Bài viết của đệ tử Đại Pháp tại Trung Quốc đại lục

[MINH HUỆ 12-08-2023] Cuối năm 1998, tôi theo cha mẹ cùng bước vào tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, khi đó tôi khoảng bảy tuổi. Sau khi tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, tất cả bệnh tật của bố mẹ tôi đều biến mất, thân thể nhẹ nhõm vô bệnh. Chúng tôi thực sự thể nghiệm được sự mỹ hảo và niềm hạnh phúc khi tu luyện Pháp Luân Đại Pháp!

Thế nhưng vào ngày 20 tháng 7 năm 1999, Giang Trạch Dân, lãnh đạo của tà Đảng Trung Cộng lúc bấy giờ, xuất phát từ tâm tật đố của kẻ tiểu nhân đã phát động cuộc bức hại đối với Pháp Luân Đại Pháp. Vì không từ bỏ đức tin vào Chân-Thiện-Nhẫn, cha mẹ tôi đã bị ĐCSTQ sách nhiễu và bức hại hết lần này đến lần khác. Vậy nên gia đình chúng tôi buộc phải rời bỏ quê nhà vào năm 2004 và bắt đầu cuộc sống trôi dạt. Hồi đó, tôi thậm chí còn chưa học hết nửa kỳ của năm học đầu tiên ở trường trung học cơ sở.

Một lần, tôi đang làm việc thì chợt nghĩ đến một vấn đề, Sư phụ luôn giảng rằng người tu luyện chúng ta gặp bất kỳ mâu thuẫn hay trong bất kỳ tình huống nào đều cần phải làm được hướng nội tìm, tu tốt chính mình, bất động tâm. Tôi vừa nhìn Pháp tượng của Sư phụ, vừa thầm hỏi: “Thưa Sư phụ, như thế nào mới là bất động tâm? Đó là trạng thái thế nào ạ?” Sau đó, tôi không nghĩ thêm nữa và tiếp tục làm việc.

Không ngờ đêm hôm đó, trong mơ, Sư phụ từ bi đã cho tôi thể nghiệm trạng thái bất động tâm chân chính phát tự nội tâm là có cảm thụ như thế nào. Tôi còn nhớ trong mơ bố mẹ đã vì một số việc mà chỉ trích tôi, biểu hiện rất hung ác, bình thường nếu là vậy chắc chắn tôi sẽ không cách nào tiếp nhận và phải phản bác bố mẹ một phen. Nhưng thật không ngờ, tôi trong giấc mơ lại không hề động tâm, không hề ủy khuất, tức giận hay có tâm tình gì khác, mà là một sự bình tĩnh và tường hòa lạ thường thực sự phát tự nội tâm, như thể những lời chỉ trích và nhiếc móc đó không liên quan gì đến tôi vậy. Tôi thực sự biết chắc rằng bình thường nếu rơi vào loại tình huống này, tôi hoàn toàn không thể làm được bất động tâm.

Sau khi tỉnh dậy, tôi vẫn còn nhớ loại cảm thụ đó, loại cảm giác bình tĩnh, tường hòa và bất động tâm ấy thực sự vô cùng mỹ diệu, từ trước đến nay tôi chưa từng thể nghiệm qua, vô cùng thoải mái, không cách nào dùng ngôn ngữ để diễn tả được. Sự việc này khiến tôi vô cùng xúc động. Con xin cảm tạ Sư phụ từ bi vĩ đại đã điểm ngộ cho đệ tử.

Hai sự việc đáng nhớ về tu Nhẫn

Thời gian đầu tu luyện, tôi luôn tự nhủ rằng bản thân nhất định phải làm được nhẫn, nếu thực sự không làm được thì trước hết cũng phải học cách kìm nén lại không được nói ra, ngay cả khi trong tâm vẫn rất tức giận và phẫn nộ bất bình. Về sau, dần dần tôi đã quen với việc nhẫn nhịn, trong tâm cũng buông được và còn phát tự nội tâm làm được Nhẫn chân chính – bất động tâm.

Tôi thường nhắc nhở bản thân nhất định phải nhớ lời Sư phụ giảng:

“Như ngộ cường biện vật tranh ngôn
Hướng nội trảo nhân thị tu luyện
Việt tưởng giải thích tâm việt trọng
Thản đãng vô chấp xuất minh kiến” (Thiểu biện – Hồng Ngâm III)

Tạm dịch

“Gặp thời xảo biện hãy lặng im
Tu luyện ắt phải hướng nội tìm
Càng giải thích nhiều tâm càng nặng
Cởi chấp mở lòng sáng trong tim” (Thiểu biện – Hồng Ngâm III)

Sự việc thứ nhất: Một lần, chỉ vì chút việc nhỏ, ngay từ đầu tôi đã không giữ vững bản thân được tốt, liền cãi nhau với bố tôi (cũng là đồng tu). Nhưng ngay sau đó tôi nghĩ cần phải tu chính mình chứ không nên như vậy, nên tôi đã nhẫn được. Sau đó, tôi hướng nội tìm và dần dần bình tĩnh lại. Nhưng bố tôi vẫn giận và không muốn nói chuyện với tôi. Tôi nhanh chóng thông qua biểu hiện của bố mà đối chiếu với bản thân và hướng nội: Hóa ra bản thân tôi trước đây khi gặp mâu thuẫn mà không hướng nội tu chính mình thì cũng có biểu hiện y như thế, hóa ra bản thân tôi khi không hướng nội tìm, lại còn tranh luận thì cũng khó coi như thế. Điều đó lập tức thức tỉnh tôi, tôi tự nhủ: “Nhìn xem bản thân mình kìa, thực sự sai rồi! Vậy mà còn cảm thấy rất ủy khuất, cho rằng bản thân rất đúng nữa, thực sự là không nên như vậy.” Khi đó tôi đã kịp thời hướng nội tìm, tu bản thân. Sau khi tâm tính đề cao thì loại cảm thụ đó thực sự vô cùng mỹ hảo và thoải mái.

Sự việc thứ hai: cũng là một lần nữa tôi làm được nhẫn, và sau khi tâm tính đề cao thì thân tâm theo đó cũng được thăng hoa. Trong thời gian sống trôi dạt chúng tôi phải thuê nhà ở, vì cân nhắc đến vấn đề an toàn nên làm việc gì đều không thể không thận trọng một chút. Bố tôi luôn rất để ý đến độ sáng của màn hình máy tính khi trời tối hoặc thiếu ánh sáng, vì sợ gia đình ở phòng đối diện nhìn thấy.

Hôm đó trời âm u, chúng tôi đang thao tác sử dụng máy tính, bố tôi liền giảm độ sáng màn hình máy tính, khi thấy màn hình của tôi vẫn sáng bình thường, ông rất không vui và bảo tôi giảm độ sáng màn hình máy tính một chút. Nếu là trước đây chắc hẳn là tôi sẽ tranh biện với bố không dừng, nhưng lúc đó tôi đã nhẫn được, hơn nữa còn tự hỏi: Tại sao mình vẫn không nhẫn được? Vẫn không làm được tu luyện bản thân? Sau đó tôi tự căn dặn mình: Lần này nhất định phải tu chính mình, phải nhẫn vững, không được động tâm. Vậy là lần này ngay từ ban đầu thực sự tôi không bị động tâm, mà là tâm thái bình tĩnh tường hòa. Cảm thụ sau khi tâm tính đề cao là lòng dạ thực sự trở nên vô cùng khoáng đãng, mỹ hảo và thoải mái, không cách nào dùng ngôn ngữ để diễn tả sự mỹ hảo đó! Thì ra, không nhẫn được vững, không vượt qua được, không phải là với người khác không vượt qua được mà là không vượt qua được bản thân, cần phải đối diện!

Sau đó, tôi chia sẻ cảm giác mỹ diệu sau khi đề cao tâm tính với bố tôi, nhưng ông nói: “Gặp loại tình huống tương tự như vậy bố cũng nhẫn được, nhưng không có cảm giác như con nói!” Tôi nói: “Vậy bố có lẽ không phải là nhẫn phát tự nội tâm, mà chỉ là nhẫn ở bề mặt, nội tâm vẫn chưa nhẫn được chăng? Cho nên tự nhiên sẽ không cách nào cảm thụ được”. Bố tôi nghe xong gật gật đầu.

Sư phụ giảng:

“Nhẫn là chìa khoá của đề cao tâm tính. Nhẫn mà uất hận, uỷ khuất, hay đẫm lệ là cái nhẫn của người thường với chấp trước vào tâm lo nghĩ, hoàn toàn không hề nảy sinh uất hận, không cảm thấy uỷ khuất thì mới là cái Nhẫn của người tu luyện.” (Thế nào là Nhẫn – Tinh Tấn Yếu Chỉ)

(Phụ trách biên tập: Lý Minh)

Bản quyền © 2025 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.


Bản tiếng Hán: https://big5.minghui.org/mh/articles/2023/8/12/464067.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2023/10/8/212395.html

Đăng ngày 18-10-2023; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share