[MINH HUỆ 22-10-2011] Ghi chú của Ban biên tập: Trong cả hai nền văn hóa Tây phương và Trung quốc, nguyên lý quả báo, tức là một người phải chịu trách nhiệm cho các hành động của mình, là được công nhận rộng rãi. Giáo lý căn bản của Pháp Luân Công là đặc tính của vũ trụ “Chân Thiện Nhẫn”. Vũ trụ sẽ thưởng những hành động hòa hợp với nguyên lý này, trong khi làm những điều như là đánh đập, tra tấn và giết người sẽ nhận quả báo. Nói cách khác, thiện có thiện báo, ác có ác báo. Những bài như sau đây là một sự nhắc nhở thiện lành nguyên lý này cho những ai làm ác. Trong khi nhiều người bức hại Pháp Luân Công chỉ là ‘theo mệnh lệnh’, luật vũ trụ nói rõ họ cũng phải chịu trách nhiệm cho những hành động của họ, và chỉ bằng cách đi ngược lại dòng nước chảy mới mong thoát khỏi nghiệp báo.

Tại sao các học viên Pháp Luân Công giảng rõ sự thật cho mọi người? Tại sao họ khuyên mọi người thoái xuất khỏi Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) và các tổ chức liên quan của nó và không nên bức hại Pháp Luân Công? Lý do chính là để cứu họ. Những ai không nghe sẽ bị Trời phạt, và những hành động của họ cũng sẽ ảnh hưởng đến người thân của họ. Nó trông có vẻ như là ngẫu nhiên, nhưng thật sự chính là như thế.

Ngày 13 tháng 04 năm 2004, Nhậm Hà Nam, Trưởng công an thành phố Đăng Phong, tỉnh Hà Nam, từng được ĐCSTQ tặng thưởng vì là “kiểu mẫu quốc gia” trong cuộc đàn áp Pháp Luân Công, đã bị chết trong một tai nạn xe hơi. Những người khác trong xe hơi đều bình an vô sự, nhưng bà ta lại chết khi đang ngồi ở một vị trí khá an toàn ở đằng sau xe. Ba ngày sau khi chết, hai mắt của bà ta vẫn mở. Nhiều người dân địa phương tin rằng bà Nhậm đã bị trừng phạt vì bức hại các học viên Pháp Luân Công.

Sự trừng phạt không dừng lại ở đó. Bốn năm sau, chồng bà Nhậm, ông Vệ Xuân Hiểu, đã chết đột ngột do bị đột quỵ ở tuổi 45. Phó giám đốc cao cấp của loạt phim truyền hình “Nhậm Hà Nam” là Niếp Xuân Thân cũng đột ngột qua đời vào ngày 12 tháng 01. Đầu năm 2004, Tiểu Lâm, Phó Giám đốc Nhà tù số 1 thành phố Vũ Hán, người ủng hộ chương trình “Nhậm Hà Nam bên cạnh chúng ta”, đã chết do một chứng bệnh lạ ở tuổi 32. Chồng của Tiểu Lâm là Chúc Chí Siêu cũng bị bệnh nặng do ông ta đã tham gia đàn áp Pháp Luân Công. Từ những trường hợp này có thể thấy rằng những gì liên quan đến cái tên Nhậm Hà Nam thật là nguy hại.

Sau đó có rất nhiều người bức hại Pháp Luân Công giống như Nhậm Hà Nam cũng bị quả báo. Những lời giả dối độc hại của họ giống như một bệnh dịch lây lan trong môi trường xung quanh họ, mà người thân của họ là bị ảnh hưởng trước tiên.

Trình Khang Ngạn, nguyên phó Bí thư Hội đồng thành phố, Bí thư Chính trị và tư pháp thành phố Vũ Hán, tỉnh Hà Bắc, đã bức hại các học viên Pháp Luân Công và khiến cho hơn 30 học viên tại khu vực Vũ Hán bị giết hại, cũng như hàng chục học viên bị bắt giữ, cầm tù, bị đưa vào các trại tẩy não, và nhà của họ bị lục soát. Vài học viên bị ép phải ly dị và gia đình của họ bị tan nát. Vào mùa đông năm 2005, cha mẹ của Trình Khang Ngạn đều chết do rò rỉ khí ga tại nhà.

Tào Siêu Quần, Trưởng Phòng 610 thành phố Quảng Thủy, tỉnh Hồ Bắc, đã bức hại các học viên bằng cách hăm dọa, bắt cóc, tước bỏ việc làm, tẩy não và đưa học viên vào các trại lao động cưỡng bức. Một số đã bị bức hại đến chết. Cha ông ta đã chết do bệnh urê-huyết vào năm 2006, vợ ông ta chết vào năm 2008 sau khi nằm liệt giường cho bị bệnh trong nhiều năm, em ông ta chết do bị ung thư dạ dày vào năm 2001, mẹ ông ta đang bị ung thư vú, và bản thân ông ta đang bị một chứng bệnh lạ.

Vương Lập Tân, tổ trưởng Tổ dân phố Minh Hoa, thành phố Hoa Điện, tỉnh Cát Lâm, đã cùng với nhân viên Phòng 610 đến nhà các học viên để hăm dọa, sách nhiễu, bắt giữ và đưa họ vào các trại tẩy não. Việc này dẫn đến cái chết của học viên Vương Tú Vân, và khiến cho nhiều học viên trở nên vô gia cư. Vương Lập Tân đã được hệ thống chính trị và tư pháp bầu chọn là một nhân viên xuất sắc. Vào ngày 03 tháng 02 năm 2007, Vương và cha ông ta, người bị ung thư giai đoạn cuối, cùng với người chị gái và em trai, lái xe hơi đến Cát Lâm và đã đâm vào đầu một xe tải. Cả bốn người đều chết, riêng ông Vương thì bị rơi đứt đầu.

Năm 2009, chương trình của CCTV đã báo cáo trường hợp La Kinh bị bệnh ung thư hạch bạch huyết sau khi ông ta lan truyền những lời dối trá về Pháp Luân Công. Khi chết, miệng của ông ta bị thối rữa, đây có lẽ là hình phạt cho cái miệng của La.

Ký Hằng Chí, cựu Bí thư đảng của Cục Văn hóa huyện Táo Cường, tỉnh Hà Bắc, đã lăng mạ Pháp Luân Công trên truyền hình và bức hại các học viên trong vùng của ông ta. Sau đó ông Ký bị bệnh ung thư và một căn bệnh lạ khác, đồng thời phải chịu phẫu thuật cuống họng. Kết quả là ông ta không thể nói chuyện được. Con gái và con rể của ông Ký bị xe đâm và bị kẹp vào giữa hai xe hơi khi đang trên đường đến thăm ông ta. Con gái ông ta chết ngay lập tức, chồng cô bị thương nặng và phải phẫu thuật cắt đi một chân.

Tiểu Hướng Dân, Hiệu trưởng Trường trung học số 4 Tây Hồ ở thành phố Vũ Hán, đã hợp tác với Phòng 610 để đưa các học viên đến một trại tẩy não, và chiếm tiền lương của họ. Cuối tháng 04 năm 2004, ông Tiểu lái xe hơi đâm vào một thanh chắn đường ray xe lửa, khiến vợ ông bị chết và ông bị thương nặng.

Cũng có nhiều trường hợp các công an bị trừng phạt vì liên quan trực tiếp đến cuộc bức hại các học viên. Vài trường hợp được nêu dưới đây.

Dương Tế Quân là một nhân viên đào tạo ở Trại tẩy não Yangyuan, thành phố Vũ Hán. Ông ta thường xuyên đánh đập các học viên sau khi uống rượu. Phòng 610 đã thưởng cho ông Dương 1.000 nhân dân tệ vì vai trò của ông ta trong cuộc bức hại các học viên. Sau đó ông Dương đã phải chịu mọi loại trừng phạt. Năm 2002, vợ và con trai ông ta bị một xe buýt đâm khi đang băng qua đường. Người vợ chết ngay lập tức và con trai bị thương nặng. Cha ông ta bị đột quỵ dẫn đến mất trí nhớ. Ba năm sau, khi ông Dương được 42 tuổi, ông ta bị đột quỵ và phải phẫu thuật hai lần.

Từ Bân, phó Đồn công an Nha Thước Lĩnh, quận Di Lăng, thành phố Nghi Xương, tỉnh Hà Bắc, đã tích cực tham gia bức hại các học viên Pháp Luân Công. Kết quả là toàn bộ gia đình ông ta đều gặp bất hạnh. Giữa tháng 05 năm 2008, xe hơi ông ta bị cháy sau khi đâm vào một nhà băng và một cái cây. Cả hai vợ chồng ông Từ bị thương nặng và người con trai 12 tuổi chết ngay lập tức.

Lý Thiểu Hoa thuộc Đồn công an Bồ Phưởng, thành phố Xích Bích, tỉnh Hồ Bắc đã tịch thu phi pháp sách của các học viên và bắt giữ họ. Gia đình ông ta liên tục gặp phải chuyện bất hạnh. Cha của ông Lý chết do bệnh tật, vợ bị bệnh ung thư, và em trai ông ta bị đột tử.

Người xưa có câu: “Những ai làm điều ác sẽ mang bất hạnh đến cho gia đình họ”. Những câu chuyện ở trên thật sự phản ánh đúng như vậy.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2011/10/22/积不善之家-必有余殃-248179.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2011/10/28/129047.html
Đăng ngày 12-11-2011; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share