Theo phóng viên báo Minh Huệ ở tỉnh Hắc Long Giang, Trung Quốc

Tên: Khương Tĩnh Bình (姜静萍)
Giới tính: Nữ
Tuổi: 62
Địa chỉ: Khu dân cư số 50, quận Tiền Tiến, thành phố Giai Mộc Tư, tỉnh Hắc Long Giang
Nghề nghiệp: Nhân viên hưu trí Nhà máy tơ lụa Giai Mộc Tư
Ngày mất: 30 tháng 11 năm 2011
Ngày bị bắt gần nhất: 4 tháng 11 năm 2010
Nơi bị giam gần nhất: Trại cai nghiện nữ tỉnh Hắc Long Giang (黑龙江省女子戒毒劳教所)
Thành phố: Giai Mộc Tư
Tỉnh: Hắc Long Giang
Hình thức bức hại: tra tấn, lao động cưỡng bức, tẩy não, biệt giam, tống tiền, kìm hãm thể xác, nhà bị lục soát, thẩm vấn, giam cầm và nhiều hình thức khác.

[MINH HUỆ 02-01-2012] Bà Khương Tĩnh Bình đã bị tra tấn cả về thể xác lẫn tinh thần trong một năm tại Trại cai nghiện nữ tỉnh Hắc Long Giang, một trại lao động ở thành phố Cáp Nhĩ Tân. Sau khi trở về nhà trong một tháng, bà qua đời vào ngày 30 tháng 11 năm 2011 vì những tra tấn bà đã chịu đựng tại trại lao động cưỡng bức.

2011-12-31-minghui-falun-gong-jiangjinping-01--ss.jpg

Bà Khương Tĩnh Bình

Bà Khương từng bị rất nhiều bệnh như viêm khớp, viêm loét, và bệnh thận. Sau khi bà bắt đầu tập Pháp Luân Công vào năm 1995, mọi bệnh của bà đã khỏi và người bà tràn đầy năng lượng. Bà luôn mang máy chạy CD bên người để hướng dẫn những người khác các bài công. Nhưng từ khi cuộc bức hại xảy ra vào tháng 7 năm 1999, bà phải chịu đựng nhiều ngược đãi tàn nhẫn.

Lần đầu bị đưa đến trại lao động cưỡng bức

Tối ngày 24 tháng 10 năm 2004, có ba công an đã đến lục soát nhà bà Khương, bắt và đưa bà đến Khu phức hợp thuộc Cục cảnh sát thành phố Giai Mộc Tư. Công an đã lấy nhiều sách Pháp Luân Đại Pháp và hai điện thoại di động của gia đình bà. Bà Khương đã bị tra tấn bằng cách còng tay và trói vào ghế sắt (1) trong hơn 36 tiếng. Trong thời gian đó, bà không được phép nhắm mắt hay ngủ. Tối ngày 26 tháng 10, bà bị đưa đi giam cầm trong 20 ngày, đến ngày 15 tháng 11, bà bị đưa đi kết án ba năm lao động cưỡng bức.

Ở trại giam và trại lao động, bà phải ăn bánh ngô và canh rau (phần lớn là nước, muối và một ít rau xanh). Điều này khiến cho bà bị suy dinh dưỡng, nhưng bà vẫn phải lao động nặng nhọc mà không có ngày nghỉ. Bà Khương còn phải yêu cầu được đi vệ sinh; nếu không được phép, thì bà phải nhịn. Bà được dùng nhà vệ sinh ở một thời điểm cố định, và không được dùng trong những thời điểm khác. Dưới điều kiện khắc nghiệt như vậy, bà Khương đã xuất hiện các triệu chứng của bệnh gan. Trại lao động đã thả bà sau khi tống tiền gia đình bà 30,000 nhân dân tệ.

Gia đình bà đã phải vay một khoản tiền lớn để trả cho khoản tống tiền, vì họ không giàu. Gia đình bà vẫn còn nợ 5,000 nhân dân tệ sau khi bà mất.

Lần thứ hai ở Trại lao động cưỡng bức

Trưa ngày 4 tháng 11 năm 2010, khi bà Khương đang ở một cửa hàng gần Đồn công an Giai Đông, thì công an vô cớ đến bắt bà rồi lấy đi túi xách của bà. Họ đưa bà đi khám sức khỏe tại Bệnh viện trung tâm. Nhịp tim và huyết áp của bà không bình thường, nhưng họ vẫn đưa bà đến trại giam vào buổi tối. Bác sĩ Lưu ở đó đã từ chối nhận bà và nói “Sẽ thế nào nếu mạng sống của bà Khương đang gặp nguy hiểm? Ai là người chịu trách nhiệm?” Công an lườm ông ta rồi đặt 100 nhân dân tệ lên cửa sổ phòng ông ta. Bác sĩ Lưu không nói câu gì. Sau khi công an đặt thêm 100 nhân dân tệ lên cửa sổ thì ông ta đã đồng ý nhận bà Khương. Sau đó công an kéo tay bà Khương và in dấu vân tay của bà vào một tờ giấy. Bà Khương đã bị giam tại phòng 208 trong 20 ngày.

Sáng ngày 24 tháng 11 năm 2010, lính canh đã còng tay bà Khương cùng nhiều người khác ở trong trại, rồi đưa họ đến Trại cai nghiện nữ tỉnh Hắc Long Giang, là nơi không giam cầm bất kỳ con nghiện nào, nhưng lại được dùng như một trại lao động cưỡng bức. Người bà Khương rất yếu, nhưng lính canh ở trại giam đã bí mật nói chuyện với lính canh ở trại lao động, vì thế bà bị đưa đến khu “chuyển hóa

Một ngày sau khi bà đến đó, bà bị ép phải ký tên vào năm tuyên bố (giống như ba tuyên bố) để nói xấu Pháp Luân Công dưới áp lực rất lớn. Điều này phản bội niềm tin vào Chân – Thiện – Nhẫn và đi ngược với ý chí của bà khiến cho bà đau khổ và hối hận. Bà Khương bị giam ở phòng biệt giam trong tháng đầu tiên. Vài lần bà bị buộc phải đứng úp mặt vào tường trong thời gian dài. Nhiều tù nhân đi xung quanh để theo dõi bà chặt chẽ. Nhiều cộng tác viên tẩy não âm mưu ép buộc bà từ bỏ tu luyện, và báo cáo về bà trong toàn bộ thời gian.

Bà Khương phải dậy lúc 5 giờ sáng, đi vệ sinh, và phải hoàn thành vệ sinh cá nhân chỉ trong năm phút. Bà sau đó bị buộc phải ngồi trên một cái ghế nhỏ bén nhọn (một loại thiết bị tra tấn, mỏng, nhỏ) trong thời gian dài. Phương thức này rất đơn giản nhưng là loại tra tấn gây đau đớn bởi nó khiến cho phần mông của người ngồi in lằn hai đường màu đen. Bà còn bị ép phải xem nhiều băng hình phỉ báng được ĐCSTQ dàn dựng để nói xấu Pháp Luân Công trong bốn giờ hàng ngày, từ 9 giờ đến 11 giờ sáng và sau đó từ 2 giờ đến 4 giờ chiều. Bà còn bị ép phải viết nhiều bài nói xấu Pháp Luân Công như bài tập về nhà. Bà đi ngủ lúc 9 giờ tối, nhưng bóng đèn chính vẫn được mở, do lính canh canh chừng các tù nhân 24 tiếng một ngày.

Mỗi bữa ăn kéo dài trong 15 phút, bao gồm việc lên xuống cầu thang kéo dài trong hai phút, cũng như học thuộc các quy định của trại sẽ diễn ra trong nhiều phút trước khi ăn. Bà Khương không thể hoàn thành bữa ăn trong ít phút còn lại và luôn bị đói. Dưới áp lực lớn, bà bị cướp mất quyền được học Pháp và tập các bài công. Sức khỏe của bà yếu dần và bà có một khối u mọc ở trên cổ.

2011-4-4-kuxing-06--ss.jpg
Miêu tả lại tra tấn: Ép phải ngồi trên ghế nhỏ

Tháng 6 năm 2011, khi bà Khương không viết bài nói xấu Pháp Luân Công, thời hạn giam của bà bị kéo dài thêm bốn ngày như một hình phạt. Vào một buổi tối, lính canh Lưu Minh đã bí mật nói chuyện với ai đó trong phòng giam của bà Khương. Bà ta ép cả nhóm phải đứng trong thời gian dài, cho đến khi vài người không thể chịu được nữa. Sau đó Lưu Minh ép bà Khương phải đứng một mình, đến khi mặt bà tái xám đi và người bà run lẩy bẩy. Bà gần như đã ngất xỉu. Lính canh Lưu kết thúc việc tra tấn sau khi ép bà Lưu viết một thư cam kết

Bà Khương đã viết tuyên bố như: “Tôi tu luyện Pháp Luân Đại Pháp. Tôi không thể đưa ra những tuyên bố sai lầm. Tôi chịu trách nhiệm về toàn bộ lời nói và hành động của tôi” Bà bị đau đến mức không ngủ được. Ngày hôm sau, cai ngục Ngưu Tiểu Vân đến và nói bà Khương chính là người tạo ra rắc rối. Bà không dám nói điều gì kể từ đó, từ đó áp lực tinh thần của bà trở nên nặng nề hơn.

Ngay trước ngày 1 tháng 7, do chính quyền trại nghi ngờ phòng giam của bà Khương có tài liệu về Đại Pháp, nên họ đã khám xét phòng bà một lần một tuần, và đe dọa kéo dài thời hạn giam thêm một tháng nếu họ tìm thấy thứ gì đó. Với áp lực leo thang như vậy, tinh thần của bà Khương càng dễ bị kích động.

Trong mười hai tháng ở trại lao động cưỡng bức, bà Khương đã bị ép tẩy não trong chín tháng. Hàng ngày bà buộc phải mở căng mắt để xem các băng hình phỉ báng. Trong một lần bà dựa vào tường trong một giây vì đau đớn, lính canh Chung Cảnh Xuyên đã hét lớn, “Sao bà lại nhắm mắt? Tại sao lại không xem? Bà đang nghĩ gì thế? Đứng dậy đi nếu bà thấy buồn ngủ.”

Mỗi buổi sáng bà Khương phải lao động cưỡng bức trong một giờ trước khi đến phòng tẩy não. Đôi khi bà phải mang một hộp đựng đầy tăm xỉa răng đi lên và xuống cầu thang. Lính canh không bao giờ cân nhắc đến tuổi tác và thể trạng của bà. Bà không có ngày nào để nghỉ ngơi. Không chỉ xuất hiện khối u ở cổ, hai chân của bà còn bị sưng tấy, và không kiềm chế được việc đi vệ sinh. Trại giam đã đưa bà đi gặp bác sĩ hai lần, nhưng lại không thông báo kết quả cho bà. Họ vẫn bắt bà đi lao động tay chân, thậm chí còn phạt bà 400 nhân dân tệ.

Bà Khương là người có tuổi, nên bà không còn sức do bị đói, khắp người bà lại bị đau. Điều này khiến bà không thể chịu đựng thêm được nữa. Từ ngày 30 tháng 8 năm 2011, bà Khương và nhiều học viên lớn tuổi đã kết thúc thời hạn tẩy não, vì thế họ được sắp đặt đi lao động toàn thời gian ở cửa hàng. Bà Khương bị cử đi đóng dấu hộp và phải mang nhiều hộp nặng đi lên xuống cầu thang. Bà phải làm những việc nặng nhọc như vậy trong ba tháng trước khi được thả.

Bà Khương chỉ được tắm ba lần, mỗi lần tối đa là 15 phút trong cả năm lao động cưỡng bức. Các bữa ăn của bà thường chỉ rất ít, nước, canh có mùi hôi. Chỉ khi cấp cao hơn đến thị sát thì bà mới được cung cấp thức ăn đều đặn.

Ngày 31 tháng 10 là ngày cuối cùng bà bị giam cầm. Người bà xanh xao, bà không ăn được gì, toàn thân bị sưng tấy và không ngừng đi vệ sinh, bà còn bị khó thở. Những điều này đã dẫn đến cái chết của bà vào sáng ngày 30 tháng 11 năm 2011, bà mất ở tuổi 62.

2011-12-31-minghui-falun-gong-jiangjinping-02--ss.jpg
Bà Khương Tĩnh Bình qua đời vào ngày 30 tháng 11 năm 2011.

Tôn Thiết Lực, trưởng Phòng công an Đông Phong: +86-454-8347666, 86-13903682098 (di động)
Phùng Khải Đông, cựu trưởng Đồn công an Giai Đông: +86-13836669777 (di động)


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2012/1/2/被黑龙江戒毒所折磨一年-姜静萍含冤离世-251311.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2012/1/10/130623.html
Đăng ngày1-2-2012; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share