Bài viết của một học viên Pháp Luân Đại Pháp ở Trung Quốc

[MINH HUỆ 04-09-2023] Trước khi tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, tôi rất thích khí công vì muốn có công năng. Mặc dù tôi đã luyện tập nhiều môn khí công, nhưng tôi chưa hề có chút bản sự nào. Sau khi bắt đầu tu luyện Pháp Luân Đại Pháp và đọc các bài giảng, tôi mới hiểu ra, công năng hay thần thông là những thứ không thể truy cầu.

Sư phụ giảng:

“Chư vị phải hướng nội mà tu, không thể hướng ngoại mà tìm. Bao nhiêu người cứ hướng ngoại mà cầu, nay cầu cái này, mai cầu cái khác, lại còn ôm giữ tâm chấp trước truy cầu công năng, và đủ loại mục đích [khác nhau]. Có người còn muốn làm khí công sư, còn muốn chữa bệnh kiếm tiền!” (Bài giảng thứ nhất, Chuyển Pháp Luân)

Tôi cảm thấy xấu hổ sau khi đọc đoạn Pháp này, và tâm truy cầu mạnh mẽ của tôi nhạt dần.

Sư phụ giảng:

Pháp Luân Công là chiểu theo nguyên lý của vũ trụ mà diễn hoá mà thành, công năng nào tồn tại trong vũ trụ thì đều có trong Pháp Luân Công, [có được nó hay không] ấy là xét xem người luyện công tu luyện thế nào. Suy nghĩ muốn đắc những công năng đó thì không có tính là sai, tuy nhiên, truy cầu mạnh mẽ, thì đã không phải lối nghĩ thông thường nữa rồi, chính là sẽ sinh ra hậu quả không tốt. Ở tầng thứ thấp mà đắc chút công năng thì không có được bao nhiêu tác dụng, chỉ muốn dùng thử, muốn hiển thị trước mặt người thường một chút bản sự, làm ‘cường giả’ nơi người thường. Nếu là như thế, thì quả đã nói lên rằng tâm tính không cao, và không cấp công năng [cho người ấy] là đúng.” (Chương I, Pháp Luân Công)

Sau khi đọc đoạn Pháp này, tôi chợt nhận ra mình còn chần chừ chưa muốn buông bỏ tâm truy cầu công năng. Khi đọc các bài chia sẻ của các học viên đã xuất được công năng, trên trang Minghui.org, tôi cảm thấy đố kỵ. Nếu người khác có công năng còn tôi lại không, thì tôi cảm thấy như mình thua kém. Rõ ràng là tôi vẫn muốn có công năng. Chẳng phải tâm tật đố của tôi với người khác là một phản ứng tâm lý khi không thể đạt được điều mình mong cầu sao? Đằng sau tâm tật đố là tâm hiển thị, nó xuất phát từ dục vọng và truy cầu của bản thân tôi.

Truy cầu là gì? Sau khi suy nghĩ sâu sắc, tôi nhận ra rằng khi một học viên truy cầu điều gì đó thì là họ đã lệch khỏi Pháp và bị rớt tầng thứ.

Tại sao một học viên lại lệch khỏi Pháp? Bởi vì vị tư khiến người ta dễ dàng bị can nhiễu, không đạt được các yêu cầu của Pháp ở các tầng thứ khác nhau, không ước chế được bản thân và hướng ngoại cầu.

Pháp của Sư phụ dạy chúng ta rằng chúng ta cần tập trung vào việc tu luyện bản thân và không được truy cầu bất cứ điều gì. Chúng ta cần làm cho tốt những gì cần làm, và mọi việc khác sẽ được Sư phụ quản. Chúng ta không nên so đo được mất của bản thân, chỉ cần chú trọng học Pháp, luyện công, phát chính niệm và giảng thanh chân tướng cứu người. Chúng ta cần buông bỏ vị tư và suy nghĩ cho người khác. Khi có mâu thuẫn, cần hướng nội tìm xem có quan niệm và suy nghĩ nào của chúng ta chưa phù hợp với Pháp và cần loại bỏ chúng. Khi dần dần đáp ứng được các yêu cầu của Pháp ở các tầng thứ khác nhau, chúng ta đang đề cao tâm tính của mình.

Theo thể ngộ của tôi, tâm truy cầu những thứ bên ngoài là nguyên nhân sâu xa của mọi chấp trước. Vì chúng ta không thể nhìn thấy biểu hiện của Pháp, nên các vị thần không coi những chấp trước của chúng ta là có tội. Sư phụ đã dạy chúng ta Pháp lý này. Nhưng nếu chúng ta không làm điều nên làm thì đó chẳng phải là cố ý phạm tội sao? Chúng ta cần đặt tiêu chuẩn cao cho bản thân, loại bỏ các mong cầu người thường của mình và chiểu theo lời dạy của Sư phụ.

Dựa trên căn cơ, nhận thức, năng lực chịu khổ, đức và nghiệp nhiều ít ra sao và tầng thứ của mỗi từng cá nhân, Sư phụ sẽ an bài cho mỗi chúng ta đạt đến bán khai ngộ hoặc khai ngộ tại các tầng thứ khác nhau. Chúng ta không được ganh đua, thậm chí ngay cả chỉ nghĩ cũng không nên. Mà chúng ta cần hiểu rằng trạng thái hiện tại của mỗi chúng ta là tốt nhất và phù hợp nhất. Điều chúng ta cần làm là gấp rút cứu người, thực hiện thệ ước tiền sử của mình.

Trên đây là chút thể ngộ của tôi trong quá trình tu luyện, có điểm nào chưa phù hợp với Pháp, xin các đồng tu từ bi chỉ rõ!

Bản quyền © 2023 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2023/9/4464900.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2023/9/6/211191.html

Đăng ngày 23-10-2023; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share