Bài viết của đệ tử Đại Pháp tại Trung Quốc đại lục
[MINH HUỆ 21-09-2023] Tôi biết tâm hiển thị của mình cũng hơi nặng, ở nơi người thường có chút kỹ năng và sở trường, đôi khi cũng dương dương tự đắc nhưng lại không nghĩ nó có liên quan với tự tâm sinh ma. Cách đây một thời gian, Ban Biên tập Minh Huệ đã đăng bài Tâng bốc và tự tâm sinh ma, rất nhiều đồng tu cũng đã viết một số bài chia sẻ về vấn đề này, đọc xong tôi chợt phát hiện ra mình vậy mà cũng có mầm mống nội tâm bành chướng, tự tâm sinh ma. Tôi bèn mau chóng viết ra để cảnh tỉnh bản thân và những đồng tu nào cũng có tình huống như tôi.
Tôi cảm thấy hiện tại mình chưa đủ tinh tấn, từng có thời gian, nếu dùng nhãn quang hiện tại mà nhìn lại thì thấy bản thân rất tinh tấn. Tôi tự ngưỡng mộ sự tinh tấn trước đây của mình, cảm thấy mình lúc đó thật xuất sắc, rất có bản sự. Chẳng hạn, trong thời gian kiện Giang, bốn, năm cảnh sát gọi điện đến quấy nhiễu tôi, hàng ngày tôi phát chính niệm để ước chế tà ác, có thể giảng chân tướng thì liền giảng cho cảnh sát, cuối cùng giải thể được bức hại của tà ác. Tôi cảm thấy đó là kết quả vì tôi tinh tấn, kiên trì phát chính niệm và chính niệm mạnh mẽ mà có được, đưa bản thân lên quá cao! Hoàn toàn không nghĩ đó là nhờ Sư phụ từ bi bảo hộ hay nhờ uy lực của Đại Pháp. Thử nghĩ xem, nếu như không có Sư phụ và Đại Pháp, không có Sư phụ diễn hóa công cho tôi, thì sự tinh tấn của bản thân và sự cần mẫn, dũng khí của người thường ấy có gì khác biệt? Một người không có bất kỳ năng lực nào như tôi thì có thể làm được gì chứ?
Tôi muốn tìm lại trạng thái tinh tấn, có lúc còn hy vọng có được trạng thái tinh tấn rồi, chính niệm mạnh mẽ rồi thì tà ác sẽ không thể bức hại được tôi, xuất phát điểm và mục đích vẫn là cái tâm tự tư tự ngã, đó có thể là một trong những nguyên nhân khiến tôi muốn tinh tấn mà không tinh tấn lên nổi.
Cá nhân tôi lý giải rằng, tự tâm sinh ma là cảm thấy bản thân thật xuất sắc, không sắp đặt cho đúng mối quan hệ giữa bản thân và Pháp, bắt đầu từ việc phóng túng cái tâm mong muốn hiển thị. Khi có loại tâm này thì tâm kính Sư kính Pháp sẽ yếu đi. Cho nên tôi cho rằng chúng ta cần phải đặc biệt chú ý.
Ghi chú của Ban Biên tập: Bài viết này thể hiện nhận thức cá nhân của tác giả ở trạng thái tu luyện hiện tại, xin chia sẻ cùng quý đồng tu để chúng ta “Tỉ học tỉ tu” (“Hồng Ngâm”).
Bản quyền © 2023 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.
Bản tiếng Hán: https://big5.minghui.org/mh/articles/2023/9/21/465538.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2023/10/14/212477.html
Đăng ngày 22-10-2023; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.