Bài viết của đệ tử Đại Pháp tại Trung Quốc đại lục

[MINH HUỆ 13-07-2023] Gần đây, khi giao lưu với một số đồng tu, tôi thấy các đồng tu thường kể về một số việc đã xảy ra với bản thân hay một số quan đã trải qua, trong mâu thuẫn bản thân đã làm thế nào thế nào, rồi làm thế nào để giữ vững tâm tính, cuối cùng không bị động tâm. Nói chung, đồng tu mới chỉ dừng ở đó và cảm giác bản thân đã vượt được quan rồi.

Cũng có một số đồng tu, đặc biệt là đa số các đồng tu cao tuổi, sau khi kể về xung đột giữa bản thân với người nhà hoặc với đồng tu, lại thường không đi sâu hướng nội tìm, mà kết luận một câu kiểu như: “(người nhà hoặc đồng tu) như vậy là để cho tôi đề cao tâm tính ấy mà”. Sau đó, dường như toàn bộ sự việc chỉ mang tính tổng kết như vậy và dừng lại ở đó, đồng tu cũng tự cho rằng mình có tư thái cao, không cảm thấy chính mình cũng đối đãi như thế với đối phương, mà cho là mình đã vượt được quan rồi.

Khi nghe các đồng tu nói hay kể lại những chuyện đó, từ góc độ là người nghe ngoài cuộc, tôi có kiến giải hơi khác với thể ngộ của những đồng tu kể trên, nay viết ra chút thiển kiến để cùng trao đổi với các đồng tu.

Chúng ta không thể phủ nhận rằng đồng tu trong cuộc ấy khi gặp mâu thuẫn đã không bị dẫn động bởi biểu hiện của sự việc, điều này có thể thể hiện cảnh giới tư tưởng của người tu luyện Đại Pháp có yêu cầu tiêu chuẩn cao đối với bản thân. Thế nhưng cách ngộ về “bất động tâm” và “để cho tôi đề cao tâm tính” này dường như vẫn hơi có tính mê hoặc, có thể nói, ở một góc độ nào đó, thì đó là một loại thể hiện của vị tư. Bởi vì nó khiến người tu luyện, trong quá trình xảy ra mâu thuẫn, chỉ chú trọng vào biểu hiện trạng thái của bản thân, hơn nữa còn khiến người ta vô ý sinh ra cảm giác thỏa mãn, mà quan trọng hơn là nó dễ khiến người tu luyện bỏ qua nhiều phương diện khác của mâu thuẫn này.

Ví như nói, nó có thể cản trở đồng tu trong cuộc nương theo biểu hiện bề mặt của sự việc mà tiếp tục đi sâu phân tích: Là một bên trong mâu thuẫn này, tại sao chuyện này lại xảy ra với mình? Là chấp trước tiềm ẩn nào khiến suy nghĩ của mình không chính hay ngôn hành không đúng đắn, nên mới khiến cho sự việc thành cục diện thế này? Mình đã đứng ở góc độ của đối phương để suy xét chưa? Trong mâu thuẫn, mình đã khiến đối phương phải chịu thống khổ và tổn hại thế nào? Mình nên ứng xử, giải quyết, và bù đắp tổn thất này thế nào mới không khiến đối phương sinh ra cách nhìn không tốt về mình hay Đại Pháp, cuối cùng đạt được mục đích chứng thực Đại Pháp? Suy xét như vậy sẽ có thể tóm được “thủ phạm thực sự” gây ra mâu thuẫn lần này – chính là tâm chấp trước của bản thân. Nếu như đào sâu hơn, thì sẽ thấy chằng chịt trong đó không chỉ là một tâm, hai tâm, mà là cả đống tâm chấp trước liên đới với nhau.

Ngay bước đầu tiên như vậy, chúng ta đã khiến nó bại lộ ra, nhận rõ ra nó; tiếp theo là phải chú ý đến nó; còn phải ngay trong thực tiễn, trong va vấp, thậm chí trong quá trình oan tâm thấu cốt mà tu bỏ nó. Đồng thời, cần phát chính niệm nhiều hơn để triệt để tách ly những vật chất bại hoại này ra khỏi trường không gian của bản thân, cho đến khi chúng bị thanh trừ và diệt sạch.

Đương nhiên, trong giai đoạn đầu tu luyện, người tu luyện khi đối diện với mâu thuẫn, quan nạn mà có thể thản nhiên giữ vững tâm tính và bất động tâm, thì xác thực đã cho thấy người tu luyện này tu luyện thật vững chắc, đã đạt đến yêu cầu của Pháp ở một cảnh giới nhất định đối với người tu luyện. Nhưng thuận theo tiến trình chính Pháp tiến về phía trước, chúng ta cũng từ giai đoạn tu luyện cá nhân toàn diện chuyển sang tu luyện Chính Pháp. Sư phụ trong quá trình giảng Pháp, đã không ngừng khải ngộ, khai thị cho các đệ tử Đại Pháp, tiêu chuẩn tu luyện của đệ tử Đại Pháp cũng theo đó mà không ngừng cao lên. Cho nên, thông qua mâu thuẫn, chúng ta có thể chân chính đối chiếu với Đại Pháp, đào sâu hướng nội tìm, thì sẽ tìm được nhiều chấp trước hơn nữa và trừ bỏ chúng, đó cũng là trân quý cơ duyên tu luyện mà Sư phụ đã an bài cho chúng ta.

Trên đây là chút nhận thức cá nhân, có chỗ nào còn phiến diện, mong các đồng tu chỉ chính.

Bản quyền © 2023 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2023/7/13/462889.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2023/9/12/211285.html

Đăng ngày 26-09-2023; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share