[MINH HUỆ 03-07-2023] Trong giai đoạn tu luyện Chính Pháp 24 năm qua, cuộc bức hại của Trung Cộng đối với Pháp Luân Công chủ yếu tập trung ở Trung Quốc đại lục, nhưng hoàn cảnh tu luyện ở hải ngoại qua mỗi năm cũng tích lũy một số vấn đề, không chỉ gây trở ngại cho việc cứu người, mà còn ảnh hưởng đến tu luyện của các học viên lâu năm khác và khiến học viên mới tệ đi. Trong đó, hiện tượng tâng bốc người khác và khoa trương bản thân ở không ít nơi, trong các hạng mục, dường như đã thành chuyện cơm bữa, không ít người đã quen đến mức coi là bình thường mà góp sóng thành bão.

Hiện tượng

Có người tâng bốc người khác mà lời nói như rót mật, lợi dụng mọi trường hợp để tán dương bản thân mà truy cầu danh lợi trong quần thể người tu luyện. Có người vì để lôi kéo cảm tình mà tâng bốc người khác. Có người sùng bái người khác vì họ có công năng. Cũng có đặc vụ giả làm học viên, rồi tâng bốc người khác để kích động, khiêu khích để kéo người khác xuống. Có người làm được chút việc Đại Pháp cần làm, bèn cảm thấy mình thật xuất sắc, quả là không ai sánh bằng, rồi thì việc gì cũng lấy mình ra làm tiêu chuẩn để cưỡng chế người khác. Có người xuất được chút công năng, rồi lại được tâng bốc mà lâng lâng, thậm chí đến mức tự tâm sinh ma.

Trong một số hạng mục và một số địa phương, kiểu người và sự việc này không chỉ đã phát sinh mà còn tồn tại kéo dài, hơn nữa mọi người không lấy Pháp để đo lường, không lấy đó làm cơ hội tu bản thân, mà thậm chí còn ủng hộ và buông lỏng để cho những người và sự việc không đúng với Pháp này trở thành trào lưu.

Trường hợp cụ thể

Một học viên mới ở Đài Loan gần đây là một trường hợp như thế. Cách đây khoảng chục năm, người này, sau khi xem diễn xuất Shen Yun, đã bắt đầu tu luyện Pháp Luân Đại Pháp. Người này vì thiên mục có thể nhìn được một số cảnh tượng mà được những học viên có ngộ tính kém tán dương, rồi khẩu khí lớn dần, tự ngã bành trướng, coi những gì thấy được qua thiên mục và cảnh tượng hiển hiện cho mình là đúng, rồi dựa vào những thứ hết sức hữu hạn, không rõ thật giả thế nào, và những lý giải không nhất định là chính xác của mình mà đi “chỉ đạo” tu luyện của người khác. Nghe nói, sau đó, người này vì có nhiều ý kiến [phản đối] phương thức quảng bá của “Ganjing World”, lại nghe thành viên nào đó của Công ty Ganjing World, “học viên lâu năm trên núi” và đoàn nghệ thuật lan truyền tin đồn một cách vô trách nhiệm, người này cuối cùng đã bị ma lợi dụng mà ngang nhiên nói ra lời phủ định Sư phụ, bôi nhọ Sư phụ, nói lời hồ ngôn vọng ngữ nghe sởn tóc gáy. Nếu lấy Chân-Thiện-Nhẫn mà đo lường, một sinh mệnh đã đọc Pháp rồi mà lại tung tin đồn, bôi nhọ Sư phụ, phá hoại việc cứu người, thì có còn là người tốt nữa không? Chẳng phải là đã đọa thành kẻ xấu nhất trong những kẻ xấu rồi sao?

Những loại hiện tượng như “Xem tôi có nhiều bản sự chưa này”, “Bọn họ đều không ổn đâu”, “Các vị cứ nghe tôi” thì những học viên chân tu lâu năm đều có thể phân biệt được rõ ràng, nếu không, chứng tỏ bản thân chưa tu tốt, cần phải tinh tấn lên.

Còn có một trường hợp mà một số học viên hải ngoại đã biết. Mười mấy năm trước, có một người từ đại lục ra nước ngoài, trên kênh truyền thông xã hội tiếp xúc với xã hội, một mặt khoa trương bản thân để thỏa mãn danh, tình của cá nhân và nhu cầu làm “anh hùng” nơi người thường, mặt khác lại chê bai đệ tử Đại Pháp và phủ định Minh Huệ Net. Trong những người theo anh ta lẫn lộn cả đặc vụ Trung Cộng và một số học viên gặp chướng ngại trong tu luyện. Một trường hợp nữa là một học viên từ đại lục ra, cũng làm truyền thông tự phát. Cô này trên bề mặt thì tiếp thụ lời khuyên nhủ thiện ý của người phụ trách, nhưng thực tế vẫn một mực dùng tâm người thường để đối đãi. Các học viên khác còn đi tâng bốc cô ta thế nào đó. Giảng chân tướng là nỗ lực làm ba việc, tự mình làm cho tốt, không để Sư phụ phải hao tâm mới đúng. Quá trình làm tốt chính là quá trình tu luyện và đề cao. Một số học viên lại coi mình là “khán giả” là sao?

Thời cổ đại, người tu luyện nào bội bạc Sư phụ thì chỉ có thể rơi vào kết cục bị trục xuất khỏi môn phái. Nhưng Đại Pháp từ bi. Cho dù trong tình thế bị bức hại, những người đành trái với lương tâm mà viết “bảo chứng thư”, “tam thư”, “ngũ thư”, cũng vẫn có cơ hội tu luyện lại từ đầu, làm tốt lại từ đầu để bù đắp tổn thất. Nhưng tu luyện lại từ đầu nghĩa là khởi điểm rất thấp, không những chỉ là học viên mới, mà còn mang tội nghiệp phỉ báng Sư phụ, phỉ báng Pháp trước công chúng. Đối với những người này, người chân tu khẳng định sẽ không đi tâng bốc hay hâm mộ, mà chỉ khuyến thiện một cách lý trí, hơn nữa không thể chấp trước [vào họ].

Quy chính

Khi đối diện với thẩm phán tối hậu, mỗi cá nhân đều phải chịu trách nhiệm về ngôn hành của bản thân. Đại Pháp có thể dung luyện người, lò luyện thép nung chảy một hạt mùn cưa nào có khó gì. Còn như có muốn, có dám đem tâm con người và những quan niệm không phù hợp với tiêu chuẩn của vũ trụ mới đang phụ bám trong trường của bản thân mà quẳng vào lò luyện thép hay không, đó lại là lựa chọn của cá nhân. Các vị tu như thế nào là việc của các vị, nếu như ngôn hành của các vị can nhiễu đến tu luyện của học viên khác, thì tính chất đã khác rồi, sẽ tăng thêm rất nhiều tội nghiệp.

Người xưa nói “Quân tử chi giao đạm như thủy” (Quân tử kết giao nhạt như nước). Trong văn hóa Thần truyền, chữ 誇 (khoa – khoa trương) được cấu thành bởi bộ 言 (ngôn – lời nói), 大 (đại – to lớn), và 亏 (khuy – thiệt thòi). Kinh văn “Người tu tự ở trong ấy” giảng:

“Làm người tu luyện, thì hết thảy những khổ não gặp ở người thường đều là vượt quan; hết thảy tán dương gặp phải đều là khảo nghiệm.” (Người tu tự ở trong ấy, Tinh Tấn Yếu Chỉ)

Rất nhiều học viên lâu năm đắc Pháp trước năm 1999 đều từng khắc ghi kinh văn này trong tâm. Lẽ nào khi những đòn tra tấn tàn khốc của Trung Cộng còn chưa ập lên đầu chúng ta mà chúng ta đã chủ động từ bỏ tu luyện cá nhân trong Pháp, vứt bỏ chính niệm, chính hành, và chính khí như nước chảy về Đông? Đó khẳng định không phải là nguyện ban đầu khi chúng ta bước vào tu luyện, càng không phải là phù hợp với điều gì mà Đại Pháp chỉ dạy. Gần trăm năm qua, tà linh cộng sản đã thống trị thế giới, những thứ ô nhiễm mà chúng đã áp đặt vào chính là những gì mà người tu luyện phải tẩy bỏ.

Trong xã hội bình thường, những người bảo trì các giá trị truyền thống trong văn hóa Thần truyền sẽ không dễ bị chi phối bởi dư luận và ngôn từ, mà họ càng coi trọng “nghe lời nói, xem việc làm”, tức là không chỉ nghe bạn nói gì, nói như thế nào, mà còn xem bạn làm như thế nào, rồi họ mới tự đưa ra phán đoán lý tính của bản thân. Chúng ta đều nói “giảng chân tướng” cứu người, đừng quên rằng cảnh giới đạo đức chân thực của bản thân đều đang nằm dưới ánh đèn rọi của vũ đài lớn nơi nhân gian, đó là bộ phận trọng yếu làm nên chân tướng. Ngôn hành của bản thân đang chứng thực bản thân có học Pháp đắc Pháp hay không, có là người chân tu hay không. Điều đệ tử Đại Pháp chúng ta cần phải làm là làm người chân tu.

Hy vọng mọi người sẽ ôn lại kinh văn, mỗi người hãy tiếp thụ giáo huấn, xuất phát từ tâm mình mà làm và làm lại cho tốt. Đặc biệt là người phụ trách Phật Học Hội và trạm phụ đạo, xin hãy làm tròn trách nhiệm, dẫn dắt mọi người tu cho hoàn cảnh của chúng ta trở thành một hoàn cảnh của người tu luyện để tẩy sạch nhân tâm, thành thực thiện lương, không ngừng đề cao cảnh giới tâm tính, xin đừng cô phụ cương vị thần thánh này.

Ban biên tập Minh Huệ

Ngày 3 tháng 7 năm 2023


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2023/7/3/462615.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2023/7/4/210172.html

Đăng ngày 07-07-2023; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share