Từ Pháp hội chia sẻ kinh nghiệm qua Internet lần thứ 8 dành cho học viên ở Trung Quốc

Bài viết của Tâm Duyên, một đệ tử ở Thành phố Hàm Đan, tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc

[MINH HUỆ 30-11-2011]

Xin kính chào Sư phụ từ bi vĩ đại!

Xin chào toàn thể đồng tu trên toàn thế giới!

Thời gian trôi qua thật nhanh! Đây đã là Pháp hội chia sẻ kinh nghiệm qua Internet lần thứ 8 dành cho học viên ở Trung Quốc. Theo hình thế Chính Pháp không ngừng tiến về phía trước với sự bảo hộ từ bi của Sư phụ, và với sự hỗ trợ của các đồng tu cũng như những bài chia sẻ kinh nghiệm có hiệu quả khích lệ trên trang web Minh Huệ [Hán ngữ], tôi đã nỗ lực trong suốt 12 năm qua để dần dần trở nên tinh tấn hơn. Tôi bắt đầu tu luyện Pháp Luân Đại Pháp vào năm 1999. Trước khi tu luyện, tôi đã mắc phải nhiều chứng bệnh, ví dụ như bệnh viêm ruột kết, viêm thận, thoái hóa đốt sống cổ, đều là những bệnh mãn tính khó chữa trị. Vậy mà thật khó tin, mọi chứng bệnh của tôi đều biến mất trong vòng một tháng sau khi tôi bắt đầu tu luyện. Tôi đã minh bạch ra rằng Sư phụ đã thanh lý thân thể cho tôi và Đại Pháp đã tịnh hóa tâm tôi. Chính Sư phụ tôn kính đã cứu độ và tẩy tịnh những gì dơ bẩn trên người tôi. Nhờ có ân đức vô lượng của Sư phụ, tôi đã có thể tiếp tục tu luyện và trở thành người hạnh phúc nhất trên thế gian, và cũng là sinh mệnh may mắt nhất trong vũ trụ.

Tuy nhiên, tôi đã đi đường vòng, và cũng đã phải trải qua nhiều khảo nghiệm vui buồn, tôi đã chứng nghiệm được sự thay đổi tốt đẹp sau khi đề cao tâm tính. Sau đây là một số kinh nghiệm trong quá trình tu luyện của tôi trong những năm vừa qua. Tôi xin được báo cáo với Sư phụ và toàn thể đồng tu.

Đề cao tâm tính

1. Từ bỏ tâm danh lợi

Trải qua bao kiếp luân hồi, tôi đã chìm đắm trong những mê hoặc của hồng trần. Trong nhân thế trầm luân này, trân ngã của tôi đã bị mai một đi, mỗi tế bào trong cơ thể của tôi đã bị chìm đắm trong danh, lợi, tình. Tôi có chấp trước rất lớn vào lợi. Đôi khi tôi nghĩ rằng mình đã xả bỏ được một cái gì đó, nhưng kỳ thật tôi vẫn còn cách quá xa so với những yêu cầu

Ví dụ, một lần trong khi đang thảo luận về một dự án nhỏ, một người vốn trước đó rất thiện chí đột nhiên thay đổi thái độ, và yêu cầu chúng tôi trả 2.000 nhân dân tệ. Tôi rất ngạc nhiên trước sự việc đó, đầu óc không nghĩ được gì nữa. Tôi cố gắng không cãi vã với anh ấy, nhưng đã không kiềm chế được và thấy phẫn uất bất bình. Về đến nhà vẫn còn thấy tức giận. Tôi nói với đồng nghiệp không được đưa tiền cho người đó, vì rõ ràng người đó đang tìm cách lừa lấy tiền của chúng tôi. Tuy nhiên, người đó vẫn khăng khăng rằng chúng tôi phải trả tiền, và thậm chí còn tìm cách tống tiền chúng tôi qua điện thoại. Tôi bình tĩnh lại và nghĩ, “Tôi là người tu luyện, không phải là người thường. Không có gì xảy ra là ngẫu nhiên cả, và sự việc xảy ra là để giúp tôi xả bỏ chấp trước.” Tôi đã lấy Pháp để đo lường bản thân, và hướng nội để tìm xem có truy cầu vào lợi ích nào mà tôi còn chưa xả bỏ. Người đàn ông kia chỉ đang giúp tôi đề cao tâm tính. Nếu quả thật tôi đang nợ anh ấy, chẳng phải tôi nên trả lại? Một đệ tử Đại Pháp phải suy nghĩ về vấn đề dựa trên Pháp, chứ không thể dựa trên cách nhìn của người thường. Sau đó, tôi không còn thấy giận nữa. Thay vào đó, trong tâm tôi cảm thấy biết ơn. Ngay lập tức tôi trả cho anh ấy 2.000 tệ. Tôi cảm thấy rất thoải mái, và biết rằng sau khi tâm tính thăng hoa thì sẽ cảm thấy niềm hạnh phúc thực sự.

Là người tu luyện, tất cả những gì chúng ta gặp mà liên quan đến tu luyện đều không phải ngẫu nhiên. Sư phụ giảng,

“Do đó sau này khi gặp mâu thuẫn, chư vị không được coi đó là ngẫu nhiên. Bởi vì khi xảy ra mâu thuẫn, [nó] đột nhiên xuất hiện; tuy vậy [nó] không hề tồn tại [một cách] ngẫu nhiên; đó là để đề cao tâm tính chư vị. Chỉ cần chư vị coi mình là người luyện công, chư vị sẽ có thể xử lý chúng được tốt.” (Chuyển Pháp Luân)

2. Hướng nội khi gặp mâu thuẫn và tiêu trừ giãn cách với đồng tu

Theo tiến trình Chính Pháp nhanh chóng tiến triển; những yêu cầu của Pháp càng khắt khe hơn. Vì tôi luôn luôn thẳng thắn với các học viên khác, tôi thường giữ được mối quan hệ hòa đồng. Tuy nhiên, một ngày, có một học viên nói với tôi, “Có người trong nhóm học Pháp của chúng ta đã họp sau lưng chị, và thống nhất rằng sẽ có người thay chị làm điều phối viên. Điều này đã gây nên tranh cãi giữa nhiều học viên.” Sau khi nghe tin này, tôi cảm thấy rất không thoải mái. Người học viên này muốn đẩy tôi ra để trả thù, vì chúng tôi luôn luôn bất đồng ý kiến. Lập tức tôi cảm thấy chấp trước vào bảo vệ bản thân đã nổi lên. Tôi lập tức giải thích rằng người học viên đó có thành kiến với tôi. Sau khi về nhà, tôi đã học Pháp, hướng nội, và nhận ra tôi đã sai. Niệm đầu tiên của tôi khi nghe tin tức đó là niệm của một người thường. Là người tu luyện, chúng ta nên hướng nội khi gặp mâu thuẫn và đề cao bản thân. Tại sao tôi lại hay tập trung vào những thiếu sót của các đồng tu? Liệu sự đề cao của một học viên khác có thể thay thế cho sự đề cao của tôi không? Chẳng phải Sư phụ đã giảng chúng ta phải hướng nội? Tại sao tôi lại bị động tâm?

Sư phụ giảng,

“Tại Thần mà nhìn một người tu luyện ở thế gian, [thì] đúng và sai của chư vị hoàn toàn không trọng yếu; mà tống khứ tâm chấp trước nhân tâm mới là trọng yếu. Trong tu luyện chư vị buông bỏ tâm chấp trước nhân tâm như thế nào mới là quan trọng. (vỗ tay) Khi đều có thể rất thản nhiên đối mặt với uỷ khuất dẫu lớn đến mấy, đều có thể bất động tâm, đều không tìm cớ cho mình, có rất nhiều việc thậm chí chư vị không cần tranh biện, bởi vì trên con đường tu luyện này của chư vị không có việc ngẫu nhiên nào cả; có lẽ khi nói chuyện với nhau làm xúc động chư vị, có lẽ cái nhân tố để phát sinh mâu thuẫn với chư vị có quan hệ đến lợi ích chính là do Sư phụ đưa vào.” (“Giảng Pháp tại Manhattan”)

Mỗi lần tôi có mâu thuẫn với đồng tu đều là Sư phụ đang nhắc nhở tôi đề cao tâm tính. Nếu không xảy ra mâu thuẫn nào, thì sẽ không có cơ hội đề cao tâm tính, và chấp trước của tôi sẽ không được phơi bày ra. Như vậy làm sao tôi có thể đề cao bản thân? Có thể các học viên không nhận ra điều này, vì thế chúng tôi đang khảo nghiệm tâm tính lẫn nhau, qua đó dọn đường cho sự tu luyện của chúng tôi, đó cũng là hảo sự. Qua việc này, tôi đã nhận ra thiếu sót của người học viên kia, tôi đã hướng nội và nhận ra mình có nhiều chấp trước chưa từ bỏ. Ví dụ, khi chúng tôi xảy ra bất đồng, nhiều chấp trước của tôi đã được phơi bày, ví dụ như tìm lỗi của đồng tu, sợ mắc lỗi với đồng tu, bảo vệ bản thân, tâm tật đố, và thiếu tâm thiện, tâm từ bi. Những chấp trước này không phải là của con người tiên thiên của tôi, mà đó chính là những quan niệm hình thành lúc hậu thiên, và bị cựu thế lực an bài. Tôi tự nhủ rằng mình không nên thừa nhận nó, mà phải triệt để tu bỏ nó.

Là đệ tử Đại Pháp, chúng ta đã theo Sư phụ từ bỏ thế giới mỹ diệu không gì sánh được để giáng hạ xuống nhân gian. Chúng ta gánh vác trên vai sứ mệnh lịch sử, và đều là một phần của chỉnh thể. Chỉ bằng cách phối hợp tốt với nhau, thì chúng ta mới có thể cứu độ được nhiều chúng sinh hơn. Chúng ta vẫn là người tu luyện, trong quá trình tu luyện vẫn có thiếu sót, cho nên cần phải khoan dung nhẫn nhịn, phải nhìn vào điểm mạnh của đồng tu, trân quý duyên tiền định, và dùng Pháp để tu bản thân. Cứ như thế, sự giãn cách giữa tôi và đồng tu đã bị tiêu trừ. Khi nhìn lại người đồng tu đó, trong tâm của tôi đã phát sinh biến hóa, nhìn thấy đều là điểm tốt của anh ấy. Tôi nghĩ lại thời gian chúng tôi phối hợp với nhau làm ba việc mà các đệ tử Đại Pháp cần phải làm. Anh ấy rất nghiêm túc, có trách nhiệm, và cho dù là về mặt kinh tế, sức lực, và thời gian, thì anh ấy đều phó xuất rất lớn cho hạng mục. Ví dụ, anh ấy đã thức suốt một đêm để sửa lại những bài viết, và anh ấy thực hiện công việc đó rất tốt. Trong quá trình tu luyện sau này, tôi nhất định phải phối hợp tốt với các đồng tu, học hỏi điểm mạnh của nhau, hướng nội, và tu luyện một cách chân chính.

Xuất tâm từ bi trong khi giảng chân tướng trực tiếp

1. Xả bỏ chấp trước trong khi giảng chân tướng

Sau khi bài“Khoái giảng” của Sư phụ được đăng. Tôi bắt đầu đi giảng chân tướng trực tiếp. Có người nhanh chóng chấp nhận những gì tôi nói, lắng nghe, và thực hiện “tam thoái.” Việc này khiến tôi rất vui; tuy nhiên, cũng có những người không tin tôi, không muốn lắng nghe, và thậm chí còn buông những lời khó nghe. Họ còn định tố cáo tôi với chính quyền, điều đó khiến tôi rất buồn. Tôi thường tự nhủ, “Không phân biệt được chính tà. Hãy chờ rồi xem. Tương lai khi ứng nghiệm rồi thì hối tiếc cũng không kịp.” Thay vì phải từ bi với chúng sinh, tôi lại muốn ứng nghiệm để chứng thực những điều tôi nói. Tôi đang nhìn và đối đãi người khác bằng nhân tâm. Ví dụ, một lần tôi đi công tác ở một làng khác và gặp một người thanh niên đang đứng trên đường chờ đợi ai đó. Tôi liền đi đến nói chuyện với cậu ấy, giảng chân tướng, và thuyết phục cậu ấy thực hiện “tam thoái.” Đầu tiên cậu ấy rất ôn hòa, và nói rằng có người trong gia đình tin vào tôn giáo cũng như tu luyện. Nhưng sau đó cậu ấy thay đổi thái độ và nói rằng Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) thống trị thế giới, vì thế chúng ta nên tuân theo, cậu ấy cũng không tin vào việc thực hiện “tam thoái” sẽ khiến cậu ấy được an toàn. Cậu ấy nói xong, tôi liền nói Pháp Luân Công đã lan truyền đến hơn 100 nước trên thế giới, và Trời sẽ diệt ĐCSTQ. Sau đó cậu ấy nói đùa, “Đừng nói thế. Tôi là công an, tôi sẽ gọi về sở.” Tôi không hề tỏ ra yếu thế và nói, “Cậu không thể làm vậy, nếu cậu làm vậy cậu sẽ không được tốt đẹp gì đâu và sẽ phải trả giá cho hành động của mình.” Cậu ấy khó chịu và nói, “Tôi sẽ khiến bà phải trả giá.” Lúc này một người thanh niên khác khuyên tôi nên dời đi ngay, tôi nghĩ đó là điểm hóa của Sư phụ. Sau đó tôi đạp xe dời đi. Tôi bắt đầu phát chính niệm, và ngay lập tức hướng nội. Tôi nhận ra trong khi giảng chân tướng cho cậu ấy, tôi chỉ tập trung vào thuyết phục cậu ấy, mà không xuất tâm từ bi, vì thế đã không thể thuyết phục cậu ấy. Chấp trước không thể cứu người, mà ngược lại, nó chỉ có thể khởi lên những nhân tố phản diện.

Sư phụ đã giảng trong “Giảng Pháp tại Manhattan”,

“Vậy cũng nói, hết thảy những điều này mà chư vị gặp phải khi cứu độ chúng sinh và chứng thực Pháp đều không hề ngẫu nhiên. Dẫu chỉ là việc nhỏ, một ý kiến của cá nhân, chư vị khi giảng chân tướng mà gặp các chủng các dạng người và sự việc khác nhau, đều không hề quá đơn giản; nhưng chư vị chỉ có ôm giữ tâm từ bi mà làm thì mới được. Đối với thái độ hiểu sai của người thường thì không được tranh biện; chỉ vì cứu người, cứu chúng sinh; tôi nghĩ rằng hiệu quả này có thể cải biến tất cả. Khi giảng chân tướng, tâm của chư vị nếu bị tâm người thường làm xao động, thì sẽ không làm nổi gì nữa.”

Tôi đã hướng nội và nhận ra mình đã không mang tâm từ bi. Tôi đã không đặt chúng sinh đó trong tâm, mà lại nghĩ về vị thế của tôi cao thế nào: “Hãy nhìn tôi đây, tôi là một đệ tử Đại Pháp, và tôi đang giảng chân tướng để cứu cậu, vậy mà cậu không nhận ra.” Tôi đã không có tâm thiện và điều đó khiến cho mặt phản diện của cậu ấy trỗi dậy. Làm sao tôi có thể cứu người trong khi mang tâm hiển thị và tâm tranh đấu? Thay vì cứu người, tôi đã đẩy họ về phía phản diện. Tôi đã học được một bài học từ kinh nghiệm này. Tôi bình tĩnh lại và học Pháp thật tốt vì tôi nghĩ rằng từ bi được xuất lai từ Pháp. Đồng thời, tôi giảng chân tướng bằng giọng ôn hòa hơn, đặt bản thân vào địa vị của người khác, và tránh nói ra một số thứ, nhờ thế kết quả giảng chân tướng của tôi đã được cải thiện.

Có từ bi mới có thể phát xuất được uy lực của thiện. Tôi cảm thấy được ý nghĩa chân thực của “thiện” còn cao hơn việc chỉ đơn thuần nói chuyện tử tế và đối xử tốt với người khác rất nhiều. Thay vào đó, “thiện” là phản ánh tự nhiên của tầng thứ của người tu luyện, nó là kết quả của sự tu luyện tinh tấn. Khi tôi học Pháp một cách sâu sắc, tôi luôn có những đột phá trong việc giảng chân tướng. Mỗi ngày tôi đều dành thời gian giảng chân tướng, và không bao giờ bỏ lỡ cơ hội khi tôi đi ra ngoài công tác. Tôi giảng chân tướng cho đủ loại người: người bán rau, người qua đường, người đứng trên vỉa hè, lái xe taxi, v.v.. Tôi cũng giảng chân tướng cho người ở mọi lứa tuổi, từ những người cao tuổi hơn 80 tuổi, cho đến thiếu niên. Thông qua việc liên tục giảng chân tướng, học Pháp, và chia sẻ kinh nghiệm, tôi liên tục đề cao bản thân. Tôi cũng nhận được nhiều hỗ trợ từ những bài chia sẻ kinh nghiệm của đồng tu trên trang web Minh Huệ ở Canada. Tôi cảm thấy rất rõ ràng rằng trước khi ra ngoài giảng chân tướng, tôi phải học Pháp cho tốt và phát chính niệm. Như vậy, tôi mới có thể đạt được kết quả tốt. Vì có chính niệm mạnh mẽ, nên những gì tôi nói có mang theo uy lực của Pháp.

2. Cứu người trong khi không phân biệt giai tầng, không ôm giữ quan điểm

Văn hóa, cuộc thảm sát Thiên An Môn, và sự hủ bại của ĐCSTQ. Họ thường rất minh bạch về những hành động của ĐCSTQ và thông cảm với Pháp Luân Công và muốn thực hiện “tam thoái”. Một lần tôi gặp một người cao tuổi, cũng là một nhà giáo về hưu. Tôi nói với ông ấy, “thật không dễ dàng có duyên được gặp ông, tôi có điều muốn nói với ông. Thoái khỏi ĐCSTQ thì tương lai của ông có thể được an toàn, vì Trời sẽ diệt ĐCSTQ.” Đầu tiên ông ấy rất ngạc nhiên, và sau đó thì nói một cách hứng khởi, “Cám ơn vì đã quan tâm và nói với tôi như vậy. Trong tâm tôi biết rõ điều đó là đúng, và tôi biết phải làm gì.”

Một lần tôi gặp một người đàn ông trẻ đang dắt một chú chó đi bộ trong công viên. Sau khi nói chuyện với anh ấy một lúc, tôi biết anh là một cảnh sát. Tôi hỏi anh ấy“Anh đã bao giờ xử lý những người tập Pháp Luân Công chưa?” Anh nói “Chưa.” Kết quả là, tôi đã giảng chân tướng cho anh và thuyết phục anh làm “tam thoái”. Tôi bảo anh ấy“Đừng quên tự cứu bản thân bằng cách thoái xuất khỏi ĐCSTQ.” Anh ấy không nói gì cả. Sau đó tôi nói “Tôi nghĩ cả hai chúng ta đều được coi là những người tốt. Tôi có thể giúp anh làm “tam thoái” bằng một biệt danh không?” Anh ấy mỉm cười và bảo “Chắc chắn rồi!” Thực tế là, Sư phụ đã trải đường sẵn cho chúng ta. Chỉ cần chúng ta giữ chính niệm và từ bi cứu người thì Sư phụ có thể làm mọi việc cho chúng ta. Sư phụ đã giảng:

“Từ bi năng dung thiên địa xuân
Chính niệm khả cứu thế trung nhân.”
(Pháp chính càn khôn, Hồng Ngâm II)

Giờ khi tôi gặp những người từ chối nghe chân tướng, tôi không cảm thấy tức giận nữa, tôi lại cảm thấy tiếc cho họ. Đôi khi nhìn thấy dòng người vội vã đi trên phố, gắng sức để bản thân được thăng tiến trong nghề nghiệp để có được cái gọi là “cuộc sống tốt đẹp hơn”, và tranh đấu vì danh, lợi và sắc. Tôi cảm thấy tiếc cho họ từ đáy lòng. Con người đã bị lạc lối mê mờ trong nhân thế này và hoàn toàn quên mất mục đích chân chính của mình. Họ cần có những đệ tử Đại Pháp để đánh thức mặt chính diện và mặt thiện của họ. Trong thời điểm then chốt này, Sư phụ đã để cho chúng ta gánh vác một sứ mệnh lịch sử. Chúng ta phải nhanh chóng cứu người và kéo họ ra khỏi ảnh hưởng của cựu thế lực, để họ có thể nhớ lại lời thệ ước đã lập từ thời tiền sử. Đứng trước một sứ mệnh trọng đại như vậy, và được Sư phụ ủy thác trọng trách, chúng ta có lý do nào để làm không tốt đây? Chúng sinh đều kỳ vọng chúng ta sẽ làm tốt. Trong giai đoạn cuối cùng của thời kỳ Chính Pháp, chúng ta phải tinh tấn tu luyện và xả bỏ những thiếu sót, kiên định làm ba việc mà đệ tử Đại Pháp cần phải làm, bước đi cho chính, bước đi cho vững, hoàn thành sứ mệnh lịch sử, xứng đáng với sự cứu độ từ bi của Sư phụ. Sư phụ đã hy vọng chúng ta tu luyện tinh tấn như thuở ban đầu. Chúng ta phải tuân theo lời dạy của Sư phụ.

Tầng thứ tu luyện của tôi còn hạn chế. Xin hãy từ bi chỉ ra những gì chưa đúng. Hợp thập.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2011/11/30/明慧法会–时时向内找-249213.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2011/12/9/129990.html
Đăng ngày 25-1-2012; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share