Bài viết của một học viên Pháp Luân Đại Pháp

[MINH HUỆ 23-08-2023] Bất cứ khi nào tôi gặp phải mâu thuẫn, bất bình, nghiệp bệnh hoặc những can nhiễu khác, đặc biệt là khi tôi thấy mình tu luyện không tinh tấn, tôi lại nhớ đến điều Sư phụ giảng:

“Bất kể chư vị nhận phải ma nạn lớn đến mấy, thống khổ lớn đến đâu, thì đều là việc tốt; vì chư vị tu luyện rồi mới xuất hiện [nó]”. (Giảng Pháp tại Pháp hội New York 2008)

Tuy nhiên, khi tôi cảm thấy mình đang tinh tấn thì thường bất ngờ gặp phải khổ nạn, và nhất thời tôi vẫn cảm thấy bối rối. Nhất là khi thời gian vượt quan hơi dài một chút, tôi lại nghĩ: “Mình đã làm tốt ba việc, tại sao vẫn gặp phải những khổ nạn vậy nhỉ?”

Trong Giảng pháp tại Pháp hội New York 2008, Sư phụ giảng:

“Bất kể chư vị là xuất phát từ cứu độ chúng sinh, xuất phát từ chứng thực Pháp, hoặc xuất phát từ tu luyện đề cao cá nhân, thì ma nạn cũng như [nhau]; sẽ không vì chư vị cảm thấy tôi làm gì đó là vì Đại Pháp, tôi làm gì đó là vì cứu độ chúng sinh, thì ma nạn ấy là nên phải nhường đường”. (Giảng Pháp tại Pháp hội New York 2008)

Tôi đã đọc đoạn Pháp này nhiều lần, thế nhưng hôm nay, khi đọc đoạn Pháp đó tôi cảm thấy như thể mình mới đọc lần đầu. Tôi đột nhiên lĩnh hội được một tầng hàm nghĩa mới: Chúng ta có thể gặp đủ loại can nhiễu, khổ nạn hoặc thống khổ ngay cả khi chúng ta làm tốt. Tất cả những điều này được Sư phụ an bài để chúng ta đề cao trong tu luyện.

Sau đó, tôi chợt nghĩ tới một câu thơ của Sư phụ trong Hồng Ngâm:

“Phi thị tu hành lộ thượng khổ
Sinh sinh thế thế nghiệp lực trở”. (Nhân Quả, Hồng Ngâm)

Diễn nghĩa:

“Không phải con đường tu hành nghĩa là phải khổ
[Mà là] nghiệp lực từ đời này đời khác ngăn trở … ”. (Nhân Quả, Hồng Ngâm)

Trong quá trình luân hồi đời đời kiếp kiếp hàng ngàn vạn năm, mỗi người đã tích vô số nghiệp lực. Đối với người thường mà nói, nếu nghiệp nhiều đức ít, thì họ sẽ có một cuộc sống khó khăn, trải qua nhiều khổ nạn và nghèo túng; còn người có nghiệp lực ít sẽ có cuộc sống sung túc và ít khó khăn hơn. Đối với người tu luyện, nếu chúng ta có nhiều nghiệp lực, chúng ta có thể trải qua khảo nghiệm và khổ nạn lớn hơn.

Trước đây, khi đọc những đoạn Pháp này, tôi chỉ đọc lướt qua, không cách nào nhập tâm nên chỉ lý giải theo nghĩa bề mặt. Hôm nay, tôi đột nhiên cảm nhận được một tầng nhận thức mới của “việc tốt hay việc xấu đều là hảo sự”.

Vì chúng ta đã lựa chọn con đường tu luyện, chúng ta nên nhìn mọi việc từ góc độ của một người tu luyện, tuân theo các tiêu chuẩn của Pháp, chuyển biến quan niệm và không bị hãm vào cách nhìn nhận của người thường. Chúng ta nên coi mọi việc xảy đến với mình đều là có chỗ tốt cho tu luyện của bản thân, suy nghĩ của chúng ta sẽ trở nên đơn giản và thuần tịnh hơn, nhìn ai cũng thấy điểm tốt. Khi đó, Sư tôn sẽ gia trì cho chúng ta, không việc gì là không thể làm được.

Trên đây chỉ là hiểu biết cá nhân tại tầng thứ sở tại của tôi, có điều gì chưa phù hợp, mong các đồng tu từ bi chỉ chính!

Ghi chú của Ban Biên tập: Bài viết này chỉ thể hiện nhận thức cá nhân của tác giả ở trạng thái tu luyện hiện tại, chia sẻ cùng các đồng tu để chúng ta “Tỉ học tỉ tu.” (Thực Tu, Hồng Ngâm)

Bản quyền © 2023 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.


Bản tiếng Hán: https://big5.minghui.org/mh/articles/2023/8/23/464505.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2023/9/5/211174.html

Đăng ngày 11-10-2023; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share