Từ Pháp hội chia sẻ kinh nghiệm qua Internet lần thứ VIII dành cho các học viên tại Trung Quốc

Bài viết của một đệ tử Đại Pháp ở tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc

[MINH HUỆ 19-11-2011] Kính chào Sư Phụ! Xin chào các đồng tu!

Tại nơi làm việc tôi là một kĩ sư máy tính và nghiêm khắc với bản thân khi chiểu theo các yêu cầu của Đại Pháp. Bất kể là ai sai, tôi không tranh cãi với các đồng nghiệp. Thậm chí nếu tôi bị đổ cho là sai tại nơi làm việc tôi vẫn không phàn nàn. Tôi hình thành một suy nghĩ rằng tôi cần cứu họ và tôi không thể có mâu thuẫn với họ. Đôi khi, một vài người cố ý gây rắc rối cho tôi, và những người khác nói rằng tôi là một kẻ hèn nhát. Sau một thời gian, tôi nhận ra rằng phải có gì đó không đúng. Không có gì sai khi trở thành một người tốt chiểu theo nguyên lý Chân Thiện Nhẫn.

Sau đó, tôi đọc một bài viết trên Minh Huệ [Hán ngữ] có tựa đề là “Đừng quá ‘mềm mỏng’ khi đối mặt với tà ác.” Bài viết đề cập rằng: “Loại tử tế trên bề mặt đó về cơ bản là đang khuyến khích tà ác. Nó tăng cường sự ngạo mạn của tà ác và khiến nó tà ác hơn nữa.” “Trong cuộc sống thường nhật, đệ tử Đại Pháp có thể đối mặt với một số người vô lý không biết điều và đi quá xa. Trong tình huống như vậy, đầu tiên chúng ta nên xem đó như một cơ hội để đề cao tâm tínhcủa chúng ta. Chúng ta nên hướng nội vô điều kiện và tìm xem chúng ta đã sai ở đâu. Tuy nhiên, chúng ta không nên chứa chấp người như vậy một cách mù quáng mà quên hết tất cả nguyên tắc. Chúng ta cần giảng chân tướngvà chỉ ra hành vi vô lý của anh/cô ta. Chúng ta nên ân cần với họ và phát chính niệm hoặc dùng cách khác để kiểm soát phía tà ác của họ.”

Đọc được điều này, tôi đột nhiên minh bạch. Tôi đã quá hiền trong quá khứ. Hiểu biết của tôi về từ bi mới chỉ là trên bề mặt, và quá xa so với yêu cầu của Đại Pháp – là thực sự quan tâm đến người khác. Tôi đào sâu vào nội tâm và nhận ra rằng mình đã sợ hãi. Tôi sợ rằng nếu tôi tranh cãi với các đồng nghiệp, thì sẽ khó giảng chân tướng cho họ sau này và tôi lo rằng họ sẽ báo cáo tôi sau khi phát hiện ra tôi tập Pháp Luân Công. Tôi đã từng cực kì thận trọng trong mọi lúc. Bây giờ tôi nhận ra rằng loại nhẫn này thực chất là nhẫn trộn lẫn với tâm ích kỉ để bảo vệ bản thân. Đó là “cái nhẫn của người thường với chấp trước vào tâm lo nghĩ,” (“Thế nào là Nhẫn” – trích Tinh tấn yếu chỉ). Sau khi minh bạch ra điều này, tôi quyết định thay đổi. Tôi không nên chịu đựng mọi thứ một cách vô điều kiện. Tôi cũng phát chính niệm trong văn phòng.

Sau đó, một nữ đồng nghiệp tiếp tục cố tình làm khó tôi lần nữa. Tôi đã phân tích xem chuyện gì đã xảy ra và nhận ra rằng tôi hoàn toàn không làm gì sai. Nên tôi kiên định đáp lại cô ấy, bằng giọng nói quả quyết và lý trí. Cô ấy đã ngạc nhiên và dường như sợ hãi và đã không nói một lời nào.

Từ đó, tôi giữ một thái độ ôn hòa, không khúm núm cũng không kiêu ngạo đối với các đồng nghiệp. Nó rất có hiệu quả. Sau khi thấy sự thay đổi ở tôi, họ cảm thấy rằng tôi đã cứng rắn hơn một chút. Vài người trong họ sau đó biết rằng tôi tập Pháp Luân Công và trở nên tôn trọng tôi hơn.

Sau khi trải nghiệm những việc này, tôi có một hiểu biết sâu sắc hơn về tu luyện. Thể ngộ của tôi về Chân-Thiện-Nhẫn khác so với trước. Khi các đệ tử Đại Pháp giảng chân tướng và cứu người, chúng ta cần bày tỏ lòng tốt và từ bi của chúng ta, nhưng khi người khác vô lý trí và bộc lộ cơn thịnh nộ tà ác, chúng ta cũng cần chứng tỏ phẩm cách của Đại Pháp và ngăn họ phạm tội với Đại Pháp. Đây là hành động từ bi thực sự.

Đề cao bản thân khi làm công việc kỹ thuật

Tôi tìm được một cơ hội để tu luyện trong một diễn đàn trên mạng để giúp các đồng tu giải quyết các vấn đề kỹ thuật. Tôi đã làm việc này hơn một năm nay.

Ban đầu, tâm tôi rất tĩnh. Dần dần, khi tôi biết ngày càng nhiều học viên từ diễn đàn, tôi bắt đầu theo đuổi danh một cách vô thức. Đôi khi tôi viết các bài về việc tôi sử dụng Internet để giảng chân tướng trên quy mô lớn ra sao, bao nhiêu người tôi đã cứu, và tôi có tài ra sao. Tôi còn viết chi tiết các phương pháp mà tôi đã sử dụng. Sau khi công bố bài viết, tôi mong đợi những lời ca tụng, nhưng, thay vào đó, bài viết của tôi bị gỡ khỏi diễn đàn sau một thời gian ngắn, và các học viên chỉ trích tôi. Đầu tiên, tôi cảm thấy đôi chút căm phẫn, bởi vì tôi nghĩ rằng phương pháp giảng chân tướng trên mạng của tôi rất tốt và tôi nghĩ rằng tôi đang chứng thực Pháp khi viết những bài này.

Sau đó, Sư Phụ đã điểm hóa cho tôi trong khi tôi học Pháp.

“Tâm lý hiển thị này ở đâu cũng thể hiện ra; khi làm điều tốt cũng có thể thể hiện ra tâm lý hiển thị. Bình thường thì vì danh [tiếng] cho bản thân, vì để được lợi hơn một chút, [mà] phô diễn,[mà] hiển thị: ‘Tôi có khả năng, là người mạnh hơn’.” (Chuyển Pháp Luân)

“Các đệ tử Đại Pháp đối với việc chư vị đang tu luyện tại thế gian người thường, chư vị đều có một nhận thức minh xác [dựa] trên Pháp Lý, tức là không chấp trước vào ‘được–mất’ của người thường, kể cả các sự tình mà chư vị [gặp] trong chứng thực Pháp, cũng không nên quá giữ mãi ý kiến của mình đề xuất, cứng nhắc rằng ‘tôi phải làm thế này thế kia’, rằng thế chư vị mới có thể kiến lập uy đức trong vũ trụ; không phải như vậy. Chư vị có một phương pháp tốt, có một ý tưởng xuất hiện, chư vị có trách nhiệm với Pháp, có dùng ý kiến của chư vị hay không, có dùng phương pháp của chư vị hay không cũng không quan trọng.” (“Giảng Pháp tại Pháp hội Philadelphia ở Mỹ quốc”)

Sau đó tôi nhận ra tâm hiển thị và chấp trước vào bản ngã của mình mới mạnh làm sao. Tôi nhìn lại bài viết của mình và nó hầu như là đang chứng thực bản thân tôi. Có rất nhiều tâm tật đố và chấp trước vào danh, lợi, và tranh đấu. Tôi lập tức thừa nhận sai lầm của mình trên diễn đàn.

Nhìn nhận chấp trước của người khác bằng chính niệm

Trang web Minh Huệ luôn nâng cao sự chú ý của chúng tôi đến vấn đề an toàn, đặc biệt đối với điện thoại di động và máy tính, nhưng vài học viên không chú trọng đủ đến điều đó. Kết quả là, tôi cố gắng tránh xa họ. Tôi lo rằng sự bất cẩn của họ trong vấn đề an toàn sẽ mang lại nguy hiểm cho tôi. Tôi đã biết Tiểu Mai hơn hai năm và biết rằng cô ấy ít chú ý tới vấn đề an toàn. Cô ấy luôn gọi đến số di động của các học viên khác bằng di động của cô và truy cập trang Minh Huệ trên máy tính của người thường. Tôi nhắc nhở cô ấy nhiều lần, nhưng cô ấy không nghe. Sau đó, một học viên khác bị bắt. Tiểu Mai thường gọi vào số di động của học viên này và trò chuyện với anh ấy trên mạng. Khi tôi nghe nói về chuyện đó, tôi lập tức bảo Tiểu Mai thay đổi số điện thoại và cả tài khoản trên mạng. Tuy nhiên Tiểu Mai là một người bán hàng và cô ấy có nhiều số liên lạc trong việc kinh doanh trên di động của cô và tài khoản trò chuyện trên mạng, nên cô ấy không làm theo lời khuyên của tôi. Tôi đã chán nản và cố gắng không liên lạc quá thường xuyên với cô. Sau khi các học viên khác nhận thức ra điều này, họ cũng dần dần ngừng liên lạc với cô.

Về sau, Sư Phụ cho đăng kinh văn “Tinh tấn hơn nữa”, Sư Phụ giảng rằng:

“…vào lúc trước khi kết thúc cần phải đến thì những chúng sinh cần được cứu độ vẫn chưa có đạt số lượng, các đệ tử Đại Pháp còn có một phần chưa theo kịp, đó chính là lý do then chốt khiến cho không thể để sự kiện tối hậu này được hoàn thành.”

Tôi nhận ra rằng tìm kiếm và đánh thức các đồng tu cũ là điều Sư Phụ muốn và tôi cần liên lạc lại với Tiểu Mai. Nên tôi phát chính niệm riêng cho môi trường của Tiểu Mai, và bắt xe buýt đến chỗ cô. Trên đường đi, tôi luôn giữ một chính niệm mạnh mẽ và uy lực. Tôi cảm thấy cơ thể ở không gian khác của mình như một tên lửa lao qua từng tầng từng tầng vũ trụ và xuyên qua vô số tầng. Đó là một cảm giác thần thánh và kỳ diệu. Tôi biết mình đã thực hiện một quyết định đúng đắn và Sư Phụ đang khích lệ tôi.

Sau khi nói chuyện với Tiểu Mai, tôi cảm thấy cô ấy thiết tha liên lạc với các học viên khác và có một môi trường tu luyện tốt. Một lần nữa, tôi nói với cô về vấn đề an toàn trên điện thoại di động và máy tính. Cô ấy nói rằng cô ấy sẽ xem xét cẩn thận. Sau đó, tôi đến thăm cô ấy nhiều lần để giúp cô cải tổ lại hệ thống điều hành máy tính để cô ấy có thể vào trang Minh Huệ an toàn. Mới đây, cô ấy bảo tôi rằng cô ấy muốn thay đổi số điện thoại di động và tài khoản cô ấy từng trò chuyện trên mạng.

Bây giờ cô ấy đã chuyển đến nơi ở mới, và ở đó có một môi trường tu luyện nhóm tốt cho cô. Điều đó nhắc tôi nhớ đến Pháp của Sư Phụ:

“Chư vị cũng không được tuỳ tiện bỏ phí một cá nhân nào; bất kể là cá nhân đó đã sai phạm đến đâu, cũng như bất kể đó là người như thế nào, tôi cũng đều muốn cho họ cơ hội.” (Giảng Pháp tại Pháp hội Chicago năm 2004)

Hẳn phải có rất nhiều sự quan tâm và an bài của Sư Phụ đằng nhau tất cả những việc này. Sư Phụ không muốn từ bỏ bất kỳ đệ tử nào. Chúng ta phải tinh tấn hơn và cứu nhiều người hơn. Tôi hy vọng tất cả các đồng tu có thể làm tốt hơn trong giai đoạn cuối cùng này. Chúng ta hãy cùng đáp ứng kỳ vọng của Sư Phụ: “ Tôi muốn thấy mọi người tìm trở lại nhiệt tình của chư vị, tìm lại trạng thái tốt nhất của người tu luyện .”(“ Thế nào là đệ tử Đại Pháp ”)

Con cảm tạ Sư Phụ! Cảm ơn các bạn đồng tu!


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2011/11/19/明慧法会–真正为他人着想-249097.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2011/12/3/129837.html
Đăng ngày 12-1-2012; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share