Bài viết của học viên Pháp Luân Công bên ngoài Trung Quốc

[MINH HUỆ 15-07-2023] Ngày 20 tháng 7 năm 2023 ghi dấu tròn 24 năm từ khi Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) bắt đầu bức hại Pháp Luân Công. Mới đây, các học viên Pháp Luân Công tại 43 quốc gia đã đệ trình một danh sách các thủ phạm bức hại mới lên chính phủ nước sở tại của họ, kêu gọi chính phủ buộc những cá nhân này phải chịu trách nhiệm về cuộc bức hại Pháp Luân Công ở Trung Quốc. Các học viên đề nghị chính phủ nước mình cấm nhập cảnh và phong tỏa tài sản của các thủ phạm cũng như người nhà của họ.

43 quốc gia này bao gồm:

  • Liên minh Ngũ Nhãn (Five Eyes), bao gồm Hoa Kỳ, Canada, Vương quốc Anh, Úc và New Zealand; và
  • Tất cả 27 quốc gia trong Liên minh Châu Âu, bao gồm Đức, Pháp, Ý, Tây Ban Nha, Hà Lan, Ba Lan, Thụy Điển, Bỉ, Ireland, Áo, Đan Mạch, Romania, Cộng hòa Séc, Phần Lan, Bồ Đào Nha, Hy Lạp, Hungary, Slovakia, Bulgaria, Luxembourg, Croatia, Litva, Slovenia, Latvia, Estonia, Síp, Malta; và
  • 11 quốc gia ở Châu Á, Châu Âu và Châu Mỹ, bao gồm Nhật Bản, Hàn Quốc, Indonesia, Thụy Sĩ, Na Uy, Liechtenstein, Israel, Mexico, Colombia, Chile và Dominica. Trong số đó, đây là lần đầu tiên Litva tham gia sáng kiến liên hợp ​​này.

Mọi thủ phạm trong danh sách mới nhất này đều đã tham gia vào cuộc bức hại Pháp Luân Công ở Trung Quốc. Toàn bộ thông tin về các hoạt động phạm tội của những thủ phạm này được tổng hợp từ các báo cáo của Minh Huệ Net (Minghui.org). Cách đây vài năm, các quan chức Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cho biết thông tin do các học viên Pháp Luân Công cung cấp trong quá khứ là nhất quán và đáng tin cậy, việc trình bày thông tin này là biểu mẫu cho các tổ chức khác. Các báo cáo thường niên của chính phủ Hoa Kỳ về nhân quyền hoặc tự do tôn giáo quốc tế thường trích dẫn trực tiếp số liệu thống kê từ Minh Huệ Net (về số người chết do bị bức hại và số học viên bị kết án và giam giữ), cũng như thông tin về các trường hợp cụ thể.

Tương tự như các danh sách đã được đệ trình trước đây, danh sách thủ phạm mới bao gồm các quan chức ĐCSTQ ở các cấp chính quyền và từ một số ban ngành ở khắp các khu vực đóng nhiều vai trò khác nhau trong cuộc bức hại Pháp Luân Công. Sau đây là một số trường hợp.

  • Phạm Lý Băng (范履冰): Cục trưởng Cục Quản lý Trại giam Bộ Tư pháp, nguyên Bí thư Đảng ủy Học viện Cảnh sát Tư pháp Trung ương (Học viện Luật sư Quốc gia), nguyên Giám đốc Văn phòng Nghiên cứu Bộ Tư pháp (Giám đốc Văn phòng Viện Nghiên cứu Tư pháp), và Chủ tịch tạp chí ‘Tư pháp Trung Quốc’.
  • Lý Như Lâm (李如林): Chủ tịch Hiệp hội Luật Chống Tham nhũng Trung Quốc, nguyên Phó Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao, nguyên Ủy viên Ban Lãnh đạo ĐCSTQ và Vụ trưởng Vụ Chính trị Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao, nguyên Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao, nguyên Cục trưởng Cục Quản lý Lao động Cải tạo của Bộ Tư pháp.
  • Lưu Gia Nghĩa (刘家义): Ủy viên Ban Thường vụ kiêm Trưởng ban Đề án của Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân Trung Quốc khóa 14, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Sơn Đông.
  • Diệp Hàn Băng (叶寒冰): Phó Tỉnh trưởng tỉnh Tứ Xuyên, Giám đốc Sở Công an tỉnh, Bí thư Đảng ủy, Phó Bí thư Ủy ban Chính trị và Pháp luật (PLAC) Tỉnh ủy, nguyên Phó Giám đốc Công an Tỉnh Chiết Giang, nguyên Phó Bí thư PLAC thành phố Hàng Châu, nguyên Bí thư Đảng ủy, Giám đốc kiêm Chánh thanh tra Sở Công an Thành phố Hàng Châu.
  • Lý Thành Lâm (李成林): Phó Tỉnh trưởng Tỉnh Sơn Tây, Phó Bí thư PLAC Tỉnh Sơn Tây, Giám đốc Sở Công an Tỉnh Sơn Tây, Viện trưởng Viện Kiểm sát Tỉnh Liêu Ninh, nguyên Ủy viên Ban Kiểm sát của UBND Tỉnh Liêu Ninh, nguyên Phó Bí thư Ban lãnh đạo Đảng và Phó Chánh án Tòa án cấp cao Tỉnh Cát Lâm.
  • Du Khuyến Vinh (游劝荣): Bí thư Ban Lãnh đạo Đảng, Phó Chủ tịch, Quyền Chủ tịch Tỉnh Hồ Bắc, Chánh án Tòa án Tối cao Tỉnh Hồ Bắc, Ủy viên Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Hồ Bắc, nguyên Viện trưởng kiêm Bí thư Đảng ủy Viện Kiểm sát Tỉnh Hồ Nam, nguyên Phó Bí thư Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Hồ Nam.
  • Trương Nghị (张毅): Bí thư Ban lãnh đạo Đảng kiêm Viện trưởng Viện Kiểm sát Tỉnh Hải Nam, Phó Bí thư Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy, nguyên Bí thư Đảng ủy kiêm Giám đốc Sở Tư pháp Tỉnh Cát Lâm, nguyên Chính ủy Thứ nhất Cục Quản lý Trại giam Tỉnh Cát Lâm, nguyên Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy kiêm Bí thư Hội đồng Kỷ luật Bộ Tư pháp, nguyên Phó Vụ trưởng Vụ Pháp chế Bộ Tư pháp.
  • Đàm Tôn Hoa (谭尊华): Thanh tra cấp một Cục Quản lý Trại giam Hắc Long Giang, nguyên Ủy viên Đảng ủy Sở Tư pháp Tỉnh Hắc Long Giang, Phó Bí thư Đảng ủy kiêm Cục trưởng Cục Quản lý Trại giam Tỉnh Hắc Long Giang.
  • Y Kiến Dân (伊建民): Ủy viên Đảng ủy Sở Tư pháp Tỉnh Hắc Long Giang, Bí thư Đảng ủy, Cục trưởng Cục Quản lý Nhà tù Tỉnh Hắc Long Giang.
  • Lý Nghĩa Long (李义龙): Phó Bí thư Thành ủy Vũ Hán, Bí thư PLAC Tỉnh Vũ Hán, nguyên Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy Vũ Hán, Bí thư Đảng ủy kiêm Giám đốc Sở Công an Thành phố Vũ Hán, nguyên Phó Giám đốc Công an Tỉnh Hồ Bắc kiêm Trưởng phòng Chính trị Công an Tỉnh Hồ Bắc, nguyên Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy Ngạc Châu Tỉnh Hồ Bắc, cựu Bí thư Đảng ủy UBND Thành phố Ngạc Châu, và cựu Giám đốc Sở Công an Thành phố Ngạc Châu, tỉnh Hồ Bắc.
  • Tiết Trường Nghĩa (薛长义): Ủy viên Ban Lãnh đạo Đảng, Phó Trưởng Công tố, Ủy viên Ủy ban Kiểm sát, Kiểm sát viên cấp cao Viện Kiểm sát Tỉnh Hà Nam, nguyên Viện trưởng Viện Kiểm sát Thành phố Nam Dương, tỉnh Hà Nam.
  • Lý Cường (李强): Phó Tỉnh trưởng Cam Tư thuộc tỉnh Tứ Xuyên, Bí thư Đảng ủy kiêm Chánh thanh tra Sở Công an Cam Tư, Phó Bí thư Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Cam Tư, nguyên trưởng Phòng An ninh Nội địa của Sở Công an Tỉnh Tứ Xuyên.
  • Đổng Khai Đức ( 董开德): Phó Bí thư của PLAC Thẩm Dương, cựu Giám đốc Sở Tư pháp Thành phố Thẩm Dương, và Giám đốc Quản lý Nhà tù Thẩm Dương.
  • Điền Chí (田志): Quản giáo của Nhà tù Đông Lăng ở thành phố Thẩm Dương, và cựu Giám đốc Trung tâm Cai nghiện Ma túy Trương Sỹ ở Thẩm Dương.
  • Tần Khắc Bình (秦克平): Quản giáo kiêm Chính ủy Nhà tù Giao Châu, tỉnh Tứ Xuyên.
  • Lạc Giang Đào (骆江涛): Chủ nhiệm Ban Chính trị của Nhà tù Giao Châu, tỉnh Tứ Xuyên, và nguyên Trưởng ban Cải cách Giáo dục của Nhà tù Giao Châu.
  • Thiệu Lăng (邵凌): Trưởng phòng Cải tạo Giáo dục Nhà tù Giao Châu, tỉnh Tứ Xuyên.

Các quan chức thủ phạm cấp trung và cấp thấp hơn không được đưa vào danh sách này.

Bộ Ngoại giao và Bộ Tài chính Hoa Kỳ chịu trách nhiệm xem xét và thực hiện các biện pháp trừng phạt đối với những thủ phạm nhân quyền. Hàng năm, hai cơ quan này tổ chức một hoặc hai cuộc họp với các nhóm tôn giáo và tổ chức nhân quyền liên quan để chia sẻ thông tin cập nhật về chính sách và tiến độ công việc. Cuộc họp nào các học viên Pháp Luân Công cũng tham gia. Hai cơ quan này cũng yêu cầu các tổ chức phản hồi và trả lời các câu hỏi.

Trong một cuộc họp hồi tháng Hai năm nay, các quan chức chính phủ Hoa Kỳ cảm ơn các tổ chức phi chính phủ vì đã báo cáo các thủ phạm cho họ, và bày tỏ niềm tin rằng sự hợp tác giữa chính phủ Hoa Kỳ và các tổ chức dân sự trong việc trừng phạt thủ phạm là độc đáo và hiệu quả. Họ cũng tuyên bố rằng các biện pháp trừng phạt như vậy là công cụ chủ đạo để chính phủ Hoa Kỳ kiềm chế các vi phạm nhân quyền ở nước ngoài. Ngoài ra, nhiều luật có thể được sử dụng để chống lại những kẻ vi phạm nhân quyền.

Khi nhiều quốc gia ngày càng hiểu hơn về tội ác của ĐCSTQ, họ đã lưu ý nhiều hơn đến các quan chức ĐCSTQ và các cá nhân thân cộng trong khi tiến hành các biện pháp mang tính pháp lý nhằm chống lại họ. Chẳng hạn, vào tháng Tư năm nay, Bộ Tư pháp Hoa Kỳ đã bắt giữ hai đặc vụ của ĐCSTQ và cáo buộc họ tội bức hại các học viên Pháp Luân Công và những người bất đồng chính kiến khác ​​ở Hoa Kỳ theo lệnh của ĐCSTQ. Điều này bao gồm cả việc tham gia vào việc lập kế hoạch cho cuộc đàn áp xuyên quốc gia do Bộ Công an của ĐCSTQ phát động, và việc đăng các bài báo phỉ báng Pháp Luân Công. Vào tháng 5, Bộ Tư pháp Hoa Kỳ đã bắt giữ hai nhà lãnh đạo ĐCSTQ ở Los Angeles, cáo buộc họ hoạt động như các đặc vụ ĐCSTQ chưa đăng ký ở Hoa Kỳ, cùng hành vi hối lộ các quan chức chính phủ Hoa Kỳ cũng như tham gia vào tội ác chống lại các học viên Pháp Luân Công tại Hoa Kỳ.

Việc bức hại các học viên Pháp Luân Công dưới bất kỳ hình thức nào đều là phi pháp và thủ phạm sẽ phải chịu trách nhiệm. Tại bài viết này, chúng tôi một lần nữa cảnh báo những thủ phạm bức hại không nên mạo hiểm vì sớm muộn gì các vị cũng sẽ bị đưa vào danh sách trừng phạt ở các quốc gia dân chủ. Hãy ngừng hợp tác và thực hiện chính sách bức hại, và không chặn đường bản thân và người nhà trong việc đi du lịch, học tập, kinh doanh hoặc định cư ở một đất nước tự do trong tương lai. Những người chưa tham gia vào cuộc bức hại nên tránh làm như vậy, trong khi những người đã tham gia nên bù đắp cho những tổn thất mà mình đã gây ra cho các học viên Pháp Luân Công.

Trong trận chiến giữa thiện và ác, mỗi cá nhân đều phải đối mặt với sự thử thách lương tâm và lựa chọn của mỗi người sẽ quyết định tương lai của họ. Các thủ phạm của cuộc bức hại, bao gồm các cá nhân trong các cơ quan thực thi pháp luật, công tố viên, thẩm phán và lính canh của các cơ sở giam giữ, có trách nhiệm bảo vệ và duy trì công lý cho những người vô tội. Song, dưới sự chỉ đạo của Phòng 610, họ đã tuân theo chính sách bức hại để làm hại những công dân Trung Quốc vô tội. Khi đến ngày ĐCSTQ phải chịu trách nhiệm về những tội ác của nó đối với các học viên Pháp Luân Công, họ sẽ bị đưa ra công lý.

Mọi nội dung đăng trên trang web này thuộc bản quyền của trang web Minh Huệ (Minghui.org). Khi sử dụng lại vì mục đích phi lợi nhuận, vui lòng ghi rõ nguồn ở đầu bài đăng hoặc tác phẩm (Theo bài viết của trang Minh Huệ…), sau đó dẫn đường link bài gốc của Minh Huệ. Trường hợp sử dụng với mục đích thương mại, vui lòng liên hệ với Ban Biên tập về thủ tục ủy quyền.


Bản tiếng Hán: https://big5.minghui.org/mh/articles/2023/7/15/462998.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2023/7/16/210326.html

Đăng ngày 17-07-2023; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share