Bài viết của một học viên Pháp Luân Đại Pháp tại Singapore

[MINH HUỆ 24-02-2023] Tôi bắt đầu tu luyện Pháp Luân Đại Pháp cách đây hơn hai mươi năm. Kể từ khi đại dịch bùng phát hơn ba năm về trước, tôi đã tham gia nền tảng RTC để gọi điện thoại về Trung Quốc đại lục và tích lũy được một số kinh nghiệm giảng chân tướng. Đầu năm nay, tôi may mắn được trở thành biên tập viên của một trang web “thoái đảng”. Tôi phụ trách biên tập các đoạn ghi âm điện thoại giảng chân tướng thành những câu chuyện tư liệu.

Sư phụ giảng:

“Đệ tử Đại Pháp làm gì cũng nhất định phải hết sức thiết thực, để tâm vào đó mà làm, đừng quan tâm thời gian, không cần suy nghĩ nhiều thế, chư vị nhất định phải tận tâm tận lực làm cho tốt những gì chư vị nên cần làm, thì toàn thể việc đó sẽ làm được tốt.” (Giảng Pháp ngày Pháp Luân Đại Pháp thế giới [2014])

Tôi ngộ ra rằng mình phải hết sức thiết thực làm tốt công việc nếu muốn tham gia một hạng mục nào đó. Câu chuyện về các đệ tử Đại Pháp giảng chân tướng, cứu chúng sinh có tác dụng chứng minh tính chân thực của dữ liệu thoái đảng và các tổ chức liên đới của nó, điều này có ý nghĩa rất trọng đại. Vì vậy, tôi đặt việc biên tập câu chuyện tư liệu lên hàng đầu, nỗ lực làm tốt, hoàn thành sứ mệnh và thệ ước từ tiền sử của bản thân.

1. Đề cao bản thân trong khi biên tập các câu chuyện tư liệu

Tôi gọi điện thoại về Trung Quốc đại lục mỗi ngày. Nhờ có sự phối hợp của các đồng tu, điện thoại tôi gọi cũng liên tiếp được những người hữu duyên tiếp nhận. Phương thức đơn giản và nhanh chóng này cho phép tôi toàn tâm toàn ý giảng chân tướng, kết quả đạt được thực sự là sự bán công bội.

Một ngày nọ, một cán bộ cấp khu vực ở Trung Quốc đã trả lời điện thoại. Anh ấy vừa nghe đến thoái đảng bảo bình an liền lập tực lăng mạ tôi và nói những lời lẽ thô tục. Tôi không động tâm, và bắt đầu kể cho anh ấy nghe những câu chuyện về những người dân thường bị Trung cộng đàn áp. Tôi thiện ý lý giải sự tức giận của anh ấy là có nguyên nhân. Sự từ bi, chân thành và thiện niệm của tôi đã cảm hóa anh ấy, khiến thái độ của anh chuyển biến. Cuối cùng, anh ấy đã nhìn rõ bản chất tà ác của Trung Cộng và nguyện ý thoái đảng. Sau khi câu chuyện này được xuất bản, nó đã thu hút hơn 3.000 lượt xem. Mỗi lần gọi điện thoại giảng chân tướng chỉ có một người hoặc một vài người nghe, nhưng sau khi nó được chỉnh lý thành tài liệu và đăng tải trên trang web, thì có hàng trăm ngàn người theo dõi và số lượt người truy cập tiếp tục tăng, điều này đã tăng cường tín tâm của tôi rất nhiều trong việc giảng chân tướng và biên soạn những câu chuyện tư liệu.

Việc biên tập “Những câu chuyện về tam thoái” thực sự là một bước đột phá vì không có khuôn mẫu nào để tham chiếu trước đây. Ban đầu, tôi nghe và đánh máy bản thảo dựa trên băng ghi âm giảng chân tướng, rồi thêm đoạn đối thoại giữa tình nguyện viên và người trả lời dựa trên trạng thái tâm lý của nhân vật, và biên tập câu chuyện theo nội dung giảng chân tướng.

Dần dần, thuận theo việc viết ngày càng nhiều câu chuyện tư liệu, tôi phát hiện rằng nội dung giảng chân tướng của các đồng tu là đại đồng tiểu dị. Tiêu đề, lời giới thiệu, nội dung giảng chân tướng là giống nhau, đây là điểm khó khi viết bài. Làm thế nào để khắc phục khó khăn, làm cho lời thoại, câu chuyện của các nhân vật khác nhau trở nên thú vị và hấp dẫn, cũng như thể hiện được những phong cách khác nhau? Tôi đã mang những câu hỏi này đi thỉnh giáo một biên tập viên cao cấp. May mắn thay, người biên tập giúp chúng tôi xem lại bản thảo là một chuyên gia đã có hàng chục năm kinh nghiệm. Anh ấy nói về việc viết bài bằng những thuật ngữ đơn giản, và giúp tôi hiểu rằng những câu chuyện tư liệu là để giảng chân tướng cho tất cả chúng sinh, khuyên tam thoái dựa trên việc khuyến thiện, khi khuyến thiện cần đặt công phu, dẫn dắt người ta phân biệt thiện ác, trừ bỏ cái ác, phát huy cái thiện. Đồng thời để tránh rập khuôn thì có thể xen kẽ câu chuyện tu luyện của các học viên để chứng minh rằng nhờ lực lượng lớn mạnh của Đại Pháp đã khiến họ có thể phóng hạ được mất cá nhân để bước ra giảng chân tướng cứu người. Những câu chuyện tu luyện của đệ tử Đại Pháp cũng là đang chứng thực Pháp.

Ban đầu khi gọi điện thoại giảng chân tướng, tôi sẽ thuận theo chấp trước của đối phương để tùy cơ ứng biến, nên thường không bám sát chủ đề. Tuy nhiên, khi chỉnh lý các đoạn hội thoại được ghi âm thì tôi sẽ sắp xếp chúng một cách logic, và tóm tắt những điểm chính thành các tiêu đề nhỏ. Những điểm chính này đã giúp tôi định hướng cuộc gọi qua điện thoại của mình một cách hợp lý hơn.

Một ngày nọ, tôi gọi điện giảng chân tướng cho một quý ông ở tỉnh An Huy. Ban đầu, ông ấy không muốn thoái xuất ĐCSTQ. Tôi thể hội rằng, khuyên tam thoái là một quá trình khuyến thiện, nên tôi nhẫn nại giảng ra đạo lý từ nhiều góc độ khác nhau. Lời khuyên thứ nhất cho ông là bài trừ lời thề độc để được bình an, lời khuyên thứ hai là từ bỏ vô thần luận để không bị liên lụy, lời khuyên thứ ba là sát nhân phải đền mạng và Trời nhất định diệt Trung Cộng, lời khuyên thứ tư là thanh minh thoái đảng và các tổ chức liên đới của nó trên trang web thoái đảng để được bình an. Cuối cùng, ông ấy đã đồng ý thoái xuất khỏi các tổ chức của Trung Cộng. Câu chuyện “ĐCSTQ đã cùng đường mạt lộ, bà Hàn khuyên những người dân lương thiện hãy tránh xa nó” đã ghi lại chân thực toàn bộ quá trình gọi điện thoại thuyết phục ông thoái đảng.

Tôi nhận thấy rằng tư duy lý tính và sự cải thiện trong việc viết bài đã dẫn dắt lối tư duy logic của tôi khi giảng chân tướng. Tôi từng rất bối rối và gặp khó khăn trong việc giải khai các chủng các dạng tâm kết của chúng sinh, nhưng không ngờ sau khi đề cao lý tính trong việc chỉnh sửa bản thảo, khi tôi lại gọi điện thoại giảng chân tướng thì trí huệ và linh cảm không ngừng tuôn chảy, tôi có thể giảng chân tướng không ngừng nghỉ. Lúc đầu đối phương không biểu đạt quan điểm của mình, thay vào đó họ chế giễu, phản bác, coi thường, thậm chí hét lên đe dọa và lăng mạ. Khi hiểu được một chút chân tướng, họ sẽ trầm tĩnh lại suy nghĩ. Thái độ của họ cũng chuyển biến, họ sẽ liễu giải được nhiều chân tướng hơn, nhận ra bản chất của tà đảng, và cuối cùng thoái xuất khỏi các tổ chức của Trung Cộng.

Hóa ra việc giảng chân tướng và viết bài là tương phụ tương thành với nhau. Nhờ sự an bài của Sư phụ mà tôi có cơ hội được tham gia vào nhóm tin tức của trang web thoái đảng. Tôi đã học được rất nhiều điều ở đây và liên tục gọi điện mỗi ngày để chỉnh sửa bản ghi âm, chép bản thảo và biên tập các câu chuyện. Sau khi bài viết được đăng, một trong những điều khiến tôi hài lòng nhất là tĩnh hạ tâm, so sánh đối chiếu những sửa đổi, bổ sung của các biên tập viên khác và suy ngẫm về những thiếu sót của bản thân. Tại sao tiêu đề lại bị thay đổi? Tại sao lại xóa đoạn này? Tại sao lại bổ sung những từ kia? Tại sao và tại sao… Tôi phát hiện càng sửa đổi nhiều phần thì tôi lại càng học được nhiều hơn.

Kỹ năng viết của tôi dần dần được đề cao, tôi cảm thấy quá trình này vô cùng trân quý và thích thú. Tôi cố gắng tìm hiểu nguyên nhân của việc sửa đổi bài viết, và sau khi minh bạch ra được thì niềm vui mà tôi cảm nhận được là không thể dùng ngôn ngữ để diễn tả thành lời. Viết những câu chuyện chân tướng là để cứu người, và việc không ngừng tu chính những thiếu sót của bản thân cũng là một quá trình tu luyện và đề cao. Tôi cố gắng làm cho bài viết dễ đọc và thú vị để mọi người có thể minh bạch chân tướng và được truyền cảm hứng khi đọc bài.

Sư phụ giảng:

“Trong quá trình thực thi cái được nhìn là nhân tâm chư vị, chứ không nhìn bản thân sự thành công của chư vị. Trong quá trình chư vị thực hiện thì hãy cứu người ta! Trong quá trình chư vị thực hiện thì là quá trình chư vị tu luyện đề cao, đồng thời khởi tác dụng cứu độ chúng sinh! Không hề nói rằng chư vị thực thi việc đó thành công thì chư vị mới có thể khởi tác dụng cứu độ chúng sinh.” (Giảng Pháp tại Pháp hội New York 2016)

Con xin cảm tạ Sư phụ đã an bài và gia trì cho con để con có được cơ hội trân quý này để cứu người và đề cao!

2Suy ngẫm về bản thân khi gặp mâu thuẫn và khuếch đại dung lượng tâm

Khi tôi bắt đầu cảm thấy thoải mái hơn với công việc biên tập của mình, thì các biên tập viên và ký giả mới đến và những yêu cầu đối với chúng tôi cũng tăng cao lên theo. Chủ biên sắp xếp cho tôi sửa bản thảo đầu tiên của ký giả mới. Lúc đầu tôi nghĩ việc xem lại bản thảo không khó, nhưng đến lúc thực sự làm thì lại gặp rất nhiều khó khăn và mâu thuẫn. Tốc độ đề cao kỹ năng của tôi vẫn chưa đủ nhanh để theo kịp yêu cầu.

Có lần tôi phối hợp với một đồng tu là ký giả mới, cô ấy không đồng tình với phần nội dung do tôi biên tập, và kiên trì bảo lưu phong cách riêng của mình. Tôi có thể lý giải điều này. Nếu bài viết của tôi được biên tập viên khác chỉnh sửa, nhưng tôi lại cho rằng bài viết của mình hay hơn thì có thể xúc động tới tự ngã của bản thân, và khả năng sẽ sinh ra tâm không phục.

Tôi đã cố gắng giải thích những thay đổi qua điện thoại, nhưng đối phương từ chối liên lạc. Ngày hôm sau cô ấy trả lời tôi: “Việc chỉnh sửa là của bạn. Tôi vẫn bảo lưu quan điểm của mình”.

Ban đầu tôi nghĩ việc cứ thầm lặng chỉnh sửa và tĩnh tĩnh suy nghĩ là rất dễ chịu. Tuy nhiên, tôi cũng cảm thấy rất phiền phức vì việc chỉnh sửa bài viết đã khiến các đồng tu cảm thấy buồn. Tôi nhận ra rằng khi biên tập bài viết, tôi đã không suy nghĩ từ góc độ của đối phương mà hoàn toàn chiểu theo cách làm của bản thân và cho rằng mình đúng. Thực ra, những người khác cũng có ý tưởng hay, và không chỉ có một cách duy nhất để biểu đạt sự việc. Vậy tại sao tôi không cân nhắc đến cảm thụ của người khác?

Sự việc này khiến tôi tự trách bản thân. Việc biên tập câu chuyện và xem xét lại bản thảo là hai khái niệm khác nhau, ý tưởng và phương pháp thực hiện là không giống nhau. Thực sự thì năng lực và trình độ của tôi chưa đủ tốt. Bản thân tôi vốn là một giáo viên, tôi đã quen việc sửa bài cho học sinh và nghĩ rằng “Mình đúng”. Bây giờ tôi đang giúp các đồng tu sửa lại bản thảo, đáng lẽ tôi nên thuận theo ý tưởng của đồng tu để có những điều chỉnh phù hợp.

Tôi đã tranh chấp với đồng tu, tôi cảm thấy có lỗi và ủy khuất nên đã hướng đến đồng tu giải thích. Tuy nhiên đồng tu không chịu tiếp thụ, thậm chí còn nói: “Tôi có thể đăng bài viết này trên các phương tiện truyền thông khác”. Tại sao tôi lại cảm thấy khó chịu với câu nói này?

Mấy ngày hôm đó tâm trạng tôi vô cùng chán nản. Tôi cố gắng hướng nội tìm ra thiếu sót của bản thân, nhưng nội tâm liên tục suy nghĩ: “Làm sao có thể như vậy được? Mình đã sai sao?” “Tại sao mình cứ kiên trì rằng mình viết tốt? Phải chăng mình đang chứng thực bản thân?”

Tôi không thể hiểu được – vốn dĩ việc sửa đổi bản thảo là để giúp đồng tu nhưng giờ lại gây ra mâu thuẫn, tranh chấp. Giữa lúc bế tắc, trong đầu tôi bỗng nảy ra một ý niệm: “Mình có tâm chứng thực bản thân không? Tại sao lại để mình nhìn thấy, nghe thấy những điều này? Nhất định mình có cái tâm này thì Sư phụ mới an bài khảo nghiệm, để mình tu khứ tâm chứng thực bản thân này đi. Tại sao mình luôn kiên trì rằng mình đúng? Mình đã sai ở đâu?”

Sư phụ giảng:

“Là người tu luyện, ‘tìm bên trong’ là một Pháp bảo”. (Giảng Pháp tại Pháp hội quốc tế Washington DC năm 2009, Giảng Pháp tại các nơi IX)

Khi gặp phải mâu thuẫn, tôi vẫn luôn nhìn vào đồng tu. Chỉ khi không tìm được nguyên nhân tôi mới hướng nội tìm. Trạng thái tu luyện của tôi thật sai kém! Sư phụ nhìn thấy tôi có những tâm này nên đã an bài khảo nghiệm để tôi đề cao tầng thứ. Tôi cũng nhận ra mình có tâm coi thường người khác, tâm tranh đấu, chấp trước vào đúng sai bề mặt, thiếu sự bao dung và thấu hiểu các đồng tu. Đặc biệt khi bài viết được xuất bản theo bản thảo mà tôi đã sửa đổi, tôi lại càng cảm thấy mình đúng. Chẳng trách có ký giả mới đã nói thẳng thừng với tôi rằng: “Đều viết theo mẫu của anh à?” Đúng vậy, câu nói này đã cảnh tỉnh tôi. Tự cho mình là đúng chẳng phải là đang chứng thực bản thân sao?

Khi bình tĩnh lại để viết ra bài chia sẻ này, tôi mới có thể xem xét kỹ hơn nhất tư nhất niệm của mình. Bất cứ khi nào một bài viết được xuất bản, được kênh truyền thông đăng lại, hoặc được các đồng tu khen ngợi, đây đều là những khảo nghiệm. Nếu tôi cảm thấy hưng phấn và hài lòng, đó có phải tâm hoan hỷ không? Khi tôi cảm thấy mình gọi điện thoại được tốt, khuyên tam thoái được nhiều người, đó có phải là tâm tự cao tự đại và chứng thực bản thân không?

Còn có một câu chuyện tài liệu về một bí thư đảng độc đoán từ nước ngoài trở về Trung Quốc. Thông qua gọi điện thoại giảng chân tướng, ông ấy đã thay đổi thái độ và thoái xuất khỏi ĐCSTQ. Tôi nghĩ câu chuyện này sẽ là một bước đột phá trong việc thuyết phục mọi người thoái đảng. Tuy nhiên, các phương tiện truyền thông khác đã không đăng lại câu chuyện này. Tôi cảm thấy rất thất vọng và không ngừng tự hỏi: Liệu có phải do tiêu đề chưa đủ hấp dẫn? Làm cách nào để cải thiện? Trên bề mặt là tôi đang suy ngẫm và phản ánh, nhưng thực tế là có một chấp trước không dễ nhận diện được ẩn giấu trong tâm tôi.

Hóa ra cảm giác mất mát này nguyên là do tâm danh lợi đang tác oai tác quái. Tôi kỳ vọng bài viết của mình được tái bản và được nhiều người biết đến. Đây chẳng phải là tâm cầu danh, là nhân tâm mà một người tu luyện cần phải tu bỏ hay sao?

Trong tu luyện nếu có một chấp trước nào đó chưa được loại bỏ thì đó sẽ là sơ hở và có thể trở thành một vấn đề lớn. Cho dù ở các phương diện khác tu tốt đến đâu, hoặc đã làm được những việc gì thì vẫn không thể thay thế cho những phương diện chưa tu tốt. Chỉ cần một phương diện chưa đạt tiêu chuẩn thì có thể sẽ bị tà ác lợi dụng để bức hại chúng ta.

Khi tôi nhận thức được và tìm ra những chấp trước này – tâm danh lợi, tự cao tự đại, tâm tranh đấu, tâm không muốn nghe người khác chỉ trích, tâm chứng thực bản thân, tâm phàn nàn, tâm tật đố – tôi tự nhủ rằng những chấp trước này không phải là bản thân tôi, nó là do cựu thế lực áp đặt lên tôi và tôi không thừa nhận chúng. Tôi đã dùng chính niệm để thanh trừ bất cứ niệm đầu nào không phù hợp với Pháp. Sau một thời gian, trường không gian của tôi trở nên thuần tịnh hơn, tạp niệm bớt đi nhiều và đầu não trở nên thanh tỉnh hơn.

Khi tôi tiếp tục học Pháp, phát chính niệm, phóng hạ các chủng nhân tâm và bình tĩnh trở lại, tôi đã thẳng thắn thừa nhận với đồng tu rằng trình độ và năng lực của tôi chưa đủ, thỉnh cầu đồng tu tha thứ. Tôi cũng cảm tạ những nỗ lực phó xuất của đồng tu. Bài viết đã được đăng trên các phương tiện truyền thông lớn và phát huy tác dụng cứu người. Đồng tu đó cũng biểu thị cảm ơn tôi, và cô ấy cũng đã tìm ra thiếu sót của mình. Tôi hiểu rằng đồng tu đã bỏ ra rất nhiều công sức sửa lại bản thảo nhiều lần, đều là vì để cứu người.

Con xin cảm tạ Sư phụ! Cảm ơn các bạn đồng tu!

Bản quyền © 2023 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2023/2/24/456993.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2023/3/9/207606.html

Đăng ngày 19-09-2023; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share