Theo phóng viên báo Minh Huệ ở tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc

Tên: Phùng Trung Lương (冯忠良)
Giới tính: Nam
Tuổi: 48
Địa chỉ: Phàn Chi Hoa, tỉnh Tứ Xuyên
Nghề nghiệp: Quản lý về thiết kế
Ngày mất: Ngày 06 tháng 06 năm 2011
Ngày bị bắt gần nhất: Mùa hè năm 2006
Nơi bị giam gần nhất: Nhà tù Ngũ Mã Bình (五马坪监狱)
Huyện: Mộc Xuyên
Tỉnh: Tứ Xuyên
Hình thức bức hại: Giam giữ, đánh đập dã man, cưỡng ép đứng trong các tư thế khác nhau, tống tiền, kết án phi pháp, bỏ tù, bị giữ lương, nhà bị lục soát, phải đứng trong thời gian dài.

[MINH HUỆ 27-12-2011] Học viên Pháp Luân Đại Pháp, ông Phùng Trung Lương, sinh tháng 03 năm 1963, là một quản lý về thiết kế thuộc Bộ Xây dựng Phàn Chi Hoa. Sau khi bắt đầu tập Pháp Luân Công, ông trở thành một người khỏe mạnh, có nhiều thành tích trong công việc, ông còn nhận được ba giải thưởng cho thành tích xuất sắc của mình.

2011-12-26-mh-pohai-death-mazhongliang--ss.png
Ông Phùng Trung Lương ngay trước khi mất

Ông Phùng bị bắt vào mùa hè năm 2006 khi đang giảng chân tướng về Pháp Luân Đại Pháp cho một người từ một cục khác, và sau đó ông đã bị kết án tù. Ông bị bức hại dã man ở Nhà tù Ngũ Mã Bình, nơi ông bị bệnh lao. Ông được thả vào ngày 28 tháng 04 năm 2009, nhưng sau đó không thể đi lại được. Nhiều cơ quan nội tạng của ông bị tổn thương và ông còn bị khó thở. Viên chức ở Bộ nhận sự Phàn Chi Hoa đã từ chối trả chi phí sinh hoạt tối thiểu cho ông Phùng khi ông được tự do, vì vậy ông buộc phải đến miền Nam Trung Quốc để sống cùng với cha mình, người đã ở độ tuổi 80.

Ông Phùng Trung Lương qua đời vào ngày 06 tháng 06 năm 2011, ở tuổi 48.

Tra tấn trong hai ngày, bị chấn thương nặng

Mùa hè năm 2006, ông Thạch ở Cục Lâm nghiệp thành phố đến thăm ông Phùng. Ông Phùng đã đưa cho ông Từ một số tài liệu giảng chân tướng để giúp ông hiểu sự thật về Pháp Luân Công. Ông Từ đã tố giác ông với chính quyền, và Phòng công an huyện Diêm Biên đã thụ lý vụ việc này.

Nhiều công an đã đưa ông Phùng đến phòng công an và âm mưu ép ông phải tiết lộ nguồn gốc của những tài liệu ông đang có. Hai tay ông bị còng vào một chân bàn ở phía sau lưng, khiến ông ở trong tư thế mà ông chỉ có thể nửa ngồi và nửa đứng. Ông Phùng bị công an túm cổ áo lôi dậy, khiến ông bị đau ở lưng và hai chân. Người ông run lẩy bẩy, và khi ông ngồi xuống, có bảy đến tám công an thay phiên nhau đánh ông. Họ đã tra tấn ông suốt đêm.

Ngày hôm sau, họ ép ông Phùng phải đứng ở tư thế nghiêng 45 độ với đầu hướng vào tường. Hai chân ông run rẩy vì mỏi mệt, nhưng ông lại bị ép phải ngồi xổm. Khi công an dùng gậy đánh vào tay và chân của ông, người ông đổ gục xuống. Do ông Phùng bị tra tấn liên tục trong hai ngày, nên người ông bị chấn thương nghiêm trọng

Gia đình tan vỡ

Sau hai ngày tra tấn, ông Phùng bị đưa đến Trại giam Loan Yêu Thụ. Trong thời gian đó, một luật sư đã tống tiền gia đình ông hàng nghìn nhân dân tệ. Do bị áp lực trong lúc giam cầm, ông Phùng đã ký vào một thư cam kết từ bỏ tu luyện, nhưng ông vẫn bị kết án ba năm tù, cùng với bốn năm bị quản thúc ở nhà. Sau khi được thả, ông bị giáng cấp ở chỗ làm và không có lương. Thêm nữa, hàng ngày ông còn bị buộc phải báo cáo với Đồn công an Bỉnh Thảo Cương.

Mùa thu năm 2009, vợ ông do không thể chịu đựng áp lực tinh thần và tài chính, nên bà đã ly hôn với ông. Vợ ông đã lấy nhà, sổ tiết kiệm, và nuôi con. Sau đó ông Phùng đã thuê một căn phòng ở Tử Bình Tô.

Tháng 09 năm 2009, hai Đồn công an Bỉnh Thảo Cương và Tử Bình Tô đã cử người đến sách nhiễu ông Phùng. Họ khám nhà ông mà không có lệnh khám; tịch thu tài liệu về Đại Pháp và một tấm hình Sư Phụ Lý, là người sáng lập Pháp Luân Công; rồi đưa ông Phùng về Trại giam Loan Yêu Thụ. Sau đó ông bị đưa đến Nhà tù Ngũ Mã Bình ở huyện Mộc Xuyên

Bị bệnh lao khi ở trong tù

Ông Phùng bị đưa đến nhà tù trong mùa đông lạnh giá, lính canh ép ông phải đứng hay ngồi ở bên ngoài từ 15-17 tiếng một ngày, trong khi ông chỉ mặc quần áo mỏng. Điều đó khiến ông bị sốt cao, run lẩy bẩy, choáng váng, và khó thở. Lính canh bắt ông phải ngồi trên sàn bê tông trong lúc học thuộc các quy định và điều lệ của nhà tù. Ông chỉ được ngủ sau 11 giờ đêm. Ông cũng bị ép phải hát nhiều bài hát ca tụng Đảng cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ); bất cứ khi nào ông từ chối, ông sẽ không được đưa thức ăn. Lính canh đã ra lệnh cho các tù nhân Trương Vĩ Bình, Lữ Hùng Siêu, và Hồ Đại Kiện liên tục đánh ông Phùng.

Sau hai tháng bị bức hại tàn bạo, sức khỏe của ông Phùng đã suy giảm nghiêm trọng, ông bị sốt cao trong một tháng và bị ho không ngừng. Cuối năm 2006, một bác sỹ ở nhà tù đã chẩn đoán ông bị bệnh lao và ông được đưa đến một bộ phận khác ở nhà tù để cách ly.

Ông Phùng bị buộc phải đeo khẩu trang, uống thuốc và bị tiêm nhiều loại thuốc không rõ tên đến khi ông ở trong tình trạng nguy kịch. Dưới sự phản đối và lên án mạnh mẽ của các học viên khác, chính quyền ở nhà tù đã đưa ông đến Bệnh viện nhà tù huyện Kiên Vi để chữa trị.

Tại bệnh viện, ông Phùng bị trói vào giường và bị tiêm một số chất không rõ tên vào tĩnh mạch. Các viên chức ở nhà tù đã chỉ định một tù nhân tên là Dương chăm sóc ông, nhưng ông ta thường xuyên không cho ông Phùng ăn. Sau mười tháng, ông Phùng bị đưa về nhà tù.

Ngay khi ông Phùng trở về nhà tù, lính canh đã ra lệnh cho tù nhân kéo ông đi trên sàn. Người ông rất yếu và thở rất khó khăn, tuy nhiên ngay cả trong hoàn cảnh như vậy, ông vẫn bị đưa lên nằm trên giường trên cùng của giường tầng. Tù nhân Hoàng Dũng, Hoàng Minh, cùng tù nhân Dương đã đánh ông và đe dọa ông: “Nếu ông không dùng thuốc, hàng ngày chúng tôi sẽ ngược đãi ông.” Hoàng Minh đã dùng một cây gậy đánh ông liên tục trong hai tuần.

Thậm chí khi ông Phùng đã dùng thuốc, các tù nhân còn dùng thuốc lá để đốt các ngón chân của ông, dội nước lạnh lên đầu ông và làm ướt giường của ông, sau đó họ mở cửa sổ cho gió lạnh thổi vào người ông. Họ lăng mạ Pháp Luân Đại Pháp và Sư Phụ Lý trong lúc tra tấn ông.

Ngày 28 tháng 04 năm 2009, ông Phùng được thả sau ba năm bị giam cầm. Tuy nhiên, ông không còn đi lại được và bị khó thở nghiêm trọng. Viên chức ở Bộ nhân sự Phàn Chi Hoa đã từ chối trả chi phí sinh hoạt cơ bản cho ông khi ông được thả, vì thế ông buộc phải đến miền Nam Trung Quốc để sống cùng với người cha đã 80 tuổi. Ông nhập viện vào tháng 08 năm 2009, tại đây ông được chẩn đoán mắc chứng phù phổi, bệnh lao, và viêm phế quản. Viên chức ở Bộ nhân sự Phàn Chi Hoa đã nhân cơ hội này ép buộc ông phải viết thư cam kết, sau đó hàng tháng đưa cho ông số tiền 225 nhân dân tệ ($36 đô la mỹ) để sống sót qua ngày.

Đầu năm 2011, ông Phùng được đưa đến Bệnh viện Phàn Chi Hoa số 4, nhưng không có ai chăm sóc. Khi bạn bè ông Phùng đến thăm ông, thì y tá, y tá trưởng, người ở ủy ban khu dân cư, viên chức Phòng 610 đã sách nhiễu họ, yêu cầu họ đưa chứng minh thư. Trong thời gian đó, người ở ủy ban khu dân cư và chú của ông Phùng đã đến bệnh viện và yêu cầu ông viết một thư cam kết khác để nhận lấy khoản trợ cấp hàng tháng của ông. Tuy nhiên ông đã từ chối và họ sau đó đã lăng mạ ông.

Ngày 06 tháng 06 năm 2011, ông Phùng Trung Lương đã qua đời sau ba năm bị bức hại tàn bạo ở trong tù.

Những kẻ bức hại:
Nhà tù Ngũ Mã Bình ở huyện Mộc Xuyên
Chúc Vĩ, bí thư
Điền Ý, phó bí thư: +86-833-4379003
Hạ Thiệu Cửu, trưởng khu nhà tù số 1
La Gia Xuân, phó khu nhà tù số 1
Trần Quốc Thuận và La Quốc Hoa, chính trị viên, khu nhà tù số 1
Vương Ức Quân, khu nhà tù số 4
Lý Tuấn Siêu, trưởng khu nhà tù số 4
Cẩu Quang Huy, trưởng khu nhà tù số 6
Để biết thêm thông tin về việc ông Phùng bị bức hại, xin xem thêm tại bản tiếng Hán.
Độc giả có thể tham khảo thêm thông tin tại bản tiếng Hán:
https://www.minghui.org/mh/articles/2011/1/4/优秀公务员冯忠良被迫害至身体衰竭-234494.html


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2011/12/27/攀枝花市优秀公务员冯忠良被迫害致死(图)-251079.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2012/1/1/130440.html
Đăng ngày 28-1-2012; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share