyết điểm của bản thân như bất cẩn và dễ bị kích động. Cháu hiểu rằng cháu cần phải loại bỏ những chấp trước này

Tìm ra chấp trước và làm lành với bạn

Có lần cháu và mấy người bạn quên mang sổ. Chúng cháu xin Tuyên Tuyên giấy để viết bài nhưng bạn ấy không cho. Bạn ấy nói: “Tớ sẽ ném cuốn sổ dư của tớ lên trời và ai bắt được thì lấy nhé.” Cuốn sổ rơi xuống bàn cháu và Tuyên Tuyên tuyên bố rằng cháu được cuốn sổ. Cháu đã lấy giấy từ cuốn sổ chia cho các bạn quên sổ để viết bài. Tuyên Tuyên đã không vừa ý và sau giờ học, bạn ý phớt lờ cháu. Cháu tự hỏi tại sao bạn ấy lại buồn. Cháu nhờ bà ngoại mua một cuốn sổ khác để trả lại cho Tuyên Tuyên. Khi cháu đưa cuốn sổ mới cho bạn ấy, bạn ấy vẫn khó chịu và không nói chuyện với cháu. Tan trường, cháu hướng nội và nhận ra rằng cháu có tâm thích lợi dụng người khác. Cháu quyết định, sáng hôm sau đến trường, cháu cần trước hết xin lỗi bạn Tuyên Tuyên.

Sáng hôm sau, vừa thấy cháu Tuyên Tuyên đã nói: “Chúng mình xí xóa nhé.” Cháu vui vẻ nói: “Đúng rồi, tớ cũng muốn vậy. Tớ còn nhiều thiếu sót lắm, mong cậu tha thứ.”

Buông bỏ tâm tranh đấu và chấp trước vào lợi ích của cháu

Một hôm, cô giáo cháu nói sẽ thưởng một viên kẹo cho những ai viết đúng tất cả các chữ trong tiếng Trung. Cháu chấp trước vào được thưởng kẹo và bắt đầu viết từng chữ cẩn thận. Tuy nhiên, khi một bạn trong lớp kiểm tra bài làm của cháu, bạn ấy nói rằng cháu viết không đúng. Cháu cảm thấy vô lý và hỏi: “Tại sao bạn lại đánh dấu sai vào bài làm của tớ chứ? Chữ nào tớ cũng viết đúng mà.” Bạn ấy nói: “Mặc dù bạn viết đúng từng chữ, nhưng cách viết lại sai.” Cháu tìm gặp cô giáo để phàn nàn. Cô giáo cháu nói: “Bạn nói đúng. Cách viết của em không đúng. Đó chẳng phải là tốt khi bạn ấy chỉ ra lỗi cho em sao?“ Ngay lập tức cháu cảm thấy xấu hổ và nhận ra rằng tâm danh lợi và tâm tranh đấu của cháu đã nổi lên. Cháu quyết định loại bỏ những chấp trước này.

Loại bỏ tâm hiển thị: Chấp trước vào hư danh

Thầy giáo cháu tổ chức cuộc thi xem ai thắt “khăn quàng đỏ” (khăn quàng của Đội Thiếu niên Tiền phong) đẹp nhất và người thắng cuộc sẽ nhận được giải thưởng. Chấp trước vào danh của cháu nổi lên và cháu đã thắt “khăn quàng đỏ” trên cổ ngay khi nghe thông báo. Cháu đã quên rằng “khăn quàng đỏ” tượng trưng cho điều gì đó xấu xa và lẽ ra cháu không nên tham gia cuộc thi. Cháu cư xử giống người thường. Kết quả, cháu không được giải thưởng. Cháu suy nghĩ về tình huống đó và nhận ra rằng những chấp trước mạnh mẽ có thể dẫn một người đi sai đường.

Không cầu mà tự đắc

Cô giáo thông báo sẽ chọn ra “Ngôi sao may mắn nhất” trong ngày và người đó sẽ được tặng một cuốn sổ thật đẹp. Cháu thản nhiên và không chấp trước vào kết quả. Cháu đã được chọn và được nhận giải thưởng. Cháu lập tức nghĩ đến Pháp của Sư phụ.

Sư phụ giảng:

“Mình đã nhận của cải phi nghĩa mất rồi; mình đã mất cho họ bao nhiêu đức không biết?” (Bài giảng thứ tư, Chuyển Pháp Luân)

Ngẫm nghĩ về đoạn Pháp này trong bài giảng của Sư phụ, cháu quyết định không nhận cuốn sổ. Cháu tặng cuốn sổ cho một bạn khác trong lớp. Bạn ấy hỏi: “Cậu có chắc là không muốn nó không? Cậu có chắc là muốn tặng cho tớ không? Nó là của cậu mà, cậu là ‘Ngôi sao may mắn nhất’ mà!” Cháu đã nói với bạn ấy rằng cháu thực sự muốn tặng cho bạn ấy. Bạn ấy đã vui vẻ nhận cuốn sổ và cháu cảm thấy rất vui.

Đại Pháp cũng khai mở trí huệ cho cháu, và kết quả học tập ở trường của cháu luôn cao. Thầy cô giáo và các bạn trong lớp đều yêu quý cháu. Cháu luôn được Sư phụ bảo vệ và chăm sóc. Bất kể cân nặng, chiều cao, sức khỏe và trí tuệ của cháu thế nào, cháu lúc nào cũng đứng đầu lớp. Đại Pháp đã ban cho cháu rất nhiều. Cháu may mắn được tu luyện trong Đại Pháp! Cháu vô cùng biết ơn Sư phụ vĩ đại và từ bi!

Cháu vẫn còn rất nhiều thiếu sót và chấp trước như tâm tật đố, tâm oán giận và an dật. Cháu sẽ học Pháp và tu luyện bản thân tinh tấn hơn!

Trên đây là chút thể ngộ của cháu trong quá trình tu luyện, có điểm nào không phù hợp với Pháp, xin các đồng tu từ bi chỉ rõ!

Bài viết chỉ thể hiện quan điểm hoặc nhận thức của tác giả. Mọi nội dung đăng trên website này thuộc bản quyền của Minghui.org. Minh Huệ có thể sẽ kết tập nội dung trên website để xuất bản theo định kỳ hoặc vào những dịp đặc biệt.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2023/2/26/456966.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2023/4/12/208046.html

Đăng ngày 25-07-2023; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share