Bài viết của đệ tử Pháp Luân Đại Pháp ở Sơn Đông, đại lục

[MINH HUỆ 27-06-2023] Trong tu luyện không có chuyện nhỏ, nếu xem nhẹ từng ý từng niệm của bản thân, có thể sẽ trở thành chướng ngại trong tu luyện. Ở đây tôi sẽ nói một chút về thể hội của bản thân.

Một tối nọ, mấy đồng tu chúng tôi đi xe đạp về nhà, đến ngã tư là đèn đỏ, tôi dừng lại, còn các chị ấy không dừng, vì đã rất muộn nên trên đường không có người, tôi nói lớn với các chị ấy: “ôm chí lớn mà không quên tiểu tiết” (Thánh giảTinh Tấn Yếu Chỉ).

Các chị ấy cười và đạp xe qua luôn. Đợi đến đèn xanh, tôi đuổi theo các chị ấy và nói: Chúng ta là người tu luyện, Sư tôn đã giảng “ôm chí lớn mà không quên tiểu tiết”, mặc dù đã muộn rồi, trên đường không có mấy người, nhưng chúng ta cũng không thể vượt đèn đỏ. Các chị ấy đều không nói gì, chỉ cười cười, và không coi trọng điều đó. Tôi cũng không để tâm đến chuyện ấy nữa.

Lại có lần, một đồng tu khác có việc, muốn tôi cùng đi giải quyết với cô ấy, và cô ấy chở tôi bằng xe điện, đi đến ngã tư là đèn đỏ, tôi nghĩ rằng cô ấy sẽ dừng lại, kết quả là cô ấy lập tức chạy qua luôn, vượt đèn đỏ giữa ban ngày ban mặt, đến khi tôi nhận ra thì đã ở giữa đường rồi, tôi nói: “Sao chị vượt đèn đỏ vậy?”

Cô ấy cười nói: “Không sao, quen rồi, không muốn đợi đèn đỏ, chậm trễ công việc.”

Tôi cũng không nói gì. Khi quay về, đến ngã tư lại là đèn đỏ, tôi nghĩ rằng cô ấy sẽ dừng, kết quả là cô ấy lại vượt qua luôn, tôi nói: “Không ngờ chị vẫn vượt đèn đỏ.” Cô ấy chỉ cười cười, không coi trọng việc này. Tôi hơi bất lực, trong tâm nghĩ: Vượt thì vượt thôi. Một niệm vô tình này cũng tương đương với công nhận cách làm của cô ấy, về sau tôi cũng hơi không coi trọng việc này. Trong bất tri bất giác, mấy lần gặp đèn đỏ, tôi nhìn quanh không thấy ai, cũng liền vượt qua. Sau khi vượt qua rồi, thì nghĩ: Sao mình có thể vượt đèn đỏ nhỉ! Thần trên Thiên thượng có thể nhìn thấy mà! Ài, vượt thì vượt thôi. Thực chất, nhiều lần tôi đã dùng câu “vượt thì vượt thôi” để chiếu lệ và an ủi bản thân. Đôi khi tôi bất giác vượt đèn đỏ, và cũng không coi trọng việc này.

Khi tĩnh tâm xuống suy nghĩ về vấn đề này, tôi nhớ đến câu “vượt thì vượt thôi”, đây là một niệm không đúng đắn, dù chỉ là “lóe lên”, nhưng đã vô tình đồng ý với nó, trong không gian khác, một sinh mệnh phù hợp với cách nghĩ đó liền quản bạn.

Trong cuộc sống chúng ta, có biết bao niệm đầu vô tình “lóe lên”, hoặc vô tình có chút đồng ý với nó, thì tại không gian khác đã hình thành biết bao thứ không đúng đắn, chướng ngại chúng ta tu luyện, gây ra khó khăn cho tu luyện của chúng ta, khiến chúng ta trở nên bất cẩn trong tu luyện, không thể nghiêm khắc yêu cầu bản thân, dần dần trong bất tri bất giác, trong biến đổi âm thầm mà trôi theo dòng, cuối cùng khiến bản thân không thể tự vực dậy, từ đó hủy đi bản thân, có rất nhiều những trường hợp như vậy trong tu luyện, thực chất đều do bản thân chúng ta xem nhẹ từng ý từng niệm mà ra. Trong tu luyện không thể nghiêm khắc yêu cầu bản thân, hoàn cảnh của toàn xã hội đều là trường tu luyện của chúng ta, chúng ta sinh sống trong đó, cũng tu luyện trong đó, chúng ta tu luyện trong mọi thời khắc và mọi việc.

Còn có một chuyện, cũng là một câu nói vô tình, suýt khiến tôi mất đi sinh mệnh, qua đó càng thể hội hơn nữa tính nghiêm túc của tu luyện. Trong một lần ăn cơm tối, tôi nói với chồng rằng: “Thực chất chết không đáng sợ, đối với em mà nói thì đó là một sự giải thoát.” Với một câu nói vô tình này, tôi còn chưa ăn xong cơm thì tay đã cầm không vững đôi đũa, đầu cũng gục xuống, tôi nhanh chóng nằm xuống ghế sofa, lúc này cảm thấy toàn thân không thể cử động được, cũng nói không ra tiếng, trong đầu chỉ có một chút ý thức, nó đến quá đột ngột, tôi còn chưa phản ứng rốt cuộc chuyện gì đang xảy ra. Tôi cảm thấy cơ thể không có áp lực, cũng không có lo lắng gì, thật nhẹ nhàng và thoải mái. Trong chút ý thức đó, tôi nghĩ mình sắp chết rồi sao? Nhưng tôi chuyển niệm: Mình không thể chết! Chẳng phải điều này sẽ mang đến biết bao tổn thất cho Đại Pháp hay sao, trong (tiềm) ý thức, tôi gọi lớn Sư phụ: Sư phụ ơi giúp con, con không thể chết, con sai ở đâu sẽ sửa ở đó.

Tôi kiên định một niệm, tôi nghĩ chỉ cần có thể bước vào phòng ngủ, sáng mai 7 giờ thức dậy bảo đảm sẽ không sao! Thậm chí tôi còn không biết mình vào phòng ngủ bằng cách nào, chỉ biết nằm gục xuống giường và không biết gì cả. Sáng hôm sau thức dậy vừa đúng 7 giờ, mọi chuyện ổn, dường như chưa từng có chuyện gì xảy ra. Trong tâm tôi biết ơn Sư phụ: Cảm tạ Sư phụ đã cứu con.

Chồng bước đến bên cạnh tôi và hỏi: “Em ổn chứ?”

Tôi nói: “Em ổn!”

Anh ấy nói: “Tối hôm qua em làm anh sợ lắm.”

Sự việc xảy ra quá đột ngột đến nỗi anh ấy còn chưa nhận thức được chuyện gì đang xảy ra. Sau đó tôi hướng nội tìm, là do bản thân nói câu đó, khiến cựu thế lực nắm cứng đằng cán: Chẳng phải ngươi muốn giải thoát sao? Sẽ cho ngươi giải thoát!

Khi tôi đào sâu bản thân và hướng nội tìm thêm một bước nữa, tôi nhận thấy trong tu luyện, mặc dù đã hiểu rằng chết không có gì đáng sợ, nghĩ rằng bản thân đã buông bỏ sinh tử, nhưng thực chất không phải vậy.

Sư phụ giảng:

“con người ta [lúc] nói đều do ý thức tư tưởng của mình chi phối” (Bài giảng thứ tám, Chuyển Pháp Luân)

Vậy điều gì đã chi phối ý thức tư tưởng tôi nói ra câu đó? Chẳng phải tôi cầu chết sao? Còn cho rằng bản thân đã buông bỏ được sinh tử trong quá trình tu luyện. Cho đến khi viết bài này, tôi mới minh bạch rằng, cái suy nghĩ không sợ chết kia là muốn giải thoát khỏi khó khăn trong cuộc sống, vô tình cầu chết, không phải thực sự buông bỏ sinh tử, mà chỉ buông bỏ tử, chứ không buông được sinh.

Vì vậy lúc bình thường, nhất định phải vững chắc, thực tu tâm của bản thân, tu luyện không phải là trò đùa con trẻ, có thể một câu nói vô tình hoặc một niệm đầu vô tình, sẽ khiến cựu thế lực nắm cứng đằng cán, và bức hại bạn, gây ra khó khăn cho tu luyện, đôi khi bản thân còn chưa biết chuyện gì đang xảy ra, hướng nội tìm cũng tìm không ra bản thân đã sai ở đâu, phải ghi nhớ tính nghiêm túc của tu luyện!

Quá trình viết (bài chia sẻ) cũng là quá trình tu tâm, cũng là đang thăng hoa bản thân. Dĩ nhiên, “tu tại tự kỷ, công tại sư phụ” (Chuyển Pháp Luân), mọi việc mà chúng ta làm đều không tách khỏi sự bảo hộ âm thầm của Sư phụ! Trong quá trình tôi viết bài, dường như có một cánh cổng mở ra, tầng tầng vật chất bị bỏ đi, cho đến những nút thắt khó hiểu không thể giải khai được, đã được hóa giải và mở ra một cách hết sức tự nhiên. Không những ngộ được Pháp lý trong tầng thứ mà tôi nên ngộ được, hơn nữa, Pháp còn liên tục triển hiện và mở rộng cho tôi. Tôi cảm thấy thật ngạc nhiên, thật mỹ diệu!

Ở đây tôi cũng hy vọng những đồng tu nào chưa viết tâm đắc tu luyện, hãy cầm bút lên và viết, tôi thể ngộ rằng đây không chỉ là quá trình viết tâm đắc thể hội, mà thông qua phương thức này, Sư phụ sẽ khai trí, khai huệ cho chúng ta trong quá trình viết, và đây là quá trình thăng hoa lý tính từ trong Pháp.

Một chút thể hội cá nhân, nếu có chỗ nào không đúng, mong đồng tu từ bi chỉ chính. Để chúng ta cộng đồng tinh tấn, báo đáp ân Sư!

(Phụ trách biên tập: Văn Khiêm)

Bản quyền © 2023 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.


Bản tiếng Hán: https://big5.minghui.org/mh/articles/2023/6/27/修煉中不要忽略一思一念-462366.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2023/8/29/211055.html

Đăng ngày 02-10-2023; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share