Bài viết của đệ tử Đại Pháp tỉnh Hà Bắc

[MINH HUỆ 27-05-2023] Bản thân tôi không biết viết bài chia sẻ. Hễ nhắc đến viết bài chia sẻ, thì tôi lại lo sợ. Nhưng với mười mấy năm đắm mình trong Pháp quang từ bi của Sư tôn vĩ đại, tôi có rất nhiều cảm xúc. Đối với lòng biết ơn dành cho Sư tôn, dẫu tôi có dùng hết ngôn ngữ của nhân loại, thì cũng không có cách nào diễn tả được. Tại đây, tôi chỉ muốn chia sẻ thể ngộ khi phối hợp trợ giúp đồng tu giảng chân tướng, để báo cáo với Sư tôn và giao lưu cùng quý đồng tu.

Người mà tôi phối hợp giảng chân tướng là một đồng tu cao niên (đồng tu B). Bà rất giỏi ăn nói. Thông thường bà chỉ cần nói chưa tới vài câu, thì đã có thể tạo bầu không khí vui vẻ sinh động, khiến người ta thoải mái nghe bà giảng chân tướng và khuyên tam thoái. Như vậy, tôi tự nhiên trở thành người trợ giúp cho bà. Ban đầu, tôi cho rằng khi làm người trợ giúp, tôi chỉ cần phát chính niệm, quan sát hoàn cảnh xung quanh, rồi ghi lại danh sách tam thoái là được. Nhưng về sau, tôi mới nhận ra nó không đơn giản như vậy. Làm người trợ giúp thật không dễ chút nào.

Tôi phát hiện có rất nhiều việc mà người trợ giúp cần làm. Đối với những người khác nhau, đồng tu sẽ nói về các nội dung khác nhau, dẫn dắt câu chuyện khác nhau. Là người trợ giúp, tôi cần dựa theo tình huống khác nhau để đưa ra cách ứng phó thích hợp, chứ không thể chỉ phát chính niệm mà không nói chuyện, cũng không thể giành lời mà nói chuyện. Khi nào cần nói, thì tôi nói. Tôi phải nắm bắt thật tốt nên nói chuyện gì, và nói như thế nào.

Một lần nọ, khi đi trên đường, chúng tôi gặp một chị gái ngoài 60 tuổi. Sau khi đồng tu B bắt chuyện với chị, đồng tu nói đến quan chức của ĐCSTQ tham nhũng không màng tới sự sống chết của người dân v.v. Chị gái rất tán thành. Tuy nhiên, khi đồng tu vừa nói đến tam thoái, thì chị ấy không nói gì nữa. Tôi quan sát thấy chị này có vẻ bị lừa dối bởi những lời tuyên truyền của tà đảng, đưa đến hiểu lầm Đại Pháp. Vì vậy, tôi nói tiếp câu chuyện bằng cách giảng về các điểm nghi vấn trong “vụ tự thiêu giả trên Quảng trường Thiên An Môn”. Đồng tu B cũng phản ứng theo, giảng tiếp về Đại Pháp hồng truyền, vẻ đẹp của Đại Pháp, Tàng tự thạch v.v. Cuối cùng thì, chị gái hiểu rõ sự thật và chịu làm tam thoái.

Trong khi phối hợp, đối với nhóm hai người hoặc nhiều người đi cùng nhau, tôi cũng thường xuyên tạo [điều kiện] thuận tiện cho đồng tu, để người nghe chân tướng không bị người khác làm phiền việc lựa chọn được cứu. Để tránh mọi người làm phiền lẫn nhau, tôi sẽ nghĩ cách thu hút sự chú ý của những người khác, sao cho đồng tu có thể giảng chân tướng riêng cho từng người, cứu họ bằng cách giảng đơn lẻ như vậy. Tuy nhiên, đối với một người không giỏi ăn nói và dẫu có cố gắng cũng không biết nói gì như tôi, thì đây là một việc làm đầy tính thử thách. Nhưng khi tôi thực sự buông bỏ tự ngã, tâm thái thuần chính, âm thầm viên dung phối hợp, thì Sư tôn sẽ ban cho trí huệ, Ngài đưa những lời nên nói vào trong đầu não của tôi. Đôi khi tôi cũng gặp tình huống lúng túng. Khi này, linh cảm đột nhiên xuất hiện để tôi phá vỡ cục diện, trợ giúp đồng tu ở phía sau thuận lợi giảng chân tướng và khuyên tam thoái.

Một lần nọ, chúng tôi gặp một cậu thanh niên làm kinh doanh đến từ địa phương khác. Vì đồng tu muốn kết thân với cậu ấy để tiện giảng chân tướng, nên đồng tu tươi cười hỏi: “Chàng trai trẻ, quê cháu ở đâu đấy?” Cậu ấy để cho đồng tu đoán. Đồng tu nghĩ ngợi một lúc rồi nói: “Tảo Trang, tỉnh Sơn Đông phải không?” Cậu thanh niên nói: “Là Tảo Trang. Nhưng sao bà biết Tảo Trang, mà không phải nơi khác nhỉ?” Đồng tu nhất thời không biết nói sao. Thấy vậy, tôi vội nói đùa: “Cậu là hồng Tảo Trang, còn bà ấy là hắc Tảo Trang.” Mọi người đều bật cười. Chúng tôi giảng chân tướng và giúp cậu làm tam thoái suôn sẻ. Hơn nữa, cậu thanh niên cũng vui vẻ nhận đĩa hình chân tướng.

Khi cần thiết, Sư tôn còn ban cho tôi khả năng quan sát nhạy bén. Không chỉ là quan sát người nghe chân tướng, mà còn thấu hiểu tâm lý của đồng tu. Một lần nọ, chúng tôi gặp một ông lão ngoài 70 tuổi đang ngồi ở luống hoa ven đường. Sau khi bắt chuyện, mặc dù đồng tu nói chuyện với ông cả nửa ngày, nhưng vẫn chưa đi vào chủ đề chính. Tôi phát chính niệm ở bên cạnh, quan sát thấy đồng tu B gặp chướng ngại. Vì ông lão đó không giống như người dân bình thường, nên đồng tu không biết nên giảng từ đâu. Vì vậy, tôi cười nói: “Trước đây ông từng làm trong quân đội phải không? Trông khí chất của ông, tôi thấy ông vẫn giữ được phong thái của quân nhân.” Ông lão cười nói: “Trước đây tôi là cán bộ liên cấp. Trước khi về hưu, tôi từng giữ chức phó giám đốc công ty.” Và đồng tu đã bắt đầu nói từ chuyện quân đội tham nhũng. Sau đó, ông đã vui vẻ làm tam thoái.

Nếu các đồng tu thường xuyên ra ngoài giảng chân tướng cứu người, thì có thể gặp đủ kiểu người. Bảo vệ đồng tu là bảo vệ chỉnh thể, là duy hộ Pháp. Tuy nhiên, chúng ta cũng không thể tranh cãi với người thường, thay vào đó chúng ta cần cứu độ họ. Chúng ta nên nói và làm thế nào, việc này nghe có vẻ khó, nhưng cũng không khó, bởi vì có Sư phụ gia trì, nên chúng ta có thể biến mâu thuẫn thành tình bạn và xoay chuyển tình thế.

Đồng tu B đã 70 tuổi, bà nhớ lời nhắn nhủ của Sư tôn, không ngại nóng bức giá lạnh, gió sương mưa tuyết, hàng ngày đều ra ngoài [giảng chân tướng] trực diện để cứu người. Bà là một lão nhân được người khác kính trọng. Tuy nhiên, chúng tôi cũng gặp một số người trẻ không biết kính già yêu trẻ. Họ tỏ thái độ lạnh lùng bất thiện như sẽ dội gáo nước lạnh vào đồng tu B. Một lần nọ, chúng tôi gặp một cô gái có làn da ngăm đen đang phát tờ rơi quảng cáo. Đồng tu B tươi cười nói chuyện với cô: “Này cô bé, trông cháu hơi giống người Ấn Độ.” Trước khi đồng tu dứt lời, cô gái mặt mày khó chịu nói ngay một câu: “Giống người Ấn Độ để làm gì chứ? Tôi là người Trung Quốc.” Câu trả lời bất ngờ khiến đồng tu nhất thời chưa thể định thần, sững sờ đứng đó. Vì tôi thấy không ổn, nên vội vàng nói tiếp: “Bà này (chỉ đồng tu B) muốn khen cháu xinh đẹp. Người Ấn Độ rất đẹp, bởi vì Ấn Độ là đất Phật, nơi khởi nguồn của Phật giáo. Người dân ở đó đều tín ngưỡng Thần Phật, họ đều rất thiện lương, vì vậy sẽ được Thần Phật bảo hộ. Bà muốn khen cháu là một cô bé vừa xinh đẹp vừa thiện lương.” Khi này, đồng tu cũng nói: “Cháu xem, có người nói dì này (chỉ tôi) là người Ấn Độ đó.” Sẵn tiện, tôi nói tiếp: “Nói không chừng, hai chúng ta từng chuyển sinh ở Ấn Độ vào đời nào đó. Vì có duyên với đất Phật, nên hôm nay chúng ta cần phải tin vào Thần Phật. Cầu xin Thần Phật bảo hộ chúng ta.” Sau đó, đồng tu nói với cô gái Pháp Luân Đại Pháp là Phật Pháp, và giúp cô ghi nhớ “Pháp Luân Đại Pháp hảo, Chân Thiện Nhẫn hảo.” Cô gái đã vui vẻ làm tam thoái.

Khi tôi và đồng tu B phối hợp giảng chân tướng, chúng tôi càng làm càng thấy vui vẻ. Chúng tôi thường xuyên tươi cười khiến con người được cứu độ. Ở siêu thị, chúng tôi gặp một cậu thanh niên đang bày biện hàng hóa. Sau khi đồng tu đến bắt chuyện, đồng tu hỏi cậu ấy họ gì. Cậu trả lời là họ Đổng. Tôi buột miệng nói một câu: “Đổng Vĩnh à, vợ cậu chắc là đẹp như tiên.” Cậu ấy bật cười, đồng tu sẵn đó nói tiếp: “Xem ra ‘nhà cậu có vợ đẹp như tiên’, và cậu có duyên với thần tiên!” Cậu thanh niên cười toe toét. Đồng tu cũng cười vui và nói thêm: “Bà nói cho cháu một bí mật, chúc hai vợ chồng cháu mãi mãi bên nhau, bách niên giai lão.” Không cần nói cũng biết cậu thanh niên vui sướng đến nhường nào. Nhờ đó, sinh mệnh này đã được cứu độ.

Đôi khi tôi cảm thấy, vị trí trợ giúp [giảng chân tướng] này rất đa năng, không chỉ có thể phối hợp ở mọi phương diện, mà còn có thể đóng vai chính khi cần thiết nữa.

Chúng tôi từng gặp một gia đình có ba người, bao gồm mẹ, con gái và cháu ngoại. Đồng tu B nói chuyện với người mẹ, cô con gái cũng đứng đó nghe. Khi này đứa bé đòi kéo cô con gái đi qua đường. Tôi đứng bên cạnh phát chính niệm, và thầm nghĩ: Không được, nếu qua đường thì cô ấy không thể nghe chân tướng. Mình không thể để cho cô lỡ mất cơ hội được cứu này. Vì vậy, tôi vội vàng đuổi theo hai mẹ con, lợi dụng thời gian một phút đứng chờ xe băng qua, tôi đã giúp cô làm tam thoái. Khi này, người mẹ ở kế bên đồng tu B cũng đã làm tam thoái.

Tôi cũng từng trải nghiệm vài chuyện thú vị như sau. Khi đồng tu giảng chân tướng, đối phương có thể tiếp thu, nhưng khi đồng tu khuyên tam thoái, thì ông chỉ mỉm cười mà không trả lời. Khi đồng tu khuyên lần nữa, thì ông không chấp nhận. Điều thú vị là, ông ấy nhìn tôi khi tôi đang phát chính niệm. Tôi nghĩ mình không thể xen vào nói chuyện, mình nên có biểu hiện tích cực cho ông thấy. Vì vậy, tôi mỉm cười và gật gật đầu với ông. Vậy mà, ông đã chấp nhận làm tam thoái. [Trải nghiệm này] thực sự rất thú vị! Vì có quá nhiều ví dụ khác nữa, nên tôi không thể liệt kê ra từng cái, tuy nhiên mục đích cứu người không thay đổi. Chỉ cần có thể cứu người, thì chúng tôi sẽ kịp thời dùng mọi biện pháp, chia nhau ra làm hoặc phối hợp để làm. Không phải nói là chúng tôi thông minh và đa năng như thế nào, mà là khi làm mọi việc, chúng tôi có thể cảm nhận được Sư tôn gian khổ phó xuất vì chúng tôi. Đôi khi vì thời gian có hạn, đòi hỏi chúng tôi phải chia nhau ra làm, nên mỗi người chúng tôi sẽ cùng lúc giảng [chân tướng] trực diện cho nhiều người. Nếu không có Sư tôn khổ tâm an bài và từ bi bảo hộ, thì bản thân chúng tôi rất khó làm được.

Phương pháp giảng chân tướng của chúng tôi rất linh hoạt và phù hợp. Tùy theo yêu cầu và tình huống khác nhau, chúng tôi sẽ kịp thời thay đổi phương pháp. Chúng tôi gặp đủ kiểu người, muôn hình vạn trạng. Nếu phối hợp tốt thì sẽ làm suôn sẻ. Nếu phối hợp không tốt thì sẽ không suôn sẻ. Nhưng chúng tôi đều chủ động kịp thời hướng nội tìm, quy chính bản thân, thực hiện thệ ước của mình trong niềm vui.

Đệ tử cảm tạ Sư phụ an bài cho con một đồng tu tốt như vậy. Bà luôn ghi nhớ trách nhiệm và sứ mệnh cứu chúng sinh ở trong tâm trí, điều này cũng thôi thúc tôi. Bà cũng giúp tôi nhìn thấy thiếu sót và tu chính bản thân khi tôi trợ giúp bà [giảng chân tướng].

Một ngày vào năm ngoái, cũng là thời điểm nóng nhất ở địa phương, chúng tôi tình cờ biết được học sinh trung học ở huyện kế bên đi thi ở thành phố này, vì vậy chúng tôi quyết định hoãn việc về nhà nấu cơm trưa [để đi cứu người]. Chúng tôi rảo bước hai vòng ở hai bên đường trước cổng trường, và làm tam thoái cho mười mấy em học sinh. Khi nghe nói buổi chiều còn có học sinh đi thi, hơn nữa hôm đó là ngày thi cuối cùng, đồng tu B đề nghị chúng tôi sẽ tiếp tục đi cứu người vào buổi chiều. Tôi nhìn thấy mặt trời chói chang như thiêu đốt, nghĩ rằng mình phát sốt hơn nửa tháng, thân thể không còn sức lực, vì vậy tôi thực sự không muốn ra ngoài vào buổi chiều. Nhưng đồng tu vẫn kiên nghị nói: “Nếu chỉ mình tôi đi, thì tôi cũng đi. Có thể cứu được bao nhiêu người thì hay bấy nhiêu vậy.” Dưới cái nóng như thiêu đốt, mặc dù đồng tu đã 70 tuổi, nhưng bà vẫn nghĩ cho chúng sinh, nghĩ đến trách nhiệm bản thân là đệ tử Đại Pháp. Tôi đã bị bà làm cho cảm động. Tôi không có lý do nào để lười biếng. Còn nhớ buổi chiều hôm đó, khi các em học sinh ra về sau khi thi xong, chúng tôi vẫn nán lại không muốn rời đi, bởi vì muốn chờ thêm nữa để xem phía sau còn có học sinh nào không. Chờ đến khi không còn học sinh nữa, thì chúng tôi mới về nhà.

Ngày hôm đó, kỳ thực chúng tôi không nghĩ mình sẽ đi đến con đường đó. Vì chúng tôi đột nhiên đổi lộ trình nên mới gặp được học sinh đi thi. Đây là Sư tôn khổ tâm an bài để chúng tôi đến đó. Nhưng số người chúng tôi cứu quá ít. Đáng tiếc là chúng tôi không thể phân thân, không thể cứu nhiều người hơn nữa, chỉ mong rằng từ đây về sau họ vẫn còn có cơ hội được cứu và sẽ không bỏ lỡ nó.

Trong quá trình trợ giúp [đồng tu], đôi khi tôi cũng biểu lộ ra sự ích kỷ. Tôi cho rằng tất cả mọi người đều do đồng tu B đích thân khuyên tam thoái, vậy không biết mình có được uy đức hay không? Đôi khi, tôi còn nghĩ đồng tu B rất có năng lực cứu người, ngay cả khi không có mình phối hợp, thì bà ấy vẫn có thể làm rất tốt, vậy mình được tính làm gì đây? Mình chỉ là hộ tống bà đi một vòng trên đường mà thôi. Và mỗi lần như vậy, Sư tôn sẽ nhắc nhở tôi:

“Thành tựu công đức não hậu sự”
(Nhất niệm trung, Hồng Ngâm II)

Tạm dịch:

Thành tựu công đức chẳng bận tâm

Tôi hiểu ra điểm hóa của Sư tôn là: Không nghĩ đến được mất cá nhân, không nghĩ đến người là do ai cứu. Chỉ cần con người có thể được cứu, thì ấy là niềm an ủi lớn nhất của tôi.

Chúng tôi không làm gì nổi bật, chỉ là khi đi mua sắm bình thường ngoài phố, chúng tôi lưu lại dấu chân và tiếng cười, cùng lúc mang đến hy vọng tương lai cho các sinh mệnh, truyền tải vẻ đẹp của Đại Pháp vào trong tâm của mọi người. Mong rằng chúng sinh đều có thể được cứu độ!

Bản quyền © 2023 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.


Bản tiếng Hán: https://big5.minghui.org/mh/articles/2023/5/27/在配角的位置上快樂救人-461255.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2023/8/27/211019.html

Đăng ngày 23-09-2023; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share