Bài viết của Cát Nhi, đệ tử Đại Pháp tại Trung Quốc Đại lục

[MINH HUỆ 22-05-2023] Tôi là một đệ tử đắc Pháp trước ngày 20 tháng 7 năm 1999. Hồi tưởng một chút về thể hội tu luyện trong những năm gần đây của bản thân, tôi viết ra để hồi báo lên Sư phụ và giao lưu cùng các đồng tu.

Đừng bị hình thế nơi thế gian dẫn động, vững bước trên con đường tu luyện

Cuộc tổng tuyển cử năm 2020 của Hoa Kỳ và sự xuất hiện của đại dịch virus Trung Cộng, hai sự kiện này bỗng chốc gây ra dao động lớn trong tôi, tôi phỏng đoán: “Cuộc tổng tuyển cử phải chăng là cục diện của thế giới mới sắp bắt đầu rồi ư? Tình hình dịch bệnh phải chăng là bắt đầu đại đào thải rồi?” Bởi vì sốt ruột trông chờ tà đảng sụp đổ, mong mỏi Chính Pháp sớm kết thúc, nên dù biết rõ tu luyện của bản thân còn chưa đạt tới yêu cầu của Sư phụ và Đại Pháp, nhưng bấy lâu nay tôi cảm thấy bước đi thật mệt, mong được cập bến.

Sau cuộc đại tuyển cử, một mớ nhân tâm của tôi cuối cùng cũng bộc lộ, dịch bệnh lắng xuống rồi, cái tâm mong chờ kết thúc cũng tiêu tan, con đường phía trước còn bao xa? Đối với tôi mà nói đó là một khảo nghiệm về sự kiên tín đối với Sư phụ và Đại Pháp. Tôi nhận thấy rằng người tu luyện không thể tự an bài con đường tu luyện cho mình, việc dùng nhân tâm để phân tích hình thế nơi thế gian và phán đoán về an bài của Sư phụ là một sai lầm lớn, chỉ có tìm về trạng thái tu luyện như thuở ban đầu mới là chính lộ.

Tuy nghĩ được như vậy, nhưng tôi vẫn không thể tinh tấn lên nổi, trạng thái vẫn lúc tốt lúc xấu. Trong quá trình này, tôi cũng để ý các đồng tu xung quanh mình, không ít người xuất hiện trạng thái tiêu trầm, buông lơi, coi trọng những thứ của người thường và bị những cám dỗ nơi thế gian dẫn động, có người thậm chí còn ra quảng trường để khiêu vũ; có người đi trình diễn thời trang; có người mua nhà; có người nghiện mua sắm trực tuyến; có người lại lập nhóm để đi du lịch các nơi …

Cũng có người hỏi tôi: “Siêu thị X đang chạy chương trình, thứ này thứ kia rẻ lắm, sao anh không đi?” Còn có người nói: “Giá nhà giảm rồi, sao anh không đổi sang một căn hộ mới?” Khi bước đi chậm chạp, không tinh tấn thì những thứ kia sẽ trở thành hiện thực. Tôi đã từng nghĩ có lẽ Chính Pháp còn lâu mới kết thúc. Tuy rằng Sư phụ đã nhiều lần giảng về việc “kết thúc”, nhưng đã hơn 20 năm trôi qua, đến nay vẫn chưa kết thúc, liệu tôi có nên “thực tế” một chút không? Những năm qua tôi đã thiệt thòi nhiều rồi…

Khi tôi nghĩ như vậy thì một hôm, con dâu nói với tôi: “Bố ơi, nhà bố cũ quá rồi, con tu sửa lại một chút nhé?” Tôi nói: “Không cần đâu”. Con dâu lại nói: “Không tốn đến mấy vạn đâu ạ, bố không phải bận tâm đâu, con sẽ thu xếp.” Tuy tôi lắc đầu nhưng trong tâm lại có chút do dự. Vợ tôi cũng nhiều lần nói với tôi: “Em sẽ đi mua cho anh mấy bộ quần áo đẹp, anh đi cùng em ra cửa hàng rồi anh tự chọn nhé. Tiết kiệm tiền mà làm gì chứ?”

Tôi bỗng nhiên cảnh giác: khi tinh tấn, hiếm khi tôi nghe thấy những lời này, khi tôi bước từng bước chậm chạp, không tinh tấn, liền có nhiều người quan tâm đến tôi hơn, cám dỗ và truy cầu sẽ trong bất tri bất giác mà len lỏi vào.

Tôi lại nhớ đến trạng trái của mình khi mới đắc Pháp: dậy sớm luyện công không hề biếng trễ, bất kể gió mưa sáng sớm đều ra điểm luyện công, điều gì cũng có thể buông bỏ được! Khi đó là động lực gì? Còn hiện tại thì sao? Cứ bước trì trệ, an dật và tê liệt mãi, chính là không muốn tiến về phía trước.

Trong thời gian đó, Sư phụ từ bi thường điểm hóa cho tôi: khi tôi không thể dậy luyện công sáng sớm, trong mơ tôi thường thấy mình nằm bên mép nước (từ ‘nước’ trong tiếng Trung đồng âm với từ ‘ngủ’). Có một lần, trong giấc mơ, tôi đang viết thư pháp theo kiểu chữ thời Lâu Lan (từ ‘lan’ trong tiếng Trung đồng âm với từ ‘lười’) thì có một cảnh sát đứng cạnh; khi tâm thể hiện và chứng thực bản thân rất mạnh mẽ, trong mơ tôi như lơ lửng trên không trung; khi tôi không chú ý đến vấn đề sắc dục, trong mơ tôi không mặc chút gì đứng giữa đám đông và xấu hổ đi khắp nơi tìm quần áo. Hàng ngày, tôi có thói quen ngủ trưa nửa giờ rồi sau đó đả tọa nửa giờ, khi tôi không dậy được, Sư phụ lại vỗ nhẹ vài cái vào tôi. Tôi cứ mong chờ Chính Pháp kết thúc, mệt mỏi không muốn tiến về phía trước, mà chưa từng nghĩ rằng Sư phụ có mệt hay không? Khi cảm thấy khổ, tôi chưa bao giờ nghĩ đến việc Sư phụ cứu độ chúng ta thì có khổ hay không? Nếu giải đãi thì sẽ bỏ dở giữa chừng, tâm tình của Sư phụ sẽ như thế nào đây?

Vậy là tôi hạ quyết tâm: cần đột phá chướng ngại này! Tôi ước thúc bản thân mỗi ngày học hai bài giảng trong Chuyển Pháp Luân; tinh tấn bắt đầu bằng việc luyện công sáng sớm, năm bài công pháp nhất định phải luyện hết; phát chính niệm ít nhất bảy lần, mỗi lần trong ít nhất 20 phút; việc giảng chân tướng sẽ hòa vào cuộc sống, không để bản thân phải lưu lại hối tiếc.

Tiếp xúc nhiều với các đồng tu tinh tấn hơn để thúc đẩy bản thân không lùi bước

Giữa các đồng tu với nhau, mỗi người đều có một phạm vi kết nối với những đồng tu mà mình thường hay tiếp xúc và giao lưu, người ở trạng thái nào thì thường hay tiếp xúc nhiều với người có cùng trạng thái như thế. Tôi cho rằng: cần tiếp xúc nhiều hơn với các đồng tu tinh tấn để xem các đồng tu yêu cầu bản thân nghiêm khắc thế nào? Xem bản thân mình còn sai kém ở đâu? Đặc biệt là khi trạng thái của bản thân không tốt, cần nhanh chóng điều chỉnh lại, phát chính niệm nhiều hơn, học Pháp nhiều hơn, giao lưu với đồng tu nhiều hơn, nhanh chóng tu bỏ nhân tâm, không được để trì hoãn trong thời gian dài.

Trong số các đồng tu mà tôi biết, những đồng tu tu tốt rất nhiều, mỗi khi nghĩ đến biểu hiện tinh tấn của họ, tôi thường rất xúc động. Một lần, tôi đến nhà một đồng tu, cuộc sống của anh ấy rất khó khăn, ăn uống đơn giản, mùa đông trong nhà lạnh giá, anh tiếc không muốn đốt lò sưởi, nhưng anh vẫn học Pháp và luyện công thường hằng không bỏ sót. Tôi cảm khái nói: “Cuộc sống của anh thực sự không dễ gì. Nếu hoán đổi cho tôi, tôi sẽ không thể làm được như anh”. Anh ấy nói: “Tôi vậy là mãn nguyện rồi. So với những người tu Đạo trong núi sâu rừng già, tôi như vậy là quá hạnh phúc rồi.” Những lời này khiến tôi rất xúc động.

Có một đoạn thời gian, tôi cảm thấy bản thân khá tinh tấn, còn có cảm giác “không bị tụt lại phía sau”. Một hôm, một đồng tu lâu năm đến gặp tôi, trong khi trò chuyện, tôi hỏi bà: “Buổi sáng bác dậy lúc mấy giờ?” Bà ấy nói: “Tôi dậy lúc ba giờ.” Tôi nói: “Sao bác có thể dậy được sớm thế? Bà ấy bảo: “Tôi quen rồi. Cứ đến giờ đó là tôi tỉnh.” Tôi nói: “Vào bốn thời điểm phát chính niệm toàn cầu, mỗi lần bác phát kéo dài trong thời gian bao lâu?” Bà ấy nói: “Mỗi lần một giờ, khi nào ít thì là 55 phút.” Tôi nói: “Bác có thể tĩnh lại được không?” Bà ấy bảo: “Có chứ, thường là có thể định trụ lại.”

Tôi cảm thấy rất hổ thẹn: Bản thân còn “không bị tụt lại phía sau” sao? Nhìn đồng tu kìa, đó mới là tinh tấn thực sự! Sau đó, tôi kéo dài thời gian phát chính niệm lên 20 phút hoặc nửa giờ, hàng ngày luyện công sáng sớm không bỏ sót, tôi ước thúc bản thân phải thức dậy đúng giờ để luyện công. Tôi nghĩ: Có vị Thần nào lười biếng mà tu thành không? Hiện tại, mỗi ngày đều là Sư phụ kéo dài thêm cho chúng ta, nếu không biết trân quý mà trái lại còn giải đãi thì sao xứng đáng với Sư phụ!

Trong tiểu khu có một đồng tu lớn tuổi, khi tôi đi ngang qua nhà bà ấy ở tầng dưới, bà ấy mời tôi vào nhà và bảo: “Chú chỉ ra cho tôi xem tôi có chỗ nào chưa được nhé?” Sau khi vào nhà bà ấy, trên tủ đầu giường có một cuốn sổ. Tôi mở cuốn sổ ra và thấy đó là cuốn sổ chép Chuyển Pháp Luân, nét chữ rất đẹp. Tôi ngạc nhiên hỏi: “Bác chép Pháp à?” Bà ấy nói: “Ừ.” Tôi hỏi: “Ngày xưa bác làm nghề gì?” “Tôi làm cho đơn vị thống kê.” Vậy mà tôi luôn cho rằng trình độ văn hóa của bà ấy thấp.

Bên cạnh tủ của bà ấy có bảy hoặc tám hộp các tông, tôi hỏi: “Đây là gì vậy ạ?” Bà ấy nói: “Đó là những cuốn tôi chép các sách Đại Pháp.” Thì ra bà ấy đã chép Chuyển Pháp Luân bảy lần, chép giảng Pháp tại các nơi và Hồng Ngâm ba lần (tôi không nhớ chính xác, nhưng đại thể là con số đó). Tôi rất bội phục bà ấy! Chúng tôi sống trong cùng tiểu khu và cũng thường xuyên gặp nhau nhưng bà ấy không hề thể hiện những điều này, rất khiêm nhường! Ngoài ra, tôi còn nhìn thấy một số trang giấy và hỏi: “Đây là gì vậy chị?” Bà ấy nói: “Đó những thể ngộ hay của các đồng tu trên tạp chí hàng tuần, tôi chép lại để xem mọi người tu luyện thế nào.”

Tôi tinh tấn thế nào thì thể hiện hết ra miệng, còn bà ấy thì rất lặng lẽ, thể hiện qua hành động. So với bà ấy, tôi còn kém xa, mấy thùng chép sách Đại Pháp kia, bà ấy đã phải đặt biết bao nhiêu công phu!? Tôi tự nhắc nhở bản thân: nhất định phải khiêm nhường, khiêm nhường mới có thể đề cao, mới có thể tiến gần đến Thần hơn.

Hỗ trợ và chân tâm phối hợp với công tác của người điều phối

Trước đây, tôi từng hiểu sai về người điều phối, cho rằng đã là người điều phối phải thật xuất sắc, nếu không, thì cũng chẳng khác nhau là mấy, vậy thì ai sẽ nghe họ? Vì nhận thức như vậy nên cái tâm bắt bẻ người khác của tôi rất mạnh, tôi không thuận mắt với người điều phối này, không phục người điều phối kia, và bàn luận sau lưng họ. Trong hai năm qua, tôi nhận thức được rằng đồng tu dù có tinh tấn cũng vẫn có chỗ chưa hoàn thiện, Sư phụ dạy chúng ta cần nhìn vào mặt tốt của đồng tu chứ không phải là nhìn vào khuyết điểm của họ. Sau khi cải biến quan niệm sai lầm này, tôi đã có thể chủ động phối hợp với người điều phối.

Những năm trước, địa phương có bảy, tám đồng tu điều phối nhưng hiện tại còn lại rất ít. Vì sao người điều phối hay gặp nhiều chuyện không may như vậy? Căn bản mà nói, họ làm nhiều vệc nhưng thực tu lại kém, có người điều phối có thể nói về một số Pháp lý, nhưng tâm chứng thực tự ngã của họ rất mạnh mẽ và bị cựu thế lực bức hại nghiêm trọng.

Người điều phối là sợi dây gắn kết hình thành chỉnh thể, bất luận tiêu chuẩn thế nào, họ cũng đều vì chỉnh thể mà lặng lẽ phó xuất rất nhiều. Điều đó thật đáng quý biết bao! Tôi cần phối hợp tốt với công việc và sự sắp xếp của họ, trong quá trình phối hợp cũng có thể nhìn ra rốt cuộc bản thân tu luyện thế nào? Sau khi nhận thức được những điều này, tôi liền thấy có cảm giác thân thiết với các đồng tu điều phối: khi tôi nghe nói một số đồng tu có mâu thuẫn với người điều phối, tôi liền thiện ý nhắc nhở: “Họ cũng thật không dễ dàng gì, chúng ta cần thông cảm và hỗ trợ họ.”

Sau khi tôi nghe nói một đồng tu điều phối từ nhà tù trở về, tôi đã nhờ một đồng tu có thể tiếp xúc với vị đó và dặn đồng tu: “Hãy hỏi vị ấy xem đã có sách Đại Pháp chưa? Có cần giúp đỡ gì không?”

Sau khi một vị điều phối bị giam giữ phi pháp, vợ anh liền ly hôn anh, sau khi ra tù anh trở thành người vô gia cư. Tôi bèn góp tiền giúp anh ấy thuê nhà, mua đồ dùng trong nhà, v.v.. Vị đồng tu này hiện vẫn rất tinh tấn và phó xuất rất nhiều trong hạng mục mà anh ấy đảm nhiệm.

Khi tôi thấy những thiếu sót của người điều phối, tôi sẽ chỉ ra một cách chân thành. Một lần, có vị điều phối từ nhà tù trở về, tâm tình rất nặng nề, nói với tôi: “Em đã đến gặp một số đồng tu, nhưng họ không muốn gặp em. Có người còn nói: ‘Cô đừng đến đây nữa!’ Em không biết mình đã sai ở đâu?“

Vị này rất có năng lực và có sức ảnh hưởng rất lớn trong các đồng tu. Sau khi bị bức hại và trở về từ hang ổ của tà ác, không ai để ý đến cô, cô ấy bèn tìm người để giao lưu nhưng các đồng tu lại toàn tránh mặt. Cô có phần mông lung và cô độc, học Pháp cũng không thể nhập tâm.

Tôi nói với cô ấy: “Các đồng tu nghe nói cô đã bị ‘chuyển hóa’ rồi, họ không biết nội tình. Cô cũng đừng trách các đồng tu, mà hãy tinh tấn lên, vàng ắt sẽ luôn tỏa sáng. Sư phụ thừa nhận là đủ rồi. Sao còn quan tâm đến thái độ của người khác?” Cô ấy gật đầu. Tôi lại nói: “Hiện tại chẳng phải cô có chút mông lung, không biết cần bước tiếp thế nào phải không? Cô ấy nói: “Vâng”. Tôi nói: “Người trong cuộc u mê nhưng người ngoài cuộc thì rất sáng tỏ, trước đây cô đã làm rất nhiều việc, một mình vận hành hơn chục cái máy, rồi còn sản xuất tài liệu, làm sách Đại Pháp, mấy ai có thể làm được như cô. Cô nói gì đều đặt mình ở vị trí trên cao mà nói, mọi người đều nghe lời cô, nhưng cô hiếm khi nghe người khác, cũng không ai dám làm trái ý cô. Hiện tại hoàn cảnh không còn như ngày trước nữa, lại không có việc gì làm, cô sẽ cảm thấy cô độc và lạc lõng, nhưng cô đã từng nghĩ đến chưa? Biểu hiện oanh oanh liệt liệt, đó là tu luyện sao? Cô thiếu sót một điểm then chốt, đó là thực tu, đó là chỗ lậu lớn, phải không?”

Cô ấy hướng đến tôi hợp thập và nói: “Vâng, anh nói đúng tâm em rồi”. Tôi nói thêm: “Cô đã từng nghĩ về điều này chưa? Những việc trước đây cô làm, người thường cũng có thể làm. Cô đã loanh quanh ở trạng thái đó bao nhiêu năm rồi, như thể cho rằng làm càng nhiều việc thì tu luyện càng tốt vậy. Tôi khuyên cô hãy bình ổn tâm lại, cô đừng đi đâu cả, cũng đừng tìm ai, ở nhà học Pháp cho tốt, xoay chuyển tình hình, thực tu chính mình và nhanh chóng bắt kịp.”

Cô ấy bật khóc và nói: “Anh nói những điều này, tâm em đã sáng tỏ hơn nhiều! Tại sao trước đây không có ai nói với em như vậy?” Tôi nói: “Trước đây ai dám nói cô chứ? Nói đi nói lại cô có nghe không? Cô có phục không?”

Kỳ thực, trong lòng tôi rất bội phục cô ấy, ở trong tù cô ấy đã phải chịu khổ rất nhiều, khi trở về vẫn muốn nhanh chóng đuổi kịp, cái tâm ấy trân quý nhường nào! Đó là Phật tính rất đáng trân quý! Về sau, tôi lại chia sẻ với cô ấy thêm vài lần, trạng thái tinh thần của cô ấy trở nên sáng tỏ hơn rất nhiều, đó là trạng thái cần nỗ lực mới có thể theo kịp.

Tôi cho rằng sau khi các vị điều phối vấp ngã, các đồng tu cần cho họ thấy sự ấm áp, đừng vì họ “chuyển hóa” rồi mà coi thường họ, vì điều đó sẽ hủy hoại họ. Chỉ cần chân tâm muốn tốt cho đối phương thì đối phương sẽ có thể cảm nhận được điều đó.

Khi người điều phối mới ra làm việc gì đó, nhất định cần ủng hộ họ.

Có lần, một đồng tu nói với tôi: “Anh biết không? Người này người này là điều phối viên mới…” Niệm đầu của tôi là: “Liệu cô ấy có ổn không?” Trong mấy ngày tiếp theo, tôi thường nghĩ đến cô ấy. Sau đó tôi trở nên cảnh giác: “Đây là loại tâm gì vậy? Tâm tật đố? Tâm không phục? Có vẻ như tâm nào cũng có một chút. Ai làm người điều phối đều là sự cần thiết cho chính thể, trong hoàn cảnh Trung Quốc đại lục bức hại nghiêm trọng như vậy đối với đệ tử Pháp Luân Công mà đồng tu vẫn chủ động đứng ra làm công tác điều phối, thật đáng quý và đáng nể biết bao! Vậy nên nhất định cần ủng hộ họ.

Không được xem nhẹ hoàn cảnh tu luyện trong gia đình

Có một đoạn thời gian, tôi mãi không vượt qua được quan gia đình, giữa vợ chồng, con cái, họ hàng, có những việc nhìn qua thì dường như chỉ là chuyện nhỏ nhặt, vậy mà động một chút là tôi liền phát hỏa. Khi tôi đề cao lên trong Pháp, tâm tôi đột nhiên nhẹ nhõm, cũng xem nhẹ được tình, tâm lo lắng các việc tự nhiên cũng ít đi.

Mùa hè năm nay, con gái tôi được nghỉ hè và cháu đã về nhà. Cháu nói với tôi: “Bố ơi, năm nào về nhà con cũng thấy sắc mặt bố rất tốt. Năm nay lại không như thế bố ạ?” Tôi ngạc nhiên nghĩ: “Mình tự cảm thấy trạng thái ổn mà nhỉ? Sao con gái lại nói thế nhỉ?” Tôi bèn nói: “Con nói xem, sao lại không giống trước?” Con gái tôi nói: “Trước đây bố cả ngày lúc nào cũng cười vui vẻ, hiền hậu dễ gần, nhưng hiện giờ bố rất ít cười, mặt lúc nào cũng nghiêm nghị, con thấy có gì đó không đúng lắm bố ạ!”. Vợ tôi ở bên cạnh cũng nói: “Khi bố con đả tọa còn cau mày, nét mặt già nua rầu rĩ, có lúc người còn lệch cả đi như thể là khổ lắm í.”

Tôi hoang mang nghĩ: “Sao mình lại tu thành ra như vậy chứ?” Hướng nội tìm, tôi phát hiện ra rằng trước mặt người nhà, tâm oán giận, tranh đấu, tự ngã, không phục, nói sao liền làm vậy, rất nhiều nhân tâm vẫn rất nặng, tôi đã loanh quanh ở trạng thái đó rất lâu rồi. Khi chướng ngại xuất hiện thì đột phá một chút đều rất khó, tôi liền nghĩ đến một số việc cụ thể:

Ngay khi tôi vừa ngồi xuống học Pháp, vợ tôi đã gọi lớn: “Anh đi cùng em ra phố mua đồ ăn đi.” Khẩu khí của bà ấy cứ như ra lệnh. Đi ư, đi thì không có thời gian để học Pháp; còn không đi, bà ấy sẽ tức giận chẹn họng tôi mà nói: “Đến khi nào anh mới tu thành Thần chứ!?” Dẫu rằng tôi đã đi hết lần này đến lần khác, nhưng trong tâm vẫn lo lắng: “Khi nào là bao lâu đây?” Có khi tôi vừa bật máy tính lên thì bà ấy từ trong bếp đã lớn tiếng: “Anh vào đây giúp em nấu cơm đi!” Tôi nói: “Chờ anh một chút” thì liền nghe bà ấy làu bàu: “Thật đúng là ích kỷ, không thương mình chút nào!” Tôi sợ mọi người nói mình tự tư nên liền nhanh chóng vào đó. Tuy rằng tôi giúp bà ấy làm việc, nhưng trong tâm cảm thấy khó chịu …

Ngay khi tôi vừa lập chưởng phát chính niệm, bà ấy lại gọi lớn: “Anh ra ăn cơm đi!” Tôi nói: “Em cứ ăn trước đi, lát nữa anh ra.” Bà ấy buông một câu: “Vậy em sẽ đợi anh.” Không còn cách nào, tôi đành ra ăn cùng bà ấy rồi sau đó phát bù. Có một lần, tôi không nhẫn được đã cãi vã với bà ấy, bà ấy bảo: “Người ngoài nói anh tốt, đó là anh ra vẻ thôi. Ở trước mặt em anh thế nào thì đó mới là chân thật. Em thấy anh vẫn hệt như trước, chẳng thấy có cải biến gì.” Tôi không nói gì, trong tâm nghĩ: “Cải biến! Nhất định mình sẽ cải biến! Nhất định sẽ khiến vợ phải phục!”

Tôi ngộ ra một điều, qua những việc nhỏ trong gia đình là có thể nhìn được rõ nhất mức độ quan tâm đến người khác thế nào. Một việc tưởng chừng nhỏ nhặt nhưng khi để ý kỹ sẽ thấy bên trong nhân tâm nhiều như cỏ dại, tâm nào cũng liên quan đến cái tư. Trước đây, tôi có chút thiên lệch, chỉ chú trọng hai việc học Pháp và phát chính niệm mà không chú ý đến việc trừ bỏ nhân tâm, cho rằng học Pháp và phát chính niệm là việc thần thánh, người khác không thể quấy nhiễu, khi bị quấy nhiễu liền khó chịu, không thoải mái. Kỳ thực, đó chính là lúc phải loại bỏ nhân tâm, khi không mang theo nhân tâm thì việc thần thánh mới thực sự trở nên thần thánh, can nhiễu cũng sẽ không có nữa. Tôi đã bị mắc kẹt tại đó trong nhiều năm.

Sau khi thay đổi tâm thái, tâm tôi đột nhiên thấy nhẹ nhõm, khi vợ tôi nhờ việc này hay việc kia, tôi không còn khó chịu nữa, bà ấy nhờ tôi làm gì tôi liền làm đó, thực sự nghĩ cho người khác, nhìn thì tưởng như là phó xuất, nhưng thực ra lại là thu hoạch.

Khi tôi thay đổi, vợ tôi cũng thay đổi, có lúc bà ấy muốn nhờ tôi việc này việc kia nhưng thấy tôi đang học Pháp hoặc phát chính niệm, bà ấy bèn không nhờ nữa, khi bà ấy gọi tôi ra ăn cơm, tôi nói: “Đợi anh một chút?” Bà ấy cũng không cằn nhằn nữa mà ngồi xem điện thoại chờ tôi. Khi càng coi nhẹ tình thì càng thấy nhẹ nhõm. Tu Thiện mới có thể tu xuất tâm từ bi, khi đạt đến trạng thái đó sẽ không dễ phát hỏa nữa, khuôn mặt luôn vui vẻ. Hai năm qua, tâm oán giận, tâm tranh đấu, tâm không phục của tôi đã giảm đi rất nhiều, tâm tôi rạng rỡ, sắc mặt tự nhiên trở nên tường hòa.

Tôi luôn cảm thấy mình tu rất bình thường, bản thân chỉ nhỏ bé như một giọt nước. Nhưng tôi cũng cảm thấy vô cùng vinh diệu và tự hào khi có thể có duyên được theo Sư phụ tu luyện trong Chính Pháp, để sinh mệnh tôi được thuần tịnh trong Chính Pháp. Trải qua những năm tháng gian khó ma luyện chính mình, tôi càng hiểu rõ hơn về sứ mệnh và trách nhiệm của bản thân, kiên định bước đi theo Sư phụ, không nhìn vào hình thế nơi thế gian, không nghĩ ngày mai sẽ ra sao, cũng không nghĩ khi nào sẽ kết thúc, chỉ kiên định tiếp tục bước đi theo Sư phụ! Một mạch cho đến hết con đường!

Con xin khấu bái Sư tôn!

Cảm ơn các đồng tu!

Bản quyền © 2025 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.


Bản tiếng Hán: https://big5.minghui.org/mh/articles/2023/5/22/444305.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2023/9/3/211139.html

Đăng ngày 22-09-2023; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share