Bài viết của đệ tử Đại Pháp hải ngoại

[MINH HUỆ 07-08-2023] Dạo trước, sau khi đọc bài Tâng bốc và tự tâm sinh ma của Ban Biên tập Minh Huệ, nội tâm tôi vô cùng xúc động, đồng thời tôi càng nhận thức rõ hơn về sự nghiêm túc của tu luyện.

Tôi là một đệ tử đắc Pháp năm 1997 và đến nay đã tu luyện Pháp Luân Đại Pháp được 26 năm, suốt chặng đường từ đó đến nay, từ sâu thẳm nội tâm tôi luôn cảm thấy bản thân cũng có thể được coi là một đệ tử chân tu. Thế nhưng, trong quá trình hướng nội gần đây, tôi mới hổ thẹn nhận ra rằng trong những năm qua mặc dù tôi đã làm được không ít việc, nhưng trong rất nhiều phương diện việc tu luyện đều chưa đi vào thực chất.

Đào sâu vào nội tâm, tôi mới thực sự giật mình, hóa ra bấy lâu nay sâu thẳm trong nội tâm tôi vẫn ôm giữ rất nhiều nhân tâm và chấp trước, mà biểu hiện rõ nhất là “tư” và “ngã”.

Đặc biệt là hôm nay khi tôi học kinh văn Giảng Pháp tại Pháp hội Australia, Sư phụ giảng:

“Có tư [tâm], liền dễ dàng bị cái tình lay động, trong tu luyện biểu hiện ở tất cả mọi nơi đều là những thứ khó xả bỏ khó tách rời, nó trở thành những chấp trước khó buông bỏ trong tu luyện. Có khi đang làm công việc Đại Pháp, thì xuất hiện chấp trước vào duy hộ vai trò của bản thân, duy hộ danh tiếng của bản thân, duy hộ ý thích của bản thân.” (Giảng Pháp tại Pháp hội Australia [1999])

Tôi phát hiện ra rằng sâu thẳm trong nội tâm của bản thân luôn có tư, tình, danh, cùng nhiều chấp trước khác mà trong tu luyện hết lần này đến lần kia vẫn chưa trừ bỏ được từ gốc rễ.

Biểu hiện chính là khi có người khen ngợi liền cảm thấy rất dễ chịu, mặc dù đôi lúc cũng tự nhắc nhở bản thân không được sinh tâm hoan kỷ, không được truy cầu những lời dễ nghe đó, nhưng dù vô tình hay hữu ý vẫn muốn được đồng tu, đồng nghiệp và người nhà ghi nhận và khen ngợi. Biểu hiện điển hình là bất cứ việc gì và ở đâu đều tồn tại tâm chứng thực bản thân, mà gốc rễ là từ “ngã”.

Ngược lại, khi có người công kích đến cái danh của bản thân hay đưa ra lời góp ý cho mình thì niệm đầu tiên thường là tâm lý không vui. Khi nghiêm trọng còn sinh tâm oán hận đối với đối phương, bao gồm cả tâm oán hận và ác cảm với đồng tu và người thường, thậm chí nội tâm còn ẩn chứa quan niệm “dùng ác trị ác”, biểu hiện ra lòng dạ hẹp hòi, không thể làm được khoan dung và rộng lượng.

Dù tôi không cố ý làm như vậy, nhưng kiểu phóng túng từng tư từng niệm của bản thân như vậy chính là biểu hiện của chủ ý thức không mạnh và không tinh tấn. Nếu những tâm kia không thể trừ tận gốc thì sẽ cực kỳ nguy hiểm, là mầm mống của tự tâm sinh ma. Những chấp trước và quan niệm bất hảo này sẽ thể hiện ra trong hết thảy mọi việc mà bản thân làm.

Tuy nhiên, do bề mặt coi trọng cái gọi là “hàm dưỡng” và “bình hòa” mà tự dối mình dối người, che dấu những chấp trước và quan niệm đó.

Con vô cùng cảm tạ Sư tôn từ bi vĩ đại đã cho đệ tử cơ hội chủ động quy chính bản thân, tôi cũng cảm ơn Ban Biên tập Minh Huệ đã thiện ý nhắc nhở, để tôi có thể thực sự tĩnh tâm lại và đào sâu vào bản thân để tìm ra được chấp trước căn bản và những nhân tâm không nên có.

Trong quá trình hướng nội trong khoảng thời gian này, bề ngoài dường như không phát sinh xung đột và mâu thuẫn gì lớn, nhưng nội tâm tôi cảm thấy tựa như đã vượt qua được khảo nghiệm sinh tử vậy.

Hôm nay, sau khi học Pháp xong, từ tận đáy lòng, tôi cảm thấy bản thân cần chân chính thực tu, buông bỏ hết thảy tâm oán hận và tật đố, mở rộng tấm lòng, coi bản thân là một đệ tử Đại Pháp chân chính, từ bên bờ vực của “tư” và “ngã” mà bước trở lại. Từ nay trong tu luyện, tôi sẽ dùng tâm thái thuần tịnh hơn nữa để làm tốt ba việc.

Trên đây là chút thể hội ở cảnh giới hữu hạn hiện tại của bản thân, nếu có điều gì thiếu sót, mong các đồng tu từ bi chỉ chính.

Bản quyền © 2023 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.


Bản tiếng Hán: https://big5.minghui.org/mh/articles/2023/8/7/463908.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2023/8/29/211060.html

Đăng ngày 25-10-2023; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share