Theo phóng viên báo Minh Huệ ở tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc

[MINH HUỆ 22-11-2011] Nhà tù Quảng Nguyên đã trở thành nơi giam giữ và tra tấn các học viên Pháp Luân Công từ năm 2003. Trong vòng bảy năm qua, không một ngày nào mà không có học viên bị tra tấn. Dưới đây là một vài ví dụ điển hình:

Chân tướng của sự vụ “3.18” xảy ra khi công an ở Nhà tù Quảng Nguyên liên kết với tù nhân tra tấn các học viên

Ngày 18 tháng 3 năm 2009, công an ở Nhà tù Quảng Nguyên liên kết với nhiều tù nhân hình sự để dùng bạo lực tra tấn các học viên Pháp Luân Công. Nhà tù không thật sự tiếp tay cho tội phạm hình sự. Thay vào đó, nó tạo ra những chứng cứ giả để coi đó là một vụ “gây rối”. Kết quả là, Viện kiểm sát tỉnh Tứ Xuyên đã chỉ đạo cho Viện kiểm sát thành phố Quảng Nguyên đi sâu vào điều tra. Sau khi điều tra và thu thập chứng cứ từ nhiều nguồn khác nhau, có thông tin xác nhận rằng công an đã kết hợp với tù nhân gây ra tội ác khi họ tra tấn dã man các học viên. Đến ngày hôm nay, kể cả Viện kiểm sát thành phố Quảng Nguyên và Viện kiểm sát thị trấn Doanh Sơn đều không hề có kết luật liên quan đến việc điều tra “sự vụ 3.18”, và những kẻ phạm pháp thì vẫn ở ngoài vòng pháp luật.

Trưa ngày 18 tháng 3 năm 2009, được lính canh Lý Sâm Tuyền ở khu số 3 thuộc Nhà tù xúi giục, các phạm nhân Dương Đào Nguyên, Mã Thành, Đổng Bình và Dương Cương đã nhốt ông Nhiễm Thông Nghị, một người đã hơn 60 tuổi, vào một phòng nhỏ ở tầng hai thuộc khu nhà tù. Các phạm nhân đã đóng chặt cửa sổ lại trước khi họ làm cái gọi là “chuyển hóa giáo dục”, gây áp lực bắt ông Nhiễm phải viết ba tuyên bố từ bỏ Chân – Thiện – Nhẫn. Ông Nhiễm liên tục nói với họ về sự mỹ diệu của Pháp Luân Đại Pháp. Những người này đã nhiều lần tát vào mặt ông, sau đó còn đấm và đá ông. Họ cũng kéo tay, chân và cổ ông. Hậu quả là, ông đã rơi vào tình trạng nguy kịch.

2005-3-19-clz-06.jpg
Miêu tả lại tra tấn: Đánh đập dã man.

Lúc 3 giờ chiều, những học viên biết việc ông Nhiễm đang bị tra tấn, đã thông báo việc đó cho Lý Sâm Tuyền, yêu cầu những hành vi phạm tội này phải được điều tra một cách kịp thời. Lý Sâm Tuyền đã hoàn toàn lờ họ đi và chạy đến sân bóng với quả bóng rổ. Những phạm nhân đã tra tấn ông Nhiễm đều rất tự hào đứng trước mặt trưởng khu Hà Bân và lính canh Lý Sâm Tuyền ở sân bóng. Phạm nhân Dương Cương đã nói với họ “Cám ơn các cán bộ vì đã cho chúng tôi cơ hội này để lập công và được thực hành những kỹ năng của chúng tôi. Ông Nhiễm đã được chỉnh đốn lại và phải chịu nhiều đau đớn.” Trong khi ông ta nói chuyện, phạm nhân Đổng Bình đã đẩy học viên Mẫn Cần Quân ngã xuống sân bóng. Nhiều phạm nhân đã xông vào đánh ông Mẫn lúc ông đang nằm trên sân. Hà Bân đã đẩy học viên Từ Vệ Đông, người bị một phạm nhân truy đuổi tới nhóm này, vừa la hét rồi đánh ông một cách dã man “Ông sẽ bị đánh đến chết và nó sẽ được tính là không có chuyện gì xảy ra!” Lý Sâm Tuyền sau đó đã ném mạnh quả bóng rổ vào người ông Từ, nhưng nó lại đập vào mặt của Hà Bân. Mắt kính của ông ta rơi ra, mũi ông ta bị chảy máu và tay ông ta bị chấn thương. Chỉ đến khi đó thì bạo lực mới kết thúc.

2010-7-15-minghui-persecution-electric-batons--ss.jpg
Miêu tả lại tra tấn: Sốc điện bằng dùi cui điện

Tuy nhiên, lính canh Lý Sâm Tuyền, Phùng Văn Giai và Dương Tương Hòa ngay lập tức đẩy ông Mẫn Cần Quân vào phòng “chuyển hóa” để tiếp tục tát vào mặt ông và tra tấn ông bằng dùi cui điện. Người ông chảy nhiều máu và da thịt của ông có mùi khét sau khi bị sốc điện vào nhiều bộ phận trên cơ thể bằng dùi cui điện.

Lúc 7 giờ tối ngày 18 tháng 3, bí thư đảng ở khu số 3, Cẩu Kiến Phong, đã mở một cuộc họp, nơi ông ta cố ý đổi trắng thay đen để vu khống Pháp Luân Công, thông báo rằng hành vi bạo lực trong giai đoạn này là “Quấy rối Pháp Luân Công” (Thực tế, trong toàn bộ sự vụ “3.18” khi công an liên kết với tù nhân tra tấn các học viên, những người trung thành với đức tin của họ vào Chân – Thiện –Nhẫn mà không có yếu tố bạo lực nào cả.) Ông ta tuyên bố rằng đây sẽ là việc được “nghiêm túc xử lý”. Kết quả là ông Từ Vệ Đông, ông Dương Chính Minh, và ông Mẫ Cần Quân đều bị giam cầm một cách bất công ở những xà lim nhỏ trong một tháng (có ba xà lim biệt giam ở khu số 3). Ông Đào Uyên và ông Bành Bách Đinh (người có mẹ bị tra tấn đến chết vào năm 2008 tại Trại lao động cưỡng bức nữ Nam Mộc Tự ở tỉnh Tứ Xuyên) đã bị công an đánh đập dã man. Ông Đào bị còng tay vào một cái cột ở sân bóng rổ đến tận nửa đêm và đã bất tỉnh nhiều lần bởi những vết thương trong lúc giam cầm. Có hơn 20 học viên khác ở Khu số 3 đã bị nhiều phạm nhân vây quanh. Các học viên không được phép tham gia bất kỳ hoạt động nào, nói chuyện với người khác, gửi thư, nhận quà, hay gọi điện thoại. Nhiều học viên bị giam ở Quảng Nguyên không được gặp gia đình hay gọi điện thoại về nhà. Ông Từ Vệ Đông là một ví dụ. Ông không được gặp gia đình trong bảy hay tám năm. Ông Từ Lãng Chu được gọi về nhà chỉ một lần trong sáu năm. Mẹ ông Từ Lãng Chu, người đã hơn 70 tuổi, đã đến Nhà tù Quảng Nguyên sáu lần để gặp con trai, nhưng bà luôn bị đuổi đi.

Ông Đào Uyên bị nhiều chấn thương nghiêm trọng do bị một công an đánh vào ngày 18 tháng 3. Chiều ngày 20 tháng 3, công an lại bắt ông vác các cọc xi măng. Ông đã bị ngất và các cọc xi măng ông vác trên vai đã đổ vào người ông. Ông bị gãy sáu cái đốt sống, đầu ông bị chảy nhiều máu.

Trên đây là sự thật về “vụ quấy rối 3.18” xảy ra ở Nhà tù Quảng Nguyên vào năm 2009. Đến bây giờ, ngoại trừ việc được chỉ đạo tiến hành “điều tra thêm”, còn Viện kiẻm sát Quảng Nguyên hay Viện kiểm sát thị trấn Doanh Sơn không đưa ra bất kỳ kết luận nào liên quan đến vụ việc “3.18”. Họ cũng không điều tra hay đưa những kẻ phạm tội ra công lý. Họ cũng không sửa lại những lời buộc tội giả mạo với Pháp Luân Công.

Những gì xảy ra tại Nhà tù Quảng Nguyên vào thứ Hai, ngày 20 tháng 7 năm 2009.

Hai tù nhân Hướng Thành và Lý Bình đã đánh dã man và tát vào mặt ông Vương Hoài Phú, người đã hơn 60 tuổi, với lý do là ông có mang các cuốn kinh văn mới. Sau đó, để tranh công và giảm hình phạt, họ đã báo cáo: “Vương Hoài Phú và ông Tăng Cách Bình khó giám sát.” Hà Bân nói với hai tù nhân này “Khi họ (đề cập đến các học viên Pháp Luân Công) khó xử lý, thì tra tấn họ!” Lý Sâm Tuyền cũng nói thêm “Hãy theo sự chỉ đạo của ôn Hà. Sau khi tra tấn họ đến chết, hãy hỏa táng thi thể họ”.

Theo sự xúi bẩy, Hướng Thành, Đổng Bình và Đặng Hứa lúc đầu đã đến khu nhà giam để làm cái gọi là chuyển hóa cưỡng bức. Họ buộc ông Vương Hoài Phú phải ngồi trên một cái ghế nhỏ trong ba ngày đêm. Họ không cho ông đứng lên, đi lại, nhắm mắt hay ngủ. Các tù nhân cũng la mắng và lăng mạ ông bằng những từ ngữ thô tục. Tuy nhiên ông Vương vẫn bình tĩnh và không viết ba tuyên bố để từ bỏ tu luyện. Hướng Thành, Đổng Bình, Đặng Hứa, Lý Bình, và Vương Kiến Hùng đã đập đầu ông Vương vào tường lúc 3 giờ sáng. Sự ngược đãi và chửi mắng của họ đã đánh thức cả khu nhà giam. Ông Vương ngã gục trong những tiếng kêu thét thảm khốc.

Vào thứ Tư ngày 22 tháng 7, các tù nhân Dương Lôi, Lưu Quang Toàn, Phương Quang Quân, bị Lý Sâm Tuyền quản lý, đã bắt ông Tăng Cách Bình đứng dưới ánh nắng mặt trời nóng bức trong bốn ngày. Ông Tăng thậm chí còn không được lau mồ hôi và bụi ở trên mặt và trên kính ông đeo. Nếu họ thấy ông đang lau mặt, Lưu Quang Toàn và Phương Quang Quân sẽ chạy đến kéo tay ông và tát vào mặt ông nhiều lần. Họ hét lên “Đây là chỉ thị từ các cán bộ, và ông không được cử động!” Người ông Tăng bị mất nước nên ông bất tỉnh, nhưng ông vẫn kiên định tin vào Pháp Luân Công.

Vào thứ Bảy, ngày 25 tháng 7, lúc 6 giờ chiều, bị Lý Sâm Tuyền xúi giục, tù nhân Dương Lôi, Lưu Quang Toàn, Phương Quang Quân đã đánh ông Tăng Cách Bình. Sau bốn ngày phải đứng dưới ánh nắng, người ông Tăng rất yếu. Nhưng các tù nhân vẫn đẩy ông ngã xuống sàn và đánh ông dã man. Bàn tay của tù nhân Lưu Quang Toàn đã đập vào sàn xi măng trong lúc ông ta đánh ông Tăng, khiến ông ta không thể cử động được sau khi nhận sự trừng phạt này. Ông Tăng đã bị bất tỉnh khi Phương Quang Quân dựng ông dậy, Tô Ba và Dương Lôi vẫn tiếp tục đánh ông. Dù họ phát hiện ông không phản ứng gì trong nhiều lần, nhưng họ vẫn tiếp tục chửi mắng và tát vào mặt ông. Họ cũng dùng thuốc lá để đốt mặt và hai chân của ông nhưng ông không có phản ứng. Sau đó họ chạy đi tìm Hướng Thành và La Thiệu Dũng để mang ông Tăng về khu trại giam. Trông thấy sự ngược đãi tàn khốc này, nhiều tù nhân ngay lập tức đã báo cáo với trực ban, nhưng không ai đến điều tra, xử lý hay cứu chữa cho ông Tăng. Mãi đến 9 giờ sáng ngày 27, ông mới được đưa đi chữa trị, sau khi khám qua loa, họ đưa ông quay về khu trại giam.

Những biện pháp mà nhà tù đã áp dụng ngay tối hôm đó gồm:

1. Để ngăn không cho thông tin ông Tăng Cách Bình bị tra tấn lan truyền ra ngoài, nhiều tù nhân được lính canh chỉ đạo đã bật thiết bị báo động một giờ sớm hơn lịch.
2. Khi ông Tăng mới hồi phục một chút, vào ngày thứ Sáu, 21 tháng 8, lính canh và tù nhân lại một lần nữa nhốt ông vào phòng giam ở tầng ba khu trại giam và tiếp tục tra tấn ông.

Nhà tù Quảng Nguyên: Hòm thư số 104, thành phố Quảng Nguyên, tỉnh Tứ Xuyên, mã bưu điện: 628019
Ngụy Thành Kiến, trưởng trại giam
Lý Kiến, chính ủy
Tạ Bình, quản giáo
Diêu Bảo Thành, bí thư khu số 2
Cẩu Kiến Phong, bí thư khu số 3
Đặng Bồi Tân, trưởng khu quản giáo
Hà Tân, phó khu quản giáo
Lý Sâm Tuyền, Dương Tương Hòa, Phùng Văn Giai, lính canh khu số 3
Chiêm Duy Dân, quản giáo phụ trách khu số 4
Phòng ban phụ trách điều tra Nhà tù Quảng Nguyên: Viện kiểm sát Doanh Sơn
Lý Kiến dân, bí thư ở Viện kiểm sát.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2011/11/22/四川省广元监狱恶警教唆犯人凶残施暴-249695.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2011/12/16/130159.html
Đăng ngày 6-1-2012; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share