Theo phóng viên báo Minh Huệ ở tỉnh Liêu Ninh, Trung Quốc
Tên: Hồ Phượng Khuê (胡凤奎)
Giới tính: nam
Tuổi: 68
Địa chỉ: chưa rõ
Ngày mất: ngày 07 tháng 07 năm 2011
Ngày bị giam gần nhất: tháng 07 năm 2002
Nơi bị giam gần nhất: Trại lao động cưỡng bức Cẩm Châu (锦州劳动教养院)
Thành phố: Cẩm Châu
Tỉnh: Liêu Ninh
Hình thức bức hại: Sốc điện, cấm ngủ, tẩy não, kết án phi pháp, bỏ tù, kìm hãm thể xác, giam cầm.
[MINH HUỆ 10-12-2011] Ông Hồ Phượng Khuê, một học viên Pháp Luân Công lớn tuổi ở thành phố Cẩm Châu, tỉnh Liêu Ninh, đã qua đời vào ngày 07 tháng 07 năm 2011. Ông bị bắt giữ phi pháp và bị giam cầm ba lần, và hai lần bị đưa đến trại lao động cưỡng bức, với thời hạn tổng cộng là bốn năm. Ông qua đời ở tuổi 68.
Ông Hồ bắt đầu tập Pháp Luân Đại Pháp vào năm 1996. Trước đó ông bị nhiều bệnh kinh niên và mãn tính, như bệnh tiểu đường, bệnh giảm kali trong máu, hay những bệnh ngoài da… Sau khi tập Pháp Luân Đại Pháp trong ba ngày, mọi bệnh của ông đều được chữa khỏi, điều đó giúp ông tiết kiệm được chi phí thuốc men cho bản thân và cho chính phủ.
Từ tháng 07 năm 1999, khi Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) phát động cuộc đàn áp diệt chủng Pháp Luân Công, những viên chức làm việc ở Ủy ban khu phố Lưu Hoa ở Cẩm Châu, Hội xây dựng đường sắt và Đồn công an Lưu Hoa, thường đến nhà ông Hồ để sách nhiễu ông. Trong dịp Tết âm lịch 2000, những người này đã đứng ở bên ngoài nhà ông để giám sát ông cả đêm.
Tháng 06 năm 2000, ông Hồ đến Bắc Kinh để thỉnh nguyện công lý cho Pháp Luân Công, ông đã bị bắt tại đây. Tại Trại giam Cẩm Châu, ông đã tuyệt thực để phản đối và được thả sau sáu ngày. Tuy nhiên, hai mươi ngày sau, Cao Phượng Đình, một công an ở Đồn công an Lưu Hoa, đã bắt ông Hồ ở nhà ông rồi giam ông tại Trại giam số 2. Sau hai tháng, ông bị đưa đến Trại lao động cưỡng bức Cẩm Châu với thời hạn ba năm. Lính canh ở đây rất tàn bạo với các học viên Pháp Luân Công, lính canh đã dùng hình thức tẩy não và tra tấn để cưỡng ép học viên phải từ bỏ niềm tin của họ. Ông Hồ đã bị giam tại trại trong 14 tháng.
Vào buổi trưa một ngày trong tháng 07 năm 2002, có nhiều xe công an đỗ ở trước cửa nhà ông Hồ, và có hơn 20 công an mặc thường phục ở Đồn công an Lưu Hoa đứng ở xung quanh tòa nhà. Nhiều công an đã gõ cửa rồi giả vờ nói với gia đình rằng họ chỉ muốn biết thêm thông tin về ông Hồ. Người nhà ông đáp lại rằng nếu công an chỉ muốn biết thêm về ông Hồ, tại sao họ lại cử hơn 20 người đến đây? Do đó gia đình đã từ chối mở cửa, vì phát hiện sự dối trá của họ. Tôn Trị An, đứng đầu Ủy ban chính trị và lập pháp, đã ra lệnh cho họ mở cửa. Gia đình ông Hồ đã giữ chặt lấy khóa cửa, nhưng công an đã đập vỡ khóa. Sau đó gia đình ông đã chặn cửa bằng một thanh sắt. Khóa cửa này đã giữ chân công an trong một thời gian dài trước khi họ bỏ đi, chỉ còn lại một số ít công an đứng ở bên ngoài căn hộ để theo dõi.
Ông Hồ đã không thể ra ngoài vì bị giám sát trong gần một tháng. Công an không thể bắt ông, nhưng họ đã đến chỗ làm của ông và âm mưu bắt giám đốc của ông dừng trợ cấp của ông. Điều đó buộc ông phải đi ra ngoài, vì vậy họ đã có cơ hội bắt ông tới trại tẩy não để bức hại ông. Ở trong hoàn cảnh đó, ông Hồ đã tới Bắc Kinh để yêu cầu công lý, nhưng đã bị công an ở Phòng 610 bắt giữ khi đang trên đường đi. Một lần nữa ông bị đưa về Trại lao động cưỡng bức Cẩm Châu trong ba năm.
Vào mùa thu năm 2002, ông Hồ bị đưa đến Khu số 2 vì ông phản đối tẩy não. Lính canh Trương Xuân Phong đã không vì ông Hồ là người cao tuổi mà giảm bớt bức hại chút nào đối với ông. Anh ta và nhiều lính canh khác đã còng tay ông Hồ vào ống lò sưởi để ông không thể đứng dậy hay quỳ gối. Lính canh cũng thay phiên nhau canh chừng không cho ông ngủ. Tháng 03 năm 2003, lính canh Diêm Quốc Thắng đã nói với ông một cách dữ tợn “Cấp trên đã chỉ đạo chúng tôi trong cuộc họp rằng chúng tôi có thể đánh ông đến chừng nào chúng tôi muốn, chỉ là không giết hay làm ông tàn phế thôi.”
Ở trại lao động, lính canh đã dùng một cái bàn để đẩy ông Hồ vào một góc và ép ông chạm vào dùi cui có nguồn điện cao thế. Họ cũng ép ông phải ngồi xổm trong một sàn đá lát có diện tích nhỏ để cấm ông ngủ. Ông Hồ phải chịu bức hại cả về thể xác và tinh thần, khiến cho các bệnh cũ của ông tái phát và làm ông đi lại rất khó khăn. Tại thời điểm đó, ông cũng bị bệnh ngoài da khiến ông bị ngứa rất nhiều
Cuối năm 2005, sau khi ông Hồ được thả, ông phải dùng gậy để đi lại ở nhà. Thông qua việc tập Pháp Luân Công, sức khỏe của ông dần được hồi phục. Tuy nhiên, vì cuộc bức hại vẫn tiếp diễn, nó gây rất nhiều áp lực tinh thần cho ông, khiến ông Hồ bị áp lực và luôn sợ hãi cho đến tận khi ông qua đời.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2011/12/10/两次被劳教迫害-辽宁锦州胡凤奎老人离世-250372.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2011/12/19/130218.html
Đăng ngày 11-9-2012; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.